HOẠT ĐỘNG : LÀM QUEN VĂN HỌC CHỦ ĐÊ: PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG Đề tài: THƠ: ĐÈN GIAO THÔNG Độ tuổi: 3 -4 tuổi Giáo viên: Lê Thị Thắm
Ngày đăng: Lượt xem:
HOẠT ĐỘNG : LÀM QUEN VĂN HỌC
CHỦ ĐÊ: PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG
Đề tài: THƠ: ĐÈN GIAO THÔNG
Độ tuổi: 3 -4 tuổi
Giáo viên: Lê Thị Thắm
I. Mục đích yêu cầu :
1. Kiến thức:
– Trẻ đọc thuộc bài thơ “ Đèn giao thông ” và đọc diễn cảm
– Trẻ nghe hiểu nội dung bài thơ
2. Kỹ năng:
– Rèn kỹ năng đọc thơ rõ ràng, diễn cảm
– Rèn kỹ năng trả lời trọn câu
3. Giáo dục:
– Trẻ đi đúng luật giao thông.
II. Chuẩn bị:
– Giáo án
– Tranh 3D bài thơ “Hoa kết trái”
– Mô hình bài thơ “Hoa kết trái”
– Mũ các loài hoa trong bài thơ
– Các loại hoa
– Nhạc “Hoa lá mùa xuân”, “Hoa kết trái”
III. Tiến hành hoạt động :
1. Hoạt động mở đầu:
– Cho trẻ hát bài “ Em đi qua ngã tư đường phố”
– Các con vừa hát bài hát gì vậy?
– Vậy đi qua ngã tư đường phố con thấy gì?
2. Hoạt động nhận thức:
* Giới thiệu:
– Cô giới thiệu: Các con ơi đèn xanh, đèn đỏ, đèn vàng cũng chính là nội dung của bài thơ mà hôm nay cô sẽ dạy cho các con bài thơ “ Đèn giao thông” của tác giả Mỹ Trang.
3. Cung cấp kiến thức
+ Lần 1: Cô đọc thơ diễn cảm, kết hợp điệu bộ
– Vừa rồi các con được nghe bài thơ gì? Tác giả nào?
+ Lần 2: Cô đọc thơ diễn cảm, kết hợp tranh
+ Lần 3: Trích dẫn tranh, giảng từ khó.
* Đoạn 1: “ Từ đầu…………tông nhau”
+ Đoạn thơ này muốn nói khi đi đường phải chú ý các loại đèn và đi cho đúng luật.
* Giải thích từ khó:
-“tín hiệu”: có nghĩa là báo hiệu của đèn giao thông bật sáng ở ngã tư đường phố
* Đoạn 2: “ Còn lại”
+ Đoạn thơ này muốn nhăc nhở các cháu phải biết luật giao thông đấy các con.
* Đàm thoại: Câu hỏi dự kiến
+ Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? Tác giả nào?
+ Đèn giao thông có mấy màu? Là những màu gì?
+ Khi đi qua đường các con nhớ chú ý điều gì? ( đèn tín hiệu giao thông)
+ Khi nào thì các con được đi?
+ Khi đèn vàng bật thì đi như thế nào?
+ Khi đèn đỏ bật thì làm sao?
+ Bài thơ dặn bé đi đường phải như thế nào?
+ Giáo dục: Các con ơi khi đi qua ngã tư đường phố các con nhớ chú ý đèn giao thông, khi nào đèn xanh bật sáng mới được qua đường nhớ chưa nào.
*Trẻ đọc thơ:
– Cô hướng dẫn và rèn trẻ đọc thơ diễn cảm qua nhiều hình thức: Lớp, tổ, nối tiếp, luôn phiên, nhóm, cá nhân (cô sửa sai)
* Trò chơi luyện tập:
*Trò chơi: Ô tô về bến
+ Cách chơi: Cô nói: “Ô tô xuất phát”, trẻ làm động tác lái ô tô, miệng kêu “Bim bim …” và chạy. Cô giơ tín hiệu đèn đỏ, trẻ dừng lại. Cô chuyển tín hiệu đèn xanh trẻ tiếp tục chạy.Cô giơ tín hiệu màu vàng thì chạy chậm lại.
+Luật chơi: Trẻ biết về luật giao thông, chạy và dừng lại theo đúng tín hiệu, ai sai sẽ nhảy lò cò quanh lớp.
– Cô nhận xét và tuyên dương trẻ sau trò chơi.
4. Kết thúc hoạt động:
– Cho trẻ đọc lại bài thơ “ Đèn giao thông ”