Website Trường Mầm Non Đại Hiệp – Đại Lộc – Quảng Nam

1. Tên sáng kiến1: Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi phát huy tính tích cực, sáng tạo trong các hoạt động” GV: Nguyễn Thị Xuân Hương

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi:
– Phòng Giáo dục và Đào tạo Đại Lộc;
– Hội đồng Sáng kiến cấp cơ sở.
Tôi (chúng tôi) ghi tên dưới đây:
TT Họ và tên Ngày tháng năm sinh Nơi công tác Chức danh Trình độ chuyên môn Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến
1 Nguyễn Thị Xuân Hương 20/09/1988 MN Đại Hiệp Giáo viên ĐHSPMN 100%
Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến2: “Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi phát huy tính tích cực, sáng tạo trong các hoạt động ”
– Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến3: Nguyễn Thị Xuân Hương
– Lĩnh vực áp dụng sáng kiến4: Lĩnh vực phát huy tính tích cực, sáng tạo trong các hoạt động cho trẻ mẫu giáo Lớn trong trường mầm non
– Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 22/9/2022
– Hồ sơ đính kèm:
+ Báo cáo sáng kiến.
+ Các tài liệu, giấy tờ, hình ảnh liên quan (nêu cụ thể, nếu có).
Chúng tôi/ tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Đại Hiệp, ngày 15 tháng 03 năm 2023
Người nộp đơn

Nguyễn Thị Xuân Hương

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BÁO CÁO SÁNG KIẾN

1. Tên sáng kiến1: Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi phát huy tính tích cực, sáng tạo trong các hoạt động”
2.Mô tả bản chất của sáng kiến7:
Trẻ mầm non là lứa tuổi rất thích tìm tòi và khám phá mọi vật xung quanh. Bằng trải nghiệm thực tế “Chơi mà học, học bằng trải nghiệm”, hoạt động này đã tạo cho các bé niềm hứng thú tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh. Khi va chạm với các tình huống trong thực tế, trẻ sẽ dễ dàng thể hiện cảm xúc tích cực, những kỹ năng xử lý; từ đó bộc lộ những điểm mạnh, yếu của trẻ mà khi học trong môi trường lý thuyết, sách vở rất ít khi có được. Vì thế phát huy tính tích cực, sáng tạo cho trẻ khi tham gia vào các hoạt động thông qua các hoạt động thực hành, trải nghiệm thực tế sẽ giúp trẻ khám phá được nhiều điều mới lạ. Hoạt động thực hành, trải nghiệm vừa giúp trẻ mạnh dạn trong giao tiếp, vừa giúp giáo viên nhận biết tính cách, sở trường của từng trẻ để điều chỉnh phù hợp trong suốt quá trình hoạt động ở trường của trẻ.
Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm có vai trò quan trọng đối với sự phát triển về thể chất, ngôn ngữ, trí tuệ, tình cảm – kỹ năng xã hội, khả năng thẩm mỹ, sáng tạo của trẻ. Một môi trường sạch sẽ, an toàn, có sự bố trí khu vực chơi và học ngoài trời phù hợp, thuận tiện có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với sự phát triển thể chất của trẻ, mà còn thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo. Đây chính là phương tiện, điều kiện để trẻ phát triển toàn diện về thể chất, ngôn ngữ, trí tuệ, khả năng thẩm mỹ, tình cảm và kỹ năng xã hội, tạo tiền đề vững chắc cho trẻ trước khi vào lớp.
Chính vì thế việc tạo sự hứng thú, phát huy tính tích cực, sáng tạo cho trẻ khi tham gia hoạt động có ý nghĩa quan trọng to lớn mang tính chất quyết định tới sự phát triển là tiền đề cho sự hình thành nhân cách con người, bởi vì: Thông qua các môi trường cô tổ chức trẻ được “Học mà chơi, chơi mà học”, trẻ được cùng nhau tổ chức vui chơi, học tập phối hợp cùng nhau, từ đó giúp trẻ có tính tự giác phát triển tư duy, phát triển khả năng, năng lực của mình.
Chính vì thế, trong năm học 2022-2023 tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ 5- 6 tuổi phát huy tính tích cực, sáng tạo trong các hoạt động”. Thực tế tôi và một số đồng nghiệp đã áp dụng sáng kiến vào lớp mình phụ trách sáng kiến đã mang lại lợi ích thiết thực cho đơn vị mình và đạt hiệu quả trên trẻ rất cao.
2.1. Các bước và cách thức thực hiện giải pháp:
Giải pháp 1: Xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm và Phát huy tính tích cực, sáng tạo của trẻ thông qua các hoạt động
Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ hoạt động là một nhiệm vụ rất cần thiết trong chương trình giáo dục Mầm non hiện nay. Chương trình này sẽ tạo cơ hội cho trẻ được phát triển toàn diện, không chỉ chú trọng tới sự phát triển trí tuệ mà còn nuôi dưỡng tâm hồn, phát triển thể chất và khả năng giao tiếp xã hội của trẻ. Một chương trình tốt là chương trình không chỉ quan tâm tới trẻ “học được cái gì” mà còn chú trọng “học như thế nào”, tức là cho trẻ những trải nghiệm học tập tích cực để phát triển đam mê ham học hỏi của trẻ và khả năng tự học.
Chúng ta biết khai thác khả năng hoạt động của trẻ, tạo mọi cơ hội để trẻ phát triển khả năng khám phá tìm tòi, trải nghiệm những đối tượng nhận thức. Tạo cơ hội cho trẻ thích ứng hòa nhập với cuộc sống xung quanh, gây hứng thú lôi cuốn trẻ vào các hoạt động, tạo tình huống có vấn đề cho trẻ hoạt động đặc biệt là hoạt động nhận thức. Khuyến khích trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động trải nghiệm, tôn trọng sự suy nghĩ sáng tạo của trẻ, không gò ép, áp đặt làm trẻ thụ động. Phối hợp các hoạt động cá nhân và hoạt động theo nhóm đồng thời phối hợp đánh giá thường xuyên của cô giáo và tự đánh giá của trẻ.
Trẻ phát triển tốt về mọi mặt khi được tham gia các hoạt động. Trẻ hoạt động càng tích cực thì sự phát triển của trẻ cả về thể lực lẫn trí tuệ càng nhanh. Giáo viên phải tìm hiểu khả năng của trẻ bằng cách cho trẻ được trao đổi trò chuyện, thảo luận, tự thể hiện và đưa ra ý kiến của mình, theo dõi lắng nghe nắm bắt ý tưởng, nhu cầu, nguyện vọng của trẻ để đưa vào nội dung hoạt động những vấn đề mà trẻ quan tâm, mong muốn khám phá, luôn lấy trẻ làm trung tâm để phát triển khả năng sáng tạo ở trẻ.
Một số hoạt động giáo viên dựa trên ý tưởng của trẻ để xây dựng hoạt động, cô cùng trẻ thảo luận, khai thác ý tưởng nhằm giúp trẻ thực hiện ý tưởng của mình, phát huy khả năng sáng tạo ở trẻ rất cao.
Ví dụ: Giờ học làm quen với toán đề tài: Tạo ra hình hình học bằng các cách khác nhau. Vào đầu giờ học tôi cho trẻ về 3 nhóm chơi trải nghiệm với số đồ chơi như: Que tính, các hình bằng giấy, hình bằng xốp. Sau đó tôi hỏi ý tưởng của mỗi nhóm: Nhóm 1 tạo hình bằng các que tính, nhóm 2 gấp các hình đã có sẵn thành hình mới, nhóm 3 ghép các hình có sẵn tạo thành hình mới. Tôi cho mỗi nhóm nói lên ý tưởng của đội mình, từ đó tôi cùng trẻ khai thác thêm ý tưởng các nhóm và kết luận: Như vậy các con đã tạo ra hình hình học bằng 3 cách: Cách 1: Xếp que tính tạo thành hình, cách 2: gấp hình có sẵn tạo thành hình mới, cách 3: ghép hình có sẵn tạo ra hình mới. Giờ học làm quen với toán trẻ lớp tôi học rất thích thú, phát huy tính ttư duy ở trẻ hiệu quả rất cao.

Hoặc với hoạt động làm quen văn học với đề tài: Kể chuyện sáng tạo. Tôi chuẩn bị một số đồ dùng gần gũi, quen thuộc như hình ảnh ngôi nhà, cây xanh, hoa, lá và một số hình con vật. Tôi cho trẻ về các nhóm thảo luận và kể thành một câu chuyện theo ý tưởng của nhóm mình. Trẻ lớp tôi rất thoải mái, mạnh dạn kể chuyên , đặt biệt là phát triển ngôn ngữ ở trẻ rất tốt.
Khi chúng ta tổ chức các hoat động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm thông qua các ngày hội ngày lễ trong từng kịch bản trẻ sẽ được trải nghiệm thực “Học bằng chơi, học bằng trải nghiệm”, hoạt động này đã giúp cho trẻ niềm hứng thú tích cực sáng tạo, tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh. Khi va chạm với các tình huống trong thực tế, trẻ dễ dàng thể hiện cảm xúc, những kỹ năng xử lý; tạo cho trẻ phân biệt hành động đúng sai rõ ràng. Hoạt động thực hành, trải nghiệm trong lễ hội vừa giúp trẻ mạnh dạn trong giao tiếp, vừa giúp giáo viên nhận biết tính cách, sở trường của từng trẻ để điều chỉnh phù hợp trong quá trình trẻ hoạt động và sáng tạo.
Ví dụ: Tôi cho trẻ tập đóng vai nhân vật trong các câu chuyện, bài thơ :Nàng tiên ốc,Chú dê đen, thỏ bông bị ốm, Mèo đi câu cá…Trẻ rất hứng thú trong vai đóng của mình và thể hiện thành công, làm cho không khí lớp học sôi nổi hẳn lên.
Trong tất cả các hoạt động đều có thể phát huy tính tích cực, sáng tạo ở trẻ, nhưng ở lứa tuổi mầm non trẻ học theo phương châm “Chơi mà học, học bằng chơi”. Để học bằng chơi đạt hiệu quả tốt nhất, trẻ cần có người lớn hỗ trợ, mở rộng những gì trẻ đang hứng thú và đang thực hiện, vì vậy cô giáo có thể hỗ trợ trẻ bằng cách: Đặt những câu hỏi mang tính tư duy, luôn lắng nghe trẻ, hay trò chuyện và giao tiếp với trẻ, khuyến khích trẻ, động viên trẻ và chơi cùng trẻ. Trong các hoạt động ở lớp tôi đều tạo mọi hình thức, mọi cơ hội để phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo ở trẻ.
Thông qua các hoạt động nhằm phát huy tính tích cực sáng tạo của trẻ. Cô luôn dựa trên ý tưởng, khả năng của trẻ để xây dựng hoạt động hoặc cho trẻ chơi trải nghiệm với đồ vật trước khi vào hoạt động để kích thích trẻ chủ động sáng tạo.
Giải pháp 2: Sự đổi mới về phương pháp, nội dung và hình thức tổ chức của giáo viên trong các hoạt động
Để kích thích tính tự giác, tích cực, độc lập của trẻ và tạo hứng thú học tập cho trẻ đòi hỏi ở người giáo viên rất nhiều điều. Trước hết, giáo viên phải có tay nghề vững vàng, phải biết yêu nghề, mến trẻ …Bên cạnh đó, việc lựa chọn nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt động sao cho gây được hứng thú, tích cực ở trẻ là điều hết sức cần thiết. Chẳng hạn, phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm được coi là phương pháp dạy học tích cực, giáo viên nên giao nhiệm vụ tổ chức cho trẻ cùng thảo luận khám khá để tìm ra kiến thức mà trẻ cần đạt ở bài học.
Bên cạnh đó, để phát huy tính tích cực, sáng tạo của trẻ trong các hoạt động, cô giáo cần nêu câu hỏi hoặc các tình huống có vấn đề để tất cả trẻ trong lớp đều phải suy nghĩ và làm việc, một số câu hỏi mở nhằm khuyến khích cách cảm nhận, suy nghĩ riêng, hay trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ. Ví dụ:Ở hoạt động nhận thức tôi dựa vào khả năng của từng trẻ để đặt câu hỏi cho trẻ. Đối với những trẻ nhanh nhẹn, hoạt bát thì tôi đặt câu hỏi khó để trẻ suy nghĩ, tư duy, còn những trẻ chưa mạnh dạn, chưa tự tin thì tôi đặt câu hỏi đơn giản để trẻ có thể trả lời được. Và ở những giờ học sau thì trẻ tự tin khi trả lời.
Khi đặt câu hỏi thì tôi cho trẻ thời gian để suy nghĩ chứ không trả lời thay cho trẻ, như vậy vô tình sẽ kìm hãm khả năng tư duy của trẻ.
Bên cạnh tạo thế giới vật chất cần tạo môi trường không khí vui vẻ, thoải mái đầy tình thương yêu, biểu hiện tình cảm lẫn nhau giữa cô và cháu, nó ảnh hưởng trực tiếp đến tâm tư nguyện vọng của trẻ. Đảm bảo môi trường giao tiếp thân thiện, hoà đồng, ấm cúng, cởi mở giữa giáo viên và trẻ, giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với môi trường xung quanh. Cô giáo luôn luôn dành tình yêu thật sự của mình để cảm hóa thuyết phục và khích lệ trẻ. Quan hệ giữa giáo viên và trẻ phải thể hiện tình cảm yêu thương, thái độ tôn trọng, tin tưởng trẻ, tạo cơ hội cho trẻ bộc lộ những suy nghĩ, tâm tư nguyện vọng của mình. Đặc biệt, giáo viên phải biết linh hoạt sáng tạo, trong tổ chức môi trường hoạt động cho trẻ, làm bổ sung thay đổi các đồ dùng đồ chơi, tận dụng những đồ dùng đồ chơi, nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương sử dụng với nhiều mục đích khác nhau.
Giải pháp 3. Tạo cho trẻ niềm say mê hứng thú và tạo mọi điều kiện kích thích trẻ tham gia hoạt động trải nghiệm khám phá kiến thức:( Giải pháp mang tính mới, hiệu quả)
Ngoài mục đích truyền thụ tri thức cho trẻ, các giờ học phải có một phương pháp giảng dạy phù hợp, sinh động. Để làm được điều đó tôi không chỉ làm chủ kiến thức trong lĩnh vực dạy học của mình mà cần phải có phương pháp sư phạm thích hợp để phát huy tính tính tự giác chủ động sáng tạo phù hợp với trẻ. Vì vậy, vấn đề cơ bản của giáo viên là phải biết khơi gợi niềm say mê, tính tò mò ham hiểu biết của trẻ.
Ví dụ: Trong giờ học khám phá tìm hiểu về một số loại rau. Tôi cho trẻ lớp tôi trải nghiệm quan sát các loại rau ở sân trường, trẻ rất háo hức khi được quan sát, nhìn, tận tay sờ các loại rau quen thuộc mà trẻ được ăn hằng ở trường. Trẻ trò chuyện, thảo luận rất sôi nổi và đặt nhiều câu hỏi với nhau. Hoặc vào hoạt động trọng tâm giáo viên tổ chức cung cấp kiến thức cho trẻ dưới hình thức tổ chức hội thi nhằm gây sự chú ý, kích thích tính thi đua, tích cực tham gia vào hoạt động.

Giáo viên phải biết linh hoạt trong tổ chức môi trường hoạt động cho trẻ, tận dụng những đồ dùng đồ chơi, nguyên vật liệu sẵn có với mục đích khác nhau.
Hoặc ở hoạt động góc thì giáo viên sẽ dựa vào khả năng của trẻ để hỗ trợ định hướng trẻ chọn vai chơi phù hợp. Qua đó trẻ sẽ thoải mái thể hiện những kĩ năng trong quá trình chơi và tạo ra một bầu không khí vui vẻ, phấn khởi khi tham gia chơi ở các góc.
Giáo viên phải biết gợi mở, tạo cho trẻ niềm say mê hứng thú kích thích trẻ tham gia vào các hoạt động trải nghiệm.
Ví dụ: Khi cho trẻ tìm hiểu về các loại hạt, tôi dặn mỗi trẻ đem lên một loại hạt để làm thí nghiệm về sự phát triển của cây. Trẻ thì đem lên hạt đậu xanh, có trẻ thì đem hạt bắp, hạt đậu nành. Có một trẻ thì đem hạt nhãn. Và tôi cho trẻ gieo hạt vào chậu đất và tưới nước vào. Sau vài ngày trẻ rất háo hức muốn xem các hạt của mình đã phát triển như thế nào. Các chậu gieo hạt đậu xanh, hạt bắp, hạt đậu nành đều đã nảy mầm. Chỉ có chậu gieo hạt nhãn là không nảy mầm. Trẻ rất là buồn và hỏi tôi vì sao mà chậu cây của con lại không nảy mầm giống như các bạn. Đây là 1 tình huống bất ngờ và để giải thích cho sự thắc mắc đó tôi đã cho cả lớp xem đoạn video về quá trình sự phát triển của cây nhãn. Trẻ rất thích thú vì đã thỏa mãn được sự tò mò của mình.
Tôi thấy đây là giải pháp mang tính mới lạ, gợi mở niềm say mê hứng thú cho trẻ trải nghiệm . Tôi và các đồng nghiệp của tôi đã áp dụng rất hiệu quả đối với lớp mình, và tôi nghĩ giải pháp này có thể áp dụng cho tất cả các độ tuổi ở trong trường mầm non và đều tạo cho trẻ niềm say mê hứng thú khi tham gia các hoạt động.
Giải pháp 4. Tuyên truyền và phối hợp với Phụ huynh trẻ để phát huy tính tích cực, sáng tạo của trẻ
Việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường là một nhiệm vụ thiết thực, tạo sự liên kết và thống nhất giữa trường mầm non và cha mẹ trẻ về nội dung,phương pháp, cách thức tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ ở lớp cũng như ở gia đình. Đây là điều kiện thuận lợi để nhà trường thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức khoa học chăm sóc, giáo dục trẻ cho các bậc cha mẹ và cộng đồng nhằm giúp trẻ sự phát triển toàn diện cả về thể chất, tinh thần, nhận thức, tình cảm, thẩm mĩ, ngôn ngữ, giao tiếp ứng xử…góp phần thực hiện tốt mục tiêu chăm sóc giáo dục trẻ mà nhiệm vụ năm học đã đề ra.
Giáo viên chúng ta cần phối kết hợp với các bậc phụ huynh hiểu rõ các hoạt động mà trẻ vừa chơi vừa học tại lớp, tại trường. Hằng ngày trẻ đến trường tham gia các hoạt động gì qua thời gian biểu tại lớp, qua trao đổi với Phụ huynh khi đưa đón trẻ và qua nhóm Zalo của lớp, bên cạnh đó Giáo viên cần phối kết hợp với phụ huynh giúp phụ huynh nắm được phương pháp giáo dục trẻ của nhà trường, kịp thời trao đổi phản ánh về hoạt động của trẻ nếu có vấn đề cần giúp đỡ, để cùng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của trẻ ở mọi lúc, mọi nơi.
Nhận thức rõ về điều này, trong năm qua và các nhà trường luôn chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức qua nhiều hình thức như:
+ Trao đổi trực tiếp với phụ huynh giờ đón trả trẻ;
+ Tuyên truyền trao đổi trực tuyến trong các cuộc họp phụ huynh thường kỳ;
+ Tuyên truyền, thông báo kiến thức, cũng cố, ôn lại kiến thức thông qua zalo của nhóm lớp, facebook;
+ Thường xuyên tổ chức cho phụ huynh tham gia vào các hoạt động ngày hội, ngày lễ cùng với trẻ và nhà trường như là ngày hội đến trường của bé, ngày tết trung thu, ngày NGVN 20/11.
+ Khuyến khích phụ huynh tận dụng các nguyên vật liệu phế thải để làm đồ dùng, đồ chơi cho các cháu.
Ví dụ như: Bố cháu Duy lớp tôi làm nghề thợ mộc , tôi đã nhờ anh đóng góp một ít khối gỗ để trẻ ghép nhà, ghép xe ô tô. Hay là mẹ của cháu Hoài An thì làm thợ may và đã tặng cho lớp một số rối tay, quần áo búp bê từ các vải vụn để trẻ chơi ở các góc. Qua đó phụ huynh hiểu rõ hơn công việc của người giáo viên và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt công việc của mình.
2.2 Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết (nếu là giải pháp cải tiến giải pháp đã biết trước đó tại cơ sở):
*Ưu điểm:
Nhà trường xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, lành mạnh, tạo điều kiện cho trẻ hoạt động tốt.Thường xuyên bổ sung đồ dùng dạy học, soạn giảng hình thức mới lạ, chú ý tập trung môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, tổ chức cho trẻ học bằng chơi, kích thích tối đa sự ham thích học tập vừa sức cho trẻ.
Giáo viên có kiến thức, kỹ năng cơ bản về việc tổ chức các hoạt động cho trẻ trải nghiệm trong quá trình làm việc nhóm của trẻ.
Trẻ được chăm sóc, yêu thương từ CBGVNV đến cha mẹ trẻ trong việc chăm sóc giáo dục nuôi dưỡng trẻ ở trường cũng như gia đình.
100% phụ huynh trẻ nên về kết nối phối hợp với GV qua nhóm Zalo của lớp luôn quan tâm đến trẻ, có tinh thần phối hợp tốt trong công tác CSGD trẻ.
*Hạn chế:
Qua việc áp dụng sáng kiến đem lại một số hiệu quả trong giáo dục trẻ vẫn còn một số khó khăn, hạn chế trong quá trình áp dụng như:
Xây dựng kế hoạch giáo dục chưa chú trọng đến nhu cầu, hứng thú và khả năng của trẻ. Lựa chọn mục tiêu vẫn còn chưa phù hợp với trẻ, cung cấp kiến thức cò áp đặt chưa phát huy hết khả năng và tư duy của trẻ.
Giáo viên tổ chức các giờ hoạt động chung còn gò bó, chưa sáng tạo, chưa gây được hứng thú cho trẻ, chưa phát huy được vai trò của trẻ trong các giờ học, chưa mạnh dạn đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động.
Trẻ còn thụ động, ít có sự tự tin mạnh dạn và cũng ít có nhu cầu hứng thú được tham gia hoạt động giáo dục nên trẻ chưa phát huy được hết tính tích cực của mình khi tham gia vào hoạt động
2.3. Nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm hiện tại (nếu là giải pháp cải tiến giải pháp đã biết trước đó tại cơ sở):
Từ những ưu và nhược điểm đã rút ra trong quá trình tổ chức thực hiện giáo viên luôn lựa chọn hình thức tổ chức hoạt động nhẹ nhàng tạo bầu không khí vui vẻ cho trẻ thông qua việc đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục. Phát huy tối đa tính tích cực của trẻ khi tham gia hoạt động.
Bản thân luôn chú trọng môi trường cho trẻ học tập tạo tất cả mọi cơ hội để cho trẻ tự tham gia vào các hoạt động như trải nghiệm, giao tiếp, suy nghĩ, trao đổi với bạn và với cô.
Đối với giải pháp 1: Qua quan sát những đồ chơi xung quanh lớp và được xem hình ảnh trên màn hình trẻ đã sáng tạo và làm hoàn thành bài tập đạt kết quả cao. Cho trẻ đi thăm quan cửa hàng trưng bày đồ chơi tại lớp, trẻ quan sát, nhận xét so sánh sự giống nhau và khác nhau, sự đa dạng phong phú của gian hàng qua đó trẻ sẽ tư duy và tạo ra nhiều sản phẩm. Ngoài tích hợp đưa các hoạt động khác vào trong hoạt động tạo hình tôi còn cho trẻ học mọi lúc mọi nơi như. Khi đi dạo chơi trẻ được ngắm nhìn vật thật, được sờ nắn.
Đối với giải pháp 2: Ngoài việc cho trẻ tham gia các hoạt động do cô hướng dẫn thì việc cho trẻ tự do khám phá các trò chơi, các hoạt động dưới sự quan sát của cô với đồ dùng đồ chơi sẵn có trong sân trường là việc hết sức cần thiết. Giúp trẻ phát triển một cách toàn diện về thể chất và tinh thần. Các trò chơi vận động luôn mang lại cho trẻ niềm đam mê và sự thích thú.
Đối với giải pháp 3: Trong một số hoạt động học tại lớp vào hoạt động mở đầu có thể cho trẻ chơi trải nghiệm với đồ dùng theo ý thích sau đó cho trẻ thảo luận với nhau và cô hỏi trẻ sau khi chơi trải nghiệm. Hoặc vào hoạt động trọng tâm giáo viên tổ chức cung cấp kiến thức cho trẻ dưới hình thức tổ chức hội thi nhằm gây sự chú ý, kích thích tính thi đua, tích cực tham gia vào hoạt động.Cần chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cho cô và trẻ khi tổ chức các hoạt động, đồ dùng đẹp, màu sắc hài hòa, phong phú nhằm kích thích lôi cuốn trẻ tham gia vào các hoạt động.
Đối với giải pháp 4: Ngay từ đầu năm học khi mới đón trẻ vào lớp chúng tôi luôn tiếp xúc phụ huynh với một thái độ tích cực thân thiện và chia sẻ, trao đổi cụ thể với phụ huynh về chế độ sinh hoạt của trẻ ở trường, nắm bắt kịp thời những thông tin về đặc điểm tâm lý tính cách của cá nhân trẻ, mời phụ huynh vào lớp làm quen với một số sinh hoạt của các con.
Bên cạnh đó chúng tôi cũng liên lạc thường xuyên với gia đình trẻ (qua trao
đổi trực tiếp, bảng thông báo, điện thoại) để tìm hiểu sinh hoạt của trẻ ở gia đình,
thông tin cho cha mẹ biết tình hình của trẻ ở lớp, những thay đổi của trẻ để kịp thời
có biện pháp giáo dục phù hợp.
2.4. Khả năng áp dụng của sáng kiến8:
Các giải pháp mà tôi đã thực hiện trong năm học 2022 – 2023 nội dung gần gũi, phù hợp với việc đổi mới hiện nay, nội dung dễ áp dụng, nên có thể áp dụng trong các trường mầm non trên địa bàn huyện. Trẻ được phát huy hết khả năng, tự tin tham gia các hoạt động, được phát huy tính tích cực trong các hoạt động. Chất lượng giáo dục trẻ được nâng lên.
2.5. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có):
2.5.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tác giả:

Sau khi áp dụng các biện pháp trên trẻ đã đạt được kết quả tại lớp Lớn 1 như sau:

TSTT Những biểu hiện về tính tích cực chủ động sáng tạo.
Đầu năm
Hiện nay

1 Trẻ hứng thú tích cực khi tham gia vào các hoạt động. 40% 90%

2 Trẻ chủ động sáng tạo trong các hoạt động ở lớp. 35% 90%

3 Trẻ hiểu lời nói và biết đặt câu hỏi phù hợp. 45% 95%

4 Trẻ nhanh nhẹn thông minh, ham hiểu biết 30% 80%

5 Trẻ chủ động giao lưu cùng cô và bạn. 30%
100%
*Đối với trẻ:
– Trẻ đã biết tự lựa chọn hoạt động trải nghiệm, tiến hành hoạt động thì tích cực, sử dụng đúng chức năng của đồ dùng, đồ chơi trong trải nghiệm.
– Trẻ tích cực tương tác với các bạn trong lớp, trong trường giúp trẻ thêm gắn bó với nhau, nâng cao tinh thần đoàn kết và ý thức tập thể, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
– Hoạt động trải nghiệm còn giúp trẻ năng động, tự tin tham gia vào các hoạt động tập thể, hồn nhiên trong giao tiếp với mọi người xung quanh.
– Áp dụng các hoạt động trải nghiệm, các cháu có hứng thú tích cực tham gia vào hoạt động vui chơi, học tập, hoạt động khác trong ngày khả năng chú ý nâng lên rõ rệt.
– Vốn từ của trẻ ngày thêm phong phú và trẻ có thể tự giải quyết một số tình huống đơn giản, phát huy óc sáng tạo tưởng tượng của trẻ trong cuộc sống hàng ngày. Biểu hiện của phụ huynh rất hài lòng về kết quả học tập của con mình.
*Đối với giáo viên:
Giáo viên đã tạo cho mình một kiến thức, kỹ năng vững vàng trong việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức chăm sóc, giáo dục trẻ theo hướng tích cực hóa các hoạt động đã phát huy cao hứng thú chủ động của trẻ. Qua đó trình độ chuyên môn của bản thân được nâng lên rõ rệt, các hoạt động được xếp loại khá giỏi trong quá trình tổ chức dạy học cho trẻ.
Đã có sự sáng tạo trong việc tạo môi trường cho trẻ hoạt động, biết cách khai thác và sử dụng các nguyên vật liệu, đồ dùng, đồ chơi một cách hợp lý có hiệu quả.
Đáp ứng được nhu cầu vui chơi của trẻ và sự đổi mới của chương trình giáo dục mầm non theo hướng lấy trẻ làm trung tâm.
2.5.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có):
3. Những thông tin cần được bảo mật – nếu có:
4. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Để sáng kiến áp dụng có hiệu quả cần phải đảm bảo các điều kiện sau:
a. Điều kiện về con người
– Cần có sự thống nhất về kế hoạch, nội dung, hình thức tổ chức thực hiện của tập thể cán bộ, giáo viên trong nhà trường.
– Giáo viên thường xuyên học hỏi, thay đổi hình thức về phương pháp tổ chức hoạt động ngoài trời “Lấy trẻ làm trung tâm” để tạo hứng thú, tích cực cho trẻ hoạt động.
– Phát huy tính tích cực, sáng tạo của trẻ.
– Tuyên truyền và vận động phụ huynh ủng hộ nguyên vật liệu làm đồ dùng đò chơi và tích cực trò chuyện với trẻ.
b. Điều kiện về cơ sở vật chất
– Cần phải lập được kế hoạch, xây dựng bài giảng theo chủ đề một cách cụ thể, chi tiết, sáng tạo .
– Cần phải có sự ủng hộ kinh phí từ phụ huynh học sinh, của nhà trường.
– Địa điểm tổ chức phải đảm bảo phù hợp, sạch sẽ và an toàn cho trẻ.
– Đồ dùng đồ chơi cho trẻ phải đẹp mắt, phù hợp, an toàn cho trẻ.
5. Danh sách những thành viên đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có):
TT Họ và tên Ngày tháng năm sinh Nơi công tác(hoặc nơi thường trú) Chức danh Trình độ chuyên môn Nội dung công việc hỗ trợ
1 Nguyễn Thị Tuyết Anh 1989 Trường MN Đại Hiệp Giáo viên Đại học SPMN Áp dụng SKKN này tại lớp Lớn 4

2 Đặng Thị Hiền 1990 Trường MN Đại Hiệp Giáo viên Đại học SPMN Áp dụng SKKN này tại lớp Nhỡ 3

3 Bùi Thị Kiều Hoa 1995 Trường MN Đại Hiệp Giáo viên Đại học SPMN Áp dụng SKKN tại lớp Lớn 2

4
Trần Thị Dung 1981 Trường MN Đại Hiệp Giáo viên Đại học SPMN Áp dụng SKKN tại lớp Lớn 3

Đại Hiệp, ngày 15 tháng 03 năm 2023 Người nộp đơn

Nguyễn Thị Xuân Hương

PHỤ LỤC
Trang trí môi trường lớp học

Đồ dùng đồ chơi cho trẻ hoạt động qua các chủ đề

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN

Tên sáng kiến: ………………………………………………………………………………………….
Thời gian họp: …………………………………………………………………………………………
Họ và tên người nhận xét: ………………………………………………………………………….
Học vị: ……………………………….. Chuyên ngành:……………………………………………
Đơn vị công tác: ……………………………………………………………………………………….
Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………..
Số điện thoại cơ quan/di động: …………………………………………………………………..
Chức trách trong Hội đồng sáng kiến:………………………………………………………….
NỘI DUNG NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ
TT Tiêu chí Nhận xét, đánh giá
của thành viên Hội đồng
1 Tính mới và sáng tạo của sáng kiến:
Sáng kiến phải có giải pháp cải tiến giải pháp
đã biết trước đó tại cơ sở hoặc những nội dung
đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược
điểm của giải pháp đã biết hoặc là các giải pháp
mang tính mới hoàn toàn.
2 Tính khả thi của sáng kiến:
Sáng kiến phải có giải pháp đã được áp dụng,
kể cả áp dụng thử trong điều kiện kinh tế – kỹ
thuật tại cơ sở và mang lại lợi ích thiết thực;
ngoài ra có thể nêu rõ giải pháp còn có khả năng
áp dụng cho những đối tượng, cơ quan, tổ chức
nào.
3 Tính hiệu quả của sáng kiến:
Sáng kiến phải so sánh lợi ích kinh tế, xã hội
thu được khi áp dụng giải pháp trong đơn so với
trường hợp không áp dụng giải pháp đó, hoặc
so với những giải pháp tương tự đã biết ở cơ sở
(cần nêu rõ giải pháp đem lại hiệu quả kinh tế,

lợi ích xã hội cao hơn như thế nào hoặc khắc
phục được đến mức độ nào những nhược điểm
của giải pháp đã biết trước đó – nếu là giải pháp
cải tiến giải pháp đã biết trước đó);
Sáng kiến nếu được số tiền làm lợi (nếu có thể
tính được) và nêu cách tính cụ thể.

Đánh giá chung (Đạt hay không đạt):

THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi:
– Phòng Giáo dục và Đào tạo Đại Lộc;
– Hội đồng Sáng kiến cấp cơ sở.
Tôi (chúng tôi) ghi tên dưới đây:
TT Họ và tên Ngày tháng năm sinh Nơi công tác Chức danh Trình độ chuyên môn Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến
1 Nguyễn Thị Xuân Hương 20/09/1988 MN Đại Hiệp Giáo viên ĐHSPMN 100%
Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến2: “Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi phát huy tính tích cực, sáng tạo trong các hoạt động ”
– Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến3: Nguyễn Thị Xuân Hương
– Lĩnh vực áp dụng sáng kiến4: Lĩnh vực phát huy tính tích cực, sáng tạo trong các hoạt động cho trẻ mẫu giáo Lớn trong trường mầm non
– Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 22/9/2022
– Hồ sơ đính kèm:
+ Báo cáo sáng kiến.
+ Các tài liệu, giấy tờ, hình ảnh liên quan (nêu cụ thể, nếu có).
Chúng tôi/ tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Đại Hiệp, ngày 15 tháng 03 năm 2023
Người nộp đơn

Nguyễn Thị Xuân Hương

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BÁO CÁO SÁNG KIẾN

1. Tên sáng kiến1: Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi phát huy tính tích cực, sáng tạo trong các hoạt động”
2.Mô tả bản chất của sáng kiến7:
Trẻ mầm non là lứa tuổi rất thích tìm tòi và khám phá mọi vật xung quanh. Bằng trải nghiệm thực tế “Chơi mà học, học bằng trải nghiệm”, hoạt động này đã tạo cho các bé niềm hứng thú tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh. Khi va chạm với các tình huống trong thực tế, trẻ sẽ dễ dàng thể hiện cảm xúc tích cực, những kỹ năng xử lý; từ đó bộc lộ những điểm mạnh, yếu của trẻ mà khi học trong môi trường lý thuyết, sách vở rất ít khi có được. Vì thế phát huy tính tích cực, sáng tạo cho trẻ khi tham gia vào các hoạt động thông qua các hoạt động thực hành, trải nghiệm thực tế sẽ giúp trẻ khám phá được nhiều điều mới lạ. Hoạt động thực hành, trải nghiệm vừa giúp trẻ mạnh dạn trong giao tiếp, vừa giúp giáo viên nhận biết tính cách, sở trường của từng trẻ để điều chỉnh phù hợp trong suốt quá trình hoạt động ở trường của trẻ.
Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm có vai trò quan trọng đối với sự phát triển về thể chất, ngôn ngữ, trí tuệ, tình cảm – kỹ năng xã hội, khả năng thẩm mỹ, sáng tạo của trẻ. Một môi trường sạch sẽ, an toàn, có sự bố trí khu vực chơi và học ngoài trời phù hợp, thuận tiện có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với sự phát triển thể chất của trẻ, mà còn thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo. Đây chính là phương tiện, điều kiện để trẻ phát triển toàn diện về thể chất, ngôn ngữ, trí tuệ, khả năng thẩm mỹ, tình cảm và kỹ năng xã hội, tạo tiền đề vững chắc cho trẻ trước khi vào lớp.
Chính vì thế việc tạo sự hứng thú, phát huy tính tích cực, sáng tạo cho trẻ khi tham gia hoạt động có ý nghĩa quan trọng to lớn mang tính chất quyết định tới sự phát triển là tiền đề cho sự hình thành nhân cách con người, bởi vì: Thông qua các môi trường cô tổ chức trẻ được “Học mà chơi, chơi mà học”, trẻ được cùng nhau tổ chức vui chơi, học tập phối hợp cùng nhau, từ đó giúp trẻ có tính tự giác phát triển tư duy, phát triển khả năng, năng lực của mình.
Chính vì thế, trong năm học 2022-2023 tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ 5- 6 tuổi phát huy tính tích cực, sáng tạo trong các hoạt động”. Thực tế tôi và một số đồng nghiệp đã áp dụng sáng kiến vào lớp mình phụ trách sáng kiến đã mang lại lợi ích thiết thực cho đơn vị mình và đạt hiệu quả trên trẻ rất cao.
2.1. Các bước và cách thức thực hiện giải pháp:
Giải pháp 1: Xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm và Phát huy tính tích cực, sáng tạo của trẻ thông qua các hoạt động
Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ hoạt động là một nhiệm vụ rất cần thiết trong chương trình giáo dục Mầm non hiện nay. Chương trình này sẽ tạo cơ hội cho trẻ được phát triển toàn diện, không chỉ chú trọng tới sự phát triển trí tuệ mà còn nuôi dưỡng tâm hồn, phát triển thể chất và khả năng giao tiếp xã hội của trẻ. Một chương trình tốt là chương trình không chỉ quan tâm tới trẻ “học được cái gì” mà còn chú trọng “học như thế nào”, tức là cho trẻ những trải nghiệm học tập tích cực để phát triển đam mê ham học hỏi của trẻ và khả năng tự học.
Chúng ta biết khai thác khả năng hoạt động của trẻ, tạo mọi cơ hội để trẻ phát triển khả năng khám phá tìm tòi, trải nghiệm những đối tượng nhận thức. Tạo cơ hội cho trẻ thích ứng hòa nhập với cuộc sống xung quanh, gây hứng thú lôi cuốn trẻ vào các hoạt động, tạo tình huống có vấn đề cho trẻ hoạt động đặc biệt là hoạt động nhận thức. Khuyến khích trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động trải nghiệm, tôn trọng sự suy nghĩ sáng tạo của trẻ, không gò ép, áp đặt làm trẻ thụ động. Phối hợp các hoạt động cá nhân và hoạt động theo nhóm đồng thời phối hợp đánh giá thường xuyên của cô giáo và tự đánh giá của trẻ.
Trẻ phát triển tốt về mọi mặt khi được tham gia các hoạt động. Trẻ hoạt động càng tích cực thì sự phát triển của trẻ cả về thể lực lẫn trí tuệ càng nhanh. Giáo viên phải tìm hiểu khả năng của trẻ bằng cách cho trẻ được trao đổi trò chuyện, thảo luận, tự thể hiện và đưa ra ý kiến của mình, theo dõi lắng nghe nắm bắt ý tưởng, nhu cầu, nguyện vọng của trẻ để đưa vào nội dung hoạt động những vấn đề mà trẻ quan tâm, mong muốn khám phá, luôn lấy trẻ làm trung tâm để phát triển khả năng sáng tạo ở trẻ.
Một số hoạt động giáo viên dựa trên ý tưởng của trẻ để xây dựng hoạt động, cô cùng trẻ thảo luận, khai thác ý tưởng nhằm giúp trẻ thực hiện ý tưởng của mình, phát huy khả năng sáng tạo ở trẻ rất cao.
Ví dụ: Giờ học làm quen với toán đề tài: Tạo ra hình hình học bằng các cách khác nhau. Vào đầu giờ học tôi cho trẻ về 3 nhóm chơi trải nghiệm với số đồ chơi như: Que tính, các hình bằng giấy, hình bằng xốp. Sau đó tôi hỏi ý tưởng của mỗi nhóm: Nhóm 1 tạo hình bằng các que tính, nhóm 2 gấp các hình đã có sẵn thành hình mới, nhóm 3 ghép các hình có sẵn tạo thành hình mới. Tôi cho mỗi nhóm nói lên ý tưởng của đội mình, từ đó tôi cùng trẻ khai thác thêm ý tưởng các nhóm và kết luận: Như vậy các con đã tạo ra hình hình học bằng 3 cách: Cách 1: Xếp que tính tạo thành hình, cách 2: gấp hình có sẵn tạo thành hình mới, cách 3: ghép hình có sẵn tạo ra hình mới. Giờ học làm quen với toán trẻ lớp tôi học rất thích thú, phát huy tính ttư duy ở trẻ hiệu quả rất cao.

Hoặc với hoạt động làm quen văn học với đề tài: Kể chuyện sáng tạo. Tôi chuẩn bị một số đồ dùng gần gũi, quen thuộc như hình ảnh ngôi nhà, cây xanh, hoa, lá và một số hình con vật. Tôi cho trẻ về các nhóm thảo luận và kể thành một câu chuyện theo ý tưởng của nhóm mình. Trẻ lớp tôi rất thoải mái, mạnh dạn kể chuyên , đặt biệt là phát triển ngôn ngữ ở trẻ rất tốt.
Khi chúng ta tổ chức các hoat động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm thông qua các ngày hội ngày lễ trong từng kịch bản trẻ sẽ được trải nghiệm thực “Học bằng chơi, học bằng trải nghiệm”, hoạt động này đã giúp cho trẻ niềm hứng thú tích cực sáng tạo, tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh. Khi va chạm với các tình huống trong thực tế, trẻ dễ dàng thể hiện cảm xúc, những kỹ năng xử lý; tạo cho trẻ phân biệt hành động đúng sai rõ ràng. Hoạt động thực hành, trải nghiệm trong lễ hội vừa giúp trẻ mạnh dạn trong giao tiếp, vừa giúp giáo viên nhận biết tính cách, sở trường của từng trẻ để điều chỉnh phù hợp trong quá trình trẻ hoạt động và sáng tạo.
Ví dụ: Tôi cho trẻ tập đóng vai nhân vật trong các câu chuyện, bài thơ :Nàng tiên ốc,Chú dê đen, thỏ bông bị ốm, Mèo đi câu cá…Trẻ rất hứng thú trong vai đóng của mình và thể hiện thành công, làm cho không khí lớp học sôi nổi hẳn lên.
Trong tất cả các hoạt động đều có thể phát huy tính tích cực, sáng tạo ở trẻ, nhưng ở lứa tuổi mầm non trẻ học theo phương châm “Chơi mà học, học bằng chơi”. Để học bằng chơi đạt hiệu quả tốt nhất, trẻ cần có người lớn hỗ trợ, mở rộng những gì trẻ đang hứng thú và đang thực hiện, vì vậy cô giáo có thể hỗ trợ trẻ bằng cách: Đặt những câu hỏi mang tính tư duy, luôn lắng nghe trẻ, hay trò chuyện và giao tiếp với trẻ, khuyến khích trẻ, động viên trẻ và chơi cùng trẻ. Trong các hoạt động ở lớp tôi đều tạo mọi hình thức, mọi cơ hội để phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo ở trẻ.
Thông qua các hoạt động nhằm phát huy tính tích cực sáng tạo của trẻ. Cô luôn dựa trên ý tưởng, khả năng của trẻ để xây dựng hoạt động hoặc cho trẻ chơi trải nghiệm với đồ vật trước khi vào hoạt động để kích thích trẻ chủ động sáng tạo.
Giải pháp 2: Sự đổi mới về phương pháp, nội dung và hình thức tổ chức của giáo viên trong các hoạt động
Để kích thích tính tự giác, tích cực, độc lập của trẻ và tạo hứng thú học tập cho trẻ đòi hỏi ở người giáo viên rất nhiều điều. Trước hết, giáo viên phải có tay nghề vững vàng, phải biết yêu nghề, mến trẻ …Bên cạnh đó, việc lựa chọn nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt động sao cho gây được hứng thú, tích cực ở trẻ là điều hết sức cần thiết. Chẳng hạn, phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm được coi là phương pháp dạy học tích cực, giáo viên nên giao nhiệm vụ tổ chức cho trẻ cùng thảo luận khám khá để tìm ra kiến thức mà trẻ cần đạt ở bài học.
Bên cạnh đó, để phát huy tính tích cực, sáng tạo của trẻ trong các hoạt động, cô giáo cần nêu câu hỏi hoặc các tình huống có vấn đề để tất cả trẻ trong lớp đều phải suy nghĩ và làm việc, một số câu hỏi mở nhằm khuyến khích cách cảm nhận, suy nghĩ riêng, hay trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ. Ví dụ:Ở hoạt động nhận thức tôi dựa vào khả năng của từng trẻ để đặt câu hỏi cho trẻ. Đối với những trẻ nhanh nhẹn, hoạt bát thì tôi đặt câu hỏi khó để trẻ suy nghĩ, tư duy, còn những trẻ chưa mạnh dạn, chưa tự tin thì tôi đặt câu hỏi đơn giản để trẻ có thể trả lời được. Và ở những giờ học sau thì trẻ tự tin khi trả lời.
Khi đặt câu hỏi thì tôi cho trẻ thời gian để suy nghĩ chứ không trả lời thay cho trẻ, như vậy vô tình sẽ kìm hãm khả năng tư duy của trẻ.
Bên cạnh tạo thế giới vật chất cần tạo môi trường không khí vui vẻ, thoải mái đầy tình thương yêu, biểu hiện tình cảm lẫn nhau giữa cô và cháu, nó ảnh hưởng trực tiếp đến tâm tư nguyện vọng của trẻ. Đảm bảo môi trường giao tiếp thân thiện, hoà đồng, ấm cúng, cởi mở giữa giáo viên và trẻ, giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với môi trường xung quanh. Cô giáo luôn luôn dành tình yêu thật sự của mình để cảm hóa thuyết phục và khích lệ trẻ. Quan hệ giữa giáo viên và trẻ phải thể hiện tình cảm yêu thương, thái độ tôn trọng, tin tưởng trẻ, tạo cơ hội cho trẻ bộc lộ những suy nghĩ, tâm tư nguyện vọng của mình. Đặc biệt, giáo viên phải biết linh hoạt sáng tạo, trong tổ chức môi trường hoạt động cho trẻ, làm bổ sung thay đổi các đồ dùng đồ chơi, tận dụng những đồ dùng đồ chơi, nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương sử dụng với nhiều mục đích khác nhau.
Giải pháp 3. Tạo cho trẻ niềm say mê hứng thú và tạo mọi điều kiện kích thích trẻ tham gia hoạt động trải nghiệm khám phá kiến thức:( Giải pháp mang tính mới, hiệu quả)
Ngoài mục đích truyền thụ tri thức cho trẻ, các giờ học phải có một phương pháp giảng dạy phù hợp, sinh động. Để làm được điều đó tôi không chỉ làm chủ kiến thức trong lĩnh vực dạy học của mình mà cần phải có phương pháp sư phạm thích hợp để phát huy tính tính tự giác chủ động sáng tạo phù hợp với trẻ. Vì vậy, vấn đề cơ bản của giáo viên là phải biết khơi gợi niềm say mê, tính tò mò ham hiểu biết của trẻ.
Ví dụ: Trong giờ học khám phá tìm hiểu về một số loại rau. Tôi cho trẻ lớp tôi trải nghiệm quan sát các loại rau ở sân trường, trẻ rất háo hức khi được quan sát, nhìn, tận tay sờ các loại rau quen thuộc mà trẻ được ăn hằng ở trường. Trẻ trò chuyện, thảo luận rất sôi nổi và đặt nhiều câu hỏi với nhau. Hoặc vào hoạt động trọng tâm giáo viên tổ chức cung cấp kiến thức cho trẻ dưới hình thức tổ chức hội thi nhằm gây sự chú ý, kích thích tính thi đua, tích cực tham gia vào hoạt động.

Giáo viên phải biết linh hoạt trong tổ chức môi trường hoạt động cho trẻ, tận dụng những đồ dùng đồ chơi, nguyên vật liệu sẵn có với mục đích khác nhau.
Hoặc ở hoạt động góc thì giáo viên sẽ dựa vào khả năng của trẻ để hỗ trợ định hướng trẻ chọn vai chơi phù hợp. Qua đó trẻ sẽ thoải mái thể hiện những kĩ năng trong quá trình chơi và tạo ra một bầu không khí vui vẻ, phấn khởi khi tham gia chơi ở các góc.
Giáo viên phải biết gợi mở, tạo cho trẻ niềm say mê hứng thú kích thích trẻ tham gia vào các hoạt động trải nghiệm.
Ví dụ: Khi cho trẻ tìm hiểu về các loại hạt, tôi dặn mỗi trẻ đem lên một loại hạt để làm thí nghiệm về sự phát triển của cây. Trẻ thì đem lên hạt đậu xanh, có trẻ thì đem hạt bắp, hạt đậu nành. Có một trẻ thì đem hạt nhãn. Và tôi cho trẻ gieo hạt vào chậu đất và tưới nước vào. Sau vài ngày trẻ rất háo hức muốn xem các hạt của mình đã phát triển như thế nào. Các chậu gieo hạt đậu xanh, hạt bắp, hạt đậu nành đều đã nảy mầm. Chỉ có chậu gieo hạt nhãn là không nảy mầm. Trẻ rất là buồn và hỏi tôi vì sao mà chậu cây của con lại không nảy mầm giống như các bạn. Đây là 1 tình huống bất ngờ và để giải thích cho sự thắc mắc đó tôi đã cho cả lớp xem đoạn video về quá trình sự phát triển của cây nhãn. Trẻ rất thích thú vì đã thỏa mãn được sự tò mò của mình.
Tôi thấy đây là giải pháp mang tính mới lạ, gợi mở niềm say mê hứng thú cho trẻ trải nghiệm . Tôi và các đồng nghiệp của tôi đã áp dụng rất hiệu quả đối với lớp mình, và tôi nghĩ giải pháp này có thể áp dụng cho tất cả các độ tuổi ở trong trường mầm non và đều tạo cho trẻ niềm say mê hứng thú khi tham gia các hoạt động.
Giải pháp 4. Tuyên truyền và phối hợp với Phụ huynh trẻ để phát huy tính tích cực, sáng tạo của trẻ
Việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường là một nhiệm vụ thiết thực, tạo sự liên kết và thống nhất giữa trường mầm non và cha mẹ trẻ về nội dung,phương pháp, cách thức tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ ở lớp cũng như ở gia đình. Đây là điều kiện thuận lợi để nhà trường thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức khoa học chăm sóc, giáo dục trẻ cho các bậc cha mẹ và cộng đồng nhằm giúp trẻ sự phát triển toàn diện cả về thể chất, tinh thần, nhận thức, tình cảm, thẩm mĩ, ngôn ngữ, giao tiếp ứng xử…góp phần thực hiện tốt mục tiêu chăm sóc giáo dục trẻ mà nhiệm vụ năm học đã đề ra.
Giáo viên chúng ta cần phối kết hợp với các bậc phụ huynh hiểu rõ các hoạt động mà trẻ vừa chơi vừa học tại lớp, tại trường. Hằng ngày trẻ đến trường tham gia các hoạt động gì qua thời gian biểu tại lớp, qua trao đổi với Phụ huynh khi đưa đón trẻ và qua nhóm Zalo của lớp, bên cạnh đó Giáo viên cần phối kết hợp với phụ huynh giúp phụ huynh nắm được phương pháp giáo dục trẻ của nhà trường, kịp thời trao đổi phản ánh về hoạt động của trẻ nếu có vấn đề cần giúp đỡ, để cùng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của trẻ ở mọi lúc, mọi nơi.
Nhận thức rõ về điều này, trong năm qua và các nhà trường luôn chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức qua nhiều hình thức như:
+ Trao đổi trực tiếp với phụ huynh giờ đón trả trẻ;
+ Tuyên truyền trao đổi trực tuyến trong các cuộc họp phụ huynh thường kỳ;
+ Tuyên truyền, thông báo kiến thức, cũng cố, ôn lại kiến thức thông qua zalo của nhóm lớp, facebook;
+ Thường xuyên tổ chức cho phụ huynh tham gia vào các hoạt động ngày hội, ngày lễ cùng với trẻ và nhà trường như là ngày hội đến trường của bé, ngày tết trung thu, ngày NGVN 20/11.
+ Khuyến khích phụ huynh tận dụng các nguyên vật liệu phế thải để làm đồ dùng, đồ chơi cho các cháu.
Ví dụ như: Bố cháu Duy lớp tôi làm nghề thợ mộc , tôi đã nhờ anh đóng góp một ít khối gỗ để trẻ ghép nhà, ghép xe ô tô. Hay là mẹ của cháu Hoài An thì làm thợ may và đã tặng cho lớp một số rối tay, quần áo búp bê từ các vải vụn để trẻ chơi ở các góc. Qua đó phụ huynh hiểu rõ hơn công việc của người giáo viên và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt công việc của mình.
2.2 Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết (nếu là giải pháp cải tiến giải pháp đã biết trước đó tại cơ sở):
*Ưu điểm:
Nhà trường xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, lành mạnh, tạo điều kiện cho trẻ hoạt động tốt.Thường xuyên bổ sung đồ dùng dạy học, soạn giảng hình thức mới lạ, chú ý tập trung môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, tổ chức cho trẻ học bằng chơi, kích thích tối đa sự ham thích học tập vừa sức cho trẻ.
Giáo viên có kiến thức, kỹ năng cơ bản về việc tổ chức các hoạt động cho trẻ trải nghiệm trong quá trình làm việc nhóm của trẻ.
Trẻ được chăm sóc, yêu thương từ CBGVNV đến cha mẹ trẻ trong việc chăm sóc giáo dục nuôi dưỡng trẻ ở trường cũng như gia đình.
100% phụ huynh trẻ nên về kết nối phối hợp với GV qua nhóm Zalo của lớp luôn quan tâm đến trẻ, có tinh thần phối hợp tốt trong công tác CSGD trẻ.
*Hạn chế:
Qua việc áp dụng sáng kiến đem lại một số hiệu quả trong giáo dục trẻ vẫn còn một số khó khăn, hạn chế trong quá trình áp dụng như:
Xây dựng kế hoạch giáo dục chưa chú trọng đến nhu cầu, hứng thú và khả năng của trẻ. Lựa chọn mục tiêu vẫn còn chưa phù hợp với trẻ, cung cấp kiến thức cò áp đặt chưa phát huy hết khả năng và tư duy của trẻ.
Giáo viên tổ chức các giờ hoạt động chung còn gò bó, chưa sáng tạo, chưa gây được hứng thú cho trẻ, chưa phát huy được vai trò của trẻ trong các giờ học, chưa mạnh dạn đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động.
Trẻ còn thụ động, ít có sự tự tin mạnh dạn và cũng ít có nhu cầu hứng thú được tham gia hoạt động giáo dục nên trẻ chưa phát huy được hết tính tích cực của mình khi tham gia vào hoạt động
2.3. Nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm hiện tại (nếu là giải pháp cải tiến giải pháp đã biết trước đó tại cơ sở):
Từ những ưu và nhược điểm đã rút ra trong quá trình tổ chức thực hiện giáo viên luôn lựa chọn hình thức tổ chức hoạt động nhẹ nhàng tạo bầu không khí vui vẻ cho trẻ thông qua việc đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục. Phát huy tối đa tính tích cực của trẻ khi tham gia hoạt động.
Bản thân luôn chú trọng môi trường cho trẻ học tập tạo tất cả mọi cơ hội để cho trẻ tự tham gia vào các hoạt động như trải nghiệm, giao tiếp, suy nghĩ, trao đổi với bạn và với cô.
Đối với giải pháp 1: Qua quan sát những đồ chơi xung quanh lớp và được xem hình ảnh trên màn hình trẻ đã sáng tạo và làm hoàn thành bài tập đạt kết quả cao. Cho trẻ đi thăm quan cửa hàng trưng bày đồ chơi tại lớp, trẻ quan sát, nhận xét so sánh sự giống nhau và khác nhau, sự đa dạng phong phú của gian hàng qua đó trẻ sẽ tư duy và tạo ra nhiều sản phẩm. Ngoài tích hợp đưa các hoạt động khác vào trong hoạt động tạo hình tôi còn cho trẻ học mọi lúc mọi nơi như. Khi đi dạo chơi trẻ được ngắm nhìn vật thật, được sờ nắn.
Đối với giải pháp 2: Ngoài việc cho trẻ tham gia các hoạt động do cô hướng dẫn thì việc cho trẻ tự do khám phá các trò chơi, các hoạt động dưới sự quan sát của cô với đồ dùng đồ chơi sẵn có trong sân trường là việc hết sức cần thiết. Giúp trẻ phát triển một cách toàn diện về thể chất và tinh thần. Các trò chơi vận động luôn mang lại cho trẻ niềm đam mê và sự thích thú.
Đối với giải pháp 3: Trong một số hoạt động học tại lớp vào hoạt động mở đầu có thể cho trẻ chơi trải nghiệm với đồ dùng theo ý thích sau đó cho trẻ thảo luận với nhau và cô hỏi trẻ sau khi chơi trải nghiệm. Hoặc vào hoạt động trọng tâm giáo viên tổ chức cung cấp kiến thức cho trẻ dưới hình thức tổ chức hội thi nhằm gây sự chú ý, kích thích tính thi đua, tích cực tham gia vào hoạt động.Cần chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cho cô và trẻ khi tổ chức các hoạt động, đồ dùng đẹp, màu sắc hài hòa, phong phú nhằm kích thích lôi cuốn trẻ tham gia vào các hoạt động.
Đối với giải pháp 4: Ngay từ đầu năm học khi mới đón trẻ vào lớp chúng tôi luôn tiếp xúc phụ huynh với một thái độ tích cực thân thiện và chia sẻ, trao đổi cụ thể với phụ huynh về chế độ sinh hoạt của trẻ ở trường, nắm bắt kịp thời những thông tin về đặc điểm tâm lý tính cách của cá nhân trẻ, mời phụ huynh vào lớp làm quen với một số sinh hoạt của các con.
Bên cạnh đó chúng tôi cũng liên lạc thường xuyên với gia đình trẻ (qua trao
đổi trực tiếp, bảng thông báo, điện thoại) để tìm hiểu sinh hoạt của trẻ ở gia đình,
thông tin cho cha mẹ biết tình hình của trẻ ở lớp, những thay đổi của trẻ để kịp thời
có biện pháp giáo dục phù hợp.
2.4. Khả năng áp dụng của sáng kiến8:
Các giải pháp mà tôi đã thực hiện trong năm học 2022 – 2023 nội dung gần gũi, phù hợp với việc đổi mới hiện nay, nội dung dễ áp dụng, nên có thể áp dụng trong các trường mầm non trên địa bàn huyện. Trẻ được phát huy hết khả năng, tự tin tham gia các hoạt động, được phát huy tính tích cực trong các hoạt động. Chất lượng giáo dục trẻ được nâng lên.
2.5. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có):
2.5.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tác giả:

Sau khi áp dụng các biện pháp trên trẻ đã đạt được kết quả tại lớp Lớn 1 như sau:

TSTT Những biểu hiện về tính tích cực chủ động sáng tạo.
Đầu năm
Hiện nay

1 Trẻ hứng thú tích cực khi tham gia vào các hoạt động. 40% 90%

2 Trẻ chủ động sáng tạo trong các hoạt động ở lớp. 35% 90%

3 Trẻ hiểu lời nói và biết đặt câu hỏi phù hợp. 45% 95%

4 Trẻ nhanh nhẹn thông minh, ham hiểu biết 30% 80%

5 Trẻ chủ động giao lưu cùng cô và bạn. 30%
100%
*Đối với trẻ:
– Trẻ đã biết tự lựa chọn hoạt động trải nghiệm, tiến hành hoạt động thì tích cực, sử dụng đúng chức năng của đồ dùng, đồ chơi trong trải nghiệm.
– Trẻ tích cực tương tác với các bạn trong lớp, trong trường giúp trẻ thêm gắn bó với nhau, nâng cao tinh thần đoàn kết và ý thức tập thể, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
– Hoạt động trải nghiệm còn giúp trẻ năng động, tự tin tham gia vào các hoạt động tập thể, hồn nhiên trong giao tiếp với mọi người xung quanh.
– Áp dụng các hoạt động trải nghiệm, các cháu có hứng thú tích cực tham gia vào hoạt động vui chơi, học tập, hoạt động khác trong ngày khả năng chú ý nâng lên rõ rệt.
– Vốn từ của trẻ ngày thêm phong phú và trẻ có thể tự giải quyết một số tình huống đơn giản, phát huy óc sáng tạo tưởng tượng của trẻ trong cuộc sống hàng ngày. Biểu hiện của phụ huynh rất hài lòng về kết quả học tập của con mình.
*Đối với giáo viên:
Giáo viên đã tạo cho mình một kiến thức, kỹ năng vững vàng trong việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức chăm sóc, giáo dục trẻ theo hướng tích cực hóa các hoạt động đã phát huy cao hứng thú chủ động của trẻ. Qua đó trình độ chuyên môn của bản thân được nâng lên rõ rệt, các hoạt động được xếp loại khá giỏi trong quá trình tổ chức dạy học cho trẻ.
Đã có sự sáng tạo trong việc tạo môi trường cho trẻ hoạt động, biết cách khai thác và sử dụng các nguyên vật liệu, đồ dùng, đồ chơi một cách hợp lý có hiệu quả.
Đáp ứng được nhu cầu vui chơi của trẻ và sự đổi mới của chương trình giáo dục mầm non theo hướng lấy trẻ làm trung tâm.
2.5.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có):
3. Những thông tin cần được bảo mật – nếu có:
4. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Để sáng kiến áp dụng có hiệu quả cần phải đảm bảo các điều kiện sau:
a. Điều kiện về con người
– Cần có sự thống nhất về kế hoạch, nội dung, hình thức tổ chức thực hiện của tập thể cán bộ, giáo viên trong nhà trường.
– Giáo viên thường xuyên học hỏi, thay đổi hình thức về phương pháp tổ chức hoạt động ngoài trời “Lấy trẻ làm trung tâm” để tạo hứng thú, tích cực cho trẻ hoạt động.
– Phát huy tính tích cực, sáng tạo của trẻ.
– Tuyên truyền và vận động phụ huynh ủng hộ nguyên vật liệu làm đồ dùng đò chơi và tích cực trò chuyện với trẻ.
b. Điều kiện về cơ sở vật chất
– Cần phải lập được kế hoạch, xây dựng bài giảng theo chủ đề một cách cụ thể, chi tiết, sáng tạo .
– Cần phải có sự ủng hộ kinh phí từ phụ huynh học sinh, của nhà trường.
– Địa điểm tổ chức phải đảm bảo phù hợp, sạch sẽ và an toàn cho trẻ.
– Đồ dùng đồ chơi cho trẻ phải đẹp mắt, phù hợp, an toàn cho trẻ.
5. Danh sách những thành viên đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có):
TT Họ và tên Ngày tháng năm sinh Nơi công tác(hoặc nơi thường trú) Chức danh Trình độ chuyên môn Nội dung công việc hỗ trợ
1 Nguyễn Thị Tuyết Anh 1989 Trường MN Đại Hiệp Giáo viên Đại học SPMN Áp dụng SKKN này tại lớp Lớn 4

2 Đặng Thị Hiền 1990 Trường MN Đại Hiệp Giáo viên Đại học SPMN Áp dụng SKKN này tại lớp Nhỡ 3

3 Bùi Thị Kiều Hoa 1995 Trường MN Đại Hiệp Giáo viên Đại học SPMN Áp dụng SKKN tại lớp Lớn 2

4
Trần Thị Dung 1981 Trường MN Đại Hiệp Giáo viên Đại học SPMN Áp dụng SKKN tại lớp Lớn 3

Đại Hiệp, ngày 15 tháng 03 năm 2023 Người nộp đơn

Nguyễn Thị Xuân Hương

PHỤ LỤC
Trang trí môi trường lớp học

Đồ dùng đồ chơi cho trẻ hoạt động qua các chủ đề

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN

Tên sáng kiến: ………………………………………………………………………………………….
Thời gian họp: …………………………………………………………………………………………
Họ và tên người nhận xét: ………………………………………………………………………….
Học vị: ……………………………….. Chuyên ngành:……………………………………………
Đơn vị công tác: ……………………………………………………………………………………….
Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………..
Số điện thoại cơ quan/di động: …………………………………………………………………..
Chức trách trong Hội đồng sáng kiến:………………………………………………………….
NỘI DUNG NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ
TT Tiêu chí Nhận xét, đánh giá
của thành viên Hội đồng
1 Tính mới và sáng tạo của sáng kiến:
Sáng kiến phải có giải pháp cải tiến giải pháp
đã biết trước đó tại cơ sở hoặc những nội dung
đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược
điểm của giải pháp đã biết hoặc là các giải pháp
mang tính mới hoàn toàn.
2 Tính khả thi của sáng kiến:
Sáng kiến phải có giải pháp đã được áp dụng,
kể cả áp dụng thử trong điều kiện kinh tế – kỹ
thuật tại cơ sở và mang lại lợi ích thiết thực;
ngoài ra có thể nêu rõ giải pháp còn có khả năng
áp dụng cho những đối tượng, cơ quan, tổ chức
nào.
3 Tính hiệu quả của sáng kiến:
Sáng kiến phải so sánh lợi ích kinh tế, xã hội
thu được khi áp dụng giải pháp trong đơn so với
trường hợp không áp dụng giải pháp đó, hoặc
so với những giải pháp tương tự đã biết ở cơ sở
(cần nêu rõ giải pháp đem lại hiệu quả kinh tế,

lợi ích xã hội cao hơn như thế nào hoặc khắc
phục được đến mức độ nào những nhược điểm
của giải pháp đã biết trước đó – nếu là giải pháp
cải tiến giải pháp đã biết trước đó);
Sáng kiến nếu được số tiền làm lợi (nếu có thể
tính được) và nêu cách tính cụ thể.

Đánh giá chung (Đạt hay không đạt):

THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN

Cảm nhận của Phụ huynh

Chị Nguyễn Thị Hoài Thu – Phụ huynh bé: Nguyễn Huỳnh Linh Đan – Lớp lớn

Con tôi rất nhút nhát, do công việc bận rộn gia đình cũng không có thời gian để tạo điều kiện cho bé thường xuyên tiếp xúc với môi trường bên ngoài nên bé ngại giao tiếp hơn. Do đó khoảng thời gian đầu cho bé đi học là quãng thời gian khó khăn cho cả bé và gia đình. Tôi đã từng khóc khi thấy bé đứng thút thít do không thuộc những động tác thể dục buổi sáng… Thời gian trôi thật mau, giờ bé đã nên người và tự tin hơn rất nhiều, bé lại có thể phát huy được năng khiếu múa hát. Tất cả là nhờ sự yêu thương, gần gũi của các cô đã làm cho bé tìm được niềm vui khi đến lớp.