BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM THIẾT KẾ MỘT SỐ ĐỒ DÙNG ĐỒ CHƠI PHỤC VỤ CHO TRẺ HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC ĐỘ TUỔI MẪU GIÁO BÉ TẠI TRƯỜNG MẦM NON ĐẠI HIỆP GIÁO VIÊN: NGUYỄN VŨ TRÀ
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI LỘC
TRƯỜNG MẦM NON ĐẠI HIỆP
HỒ SƠ
ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
NĂM HỌC: 2021-2022
ĐỀ TÀI:
KINH NGHIỆM THIẾT KẾ MỘT SỐ ĐỒ DÙNG ĐỒ CHƠI
PHỤC VỤ CHO TRẺ HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC
ĐỘ TUỔI MẪU GIÁO BÉ TẠI TRƯỜNG MẦM NON ĐẠI HIỆP
Tác giả: Nguyễn Vũ Trà
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Trường mầm non Đại Hiệp
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi1: Hội đồng sáng kiến Trường Mầm non Đại Hiệp.
Tôi kính đề nghị Quý cơ quan/đơn vị xem xét, công nhận sáng kiến như sau:
1. Họ và tên tác giả hoặc đồng tác giả2: Nguyễn Vũ Trà
2. Đơn vị công tác: Trường Mầm non Đại Hiệp
3. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến3: Nguyễn Vũ Trà
4. Tên sáng kiến: “Kinh nghiệm thiết kế một số đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trẻ hoạt động ở các góc độ tuổi Mẫu giáo Bé tại trường mầm non Đại Hiệp”.
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến4: Lĩnh vực phát triển thẫm mỹ cho trẻ mẫu giáo Bé trong trường mầm non.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử5: Bắt đầu thực hiện từ ngày 15/09/2021
7. Hồ sơ đính kèm:
+ Hai (02) tập Báo cáo sáng kiến.
+ Các tài liệu, giấy tờ, hình ảnh liên quan (nêu cụ thể, nếu có).
+ Văn bản đề nghị công nhận sáng kiến kèm Biên bản của Hội đồng sáng
kiến và quyết định công nhận sáng kiến của cơ quan, đơn vị nơi tác giả đang công tác.
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực,đúng
sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Đại Hiệp, ngày 10 tháng 3 năm 2022
Người nộp đơn
Nguyễn Vũ Trà
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
KINH NGHIỆM THIẾT KẾ MỘT SỐ ĐỒ DÙNG ĐỒ CHƠI
PHỤC VỤ CHO TRẺ HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC
ĐỘ TUỔI MẪU GIÁO BÉ TẠI TRƯỜNG MẦM NON ĐẠI HIỆP
1. Mô tả bản chất của sáng kiến7:
Chúng ta đã bước sang thế kỷ 21, thế kỷ của nền văn minh tri thức, của khoa học kỹ thuật hiện đại tiên tiến. Giáo dục Mầm non đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nền tri thức ấy. Nó đặt nền móng cơ sở đầu tiên cho việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ mầm non. Mục tiêu mà giáo dục Mầm non vươn tới đó là: Giúp trẻ phát triển về mặt thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, nhận thức và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học tập và vui chơi cho trẻ.
Có thể nói hoạt động vui chơi là một trong những loại hình hoạt động của trẻ ở trường mầm non, là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo mà chính hoạt động ở các góc là nơi thể hiện rõ nhất quá trình chơi của trẻ, ở đây trẻ được chọn vai chơi.., được hòa mình vào thế giới của riêng trẻ…
Hoạt động góc trong trường mầm non là phương tiện phát triển toàn diện cho trẻ. Trẻ em đến trường không chỉ cần được chăm sóc sức khỏe, được học tập mà quan trọng nhất là trẻ được vui chơi. Chơi tạo cho trẻ kỹ năng tư duy và kỹ năng xã hội như kỹ năng giải quyết vấn đề, kiên nhẫn, giao tiếp, hợp tác với người khác. Trong suốt quá trình chơi trẻ được trao đổi, chia sẻ ý tưởng của mình với bạn được tự do lựa chọn nhiều các hoạt động từ nhiều góc chơi khác nhau được phát huy khả năng cá nhân của mình, làm cho thế giới xung quanh của các trẻ đẹp hơn và rộng lớn hơn, tuổi thơ của các em sẽ trở thành những kỷ niệm quý báu theo suốt cuộc đời, làm giàu nguồn tình cảm và trí tuệ cho các bé. Được hòa mình vào thế giới “chơi mà học, học mà chơi” mà đặc biệt là trẻ em ở lứa tuổi mầm non thì thông qua chơi để học, thông qua học cũng có chơi, bởi qua đó trẻ sẽ rõ hơn về thế giới xung quanh. Biết cách giao tiếp, biết cách hợp tác với bạn trong các trò chơi thông qua hoạt động góc. Qua các trò chơi này trẻ sẽ học cách làm người và ngày càng hoàn thiện hơn.
Đồ chơi phục vụ cho trẻ hoạt động ở các góc đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển thể chất và trí tuệ cho trẻ. Trẻ thường bị cuốn hút trước những đồ dùng đồ chơi ngộ nghĩnh sinh động với nhiều màu sắc đa dạng, phong phú. Để tổ chức tốt và có hiệu quả cho trẻ giáo viên phải nắm được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ độ tuổi Mẫu giáo Bé. Từ đó có phương pháp để tổ chức cho trẻ chơi ở các góc phù hợp và đạt kết quả cao nhất, hiệu quả nhất.
Chính vì vậy giáo viên cần tổ chức cho trẻ chơi trò chơi nói chung và hoạt động góc nói riêng. Nhưng làm thế nào để tổ chức được hoạt động góc thực sự có hiệu quả và lôi cuốn trẻ hấp dẫn trẻ là một điều cần phải suy nghĩ đối với giáo viên đặc biệt là giáo viên mầm non. Vì trẻ ở lứa tuổi 3-4 tuổi dễ dàng tham gia vào trò chơi nhưng cũng nhanh nhàm chán và nhanh bỏ cuộc. Mọi người đều công nhận rằng đồ chơi là một nhu cầu tự nhiên không thể thiếu được ở các góc chơi của trẻ. Tuy nhiên với cuộc sống hiện nay thì những loại đồ chơi có sẵn rất nhiều nhưng để thỏa mãn các hoạt động vui chơi của trẻ thì giáo viên mầm non luôn phải suy nghĩ và tìm tòi rất nhiều các nguyên vật liệu để làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ phong phú và đa dạng ở các góc chơi. Vì đồ chơi càng phong phú bao nhiêu thì càng kích thích sự hứng thú và tạo sự ham muốn được khám phá mở mang kiến thức về thế giới xung quanh ở trẻ bấy nhiêu.
Từ những thực tế mà các cháu lớp tôi chơi ở các góc hàng ngày và qua quá trình tìm tòi, áp dụng chương trình giáo dục mầm non mới tôi đã nghiên cứu đề tài: “Kinh nghiệm thiết kế một số đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trẻ hoạt động ở các góc độ tuổi Mẫu giáo Bé tại trường mầm non Đại Hiệp”.
1.1. Các giải pháp thực hiện, các bước và cách thức thực hiện:
Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp theo Thông tư số 51/2020/TT-BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Chương trình GDMN
– Để thực hiện chương trình giáo dục mầm non, trước hết tôi xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp theo Thông tư số 51/2020/TT-BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Chương trình GDMN. Dựa vào tình hình thực tế của lớp, đặc điểm phát triển của trẻ, kế hoạch năm học của nhà trường. Sau khi lập kế hoạch năm học chúng tôi tiến hành xây dựng kế hoạch giáo dục lớp, kế hoạch chủ đề, kế hoạch tuần, kế hoạch hoạt động học. Qua việc thực hiện kế hoạch hàng ngày, chúng tôi nhận thấy các cháu thích tìm tòi, khám phá,… qua các đồ dùng đồ chơi tại lớp như: Lắp ghép nhà, xây nhà, đan lát, cắm hoa, bán hàng, chơi bác sĩ… Trong quá trình chơi trẻ thường hay đặt ra những câu hỏi với cô giáo: Cô ơi! Vì sao? Làm thế nào? Tại sao thế hả cô?….
– Việc lập kế hoạch giúp chúng tôi định hướng được các công việc cần làm, các bài tập, trò chơi được đưa vào dưới hình thức nào để cho trẻ thông qua hoạt động chơi, tìm hiểu khám phá hay rèn luyện thêm kỹ năng cho trẻ.
– Qua quá trình tổ chức các hoạt động góc, trên các đồ dùng, đồ chơi ở lớp, chúng tôi nhận thấy để phát huy hết khả năng sáng tạo, tư duy của trẻ, giáo viên tổ chức các hoạt động học, chơi với những đồ dùng đồ chơi mới lạ, gần gũi, sinh động, hấp dẫn thì sẽ lôi cuốn trẻ vào hoạt động vui chơi, giáo dục đạt hiệu quả cao hơn.
– Khi thực hiện các hoạt động chơi ở các góc, bản thân chúng tôi là người luôn hướng dẫn cặn kẽ cho các cháu ở từng góc chơi. Chúng tôi luôn đổi mới các hình thức, phương pháp hướng dẫn để giúp trẻ thay đổi trạng thái, qua đó trẻ càng hưng phấn, thích thú hơn khi tham gia vào các hoạt động góc.
Giải pháp 2: Chọn nguyên vật liệu và ý tưởng thực hiện làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu phế thải, tổ chức cho trẻ làm đồ dùng đồ chơi từ những nguyên vật liệu đơn giản dễ tìm, dễ làm, áp dụng hiệu quả vào hoạt động góc
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều đồ chơi bán sẵn đáp ứng với nhu cầu của trẻ và của giáo viên trong quá trình tổ chức các hoạt động góc nhằm phát huy tính tích cực sáng tạo của trẻ. Tuy nhiên để tiết kiệm được kinh phí, tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với nguyên vật liệu mới đẹp, bắt mắt, đảm bảo tính sáng tạo, an toàn, linh hoạt, hấp dẫn với trẻ trong hoạt động đạt hiệu quả chúng tôi kết hợp với cha mẹ học sinh tìm tòi những nguyên vật liệu như: thùng giấy catton, ống hút, lõi giấy, ly giấy, chai nhựa, nỉ, form, keo 502, keo nhựa, giấy hoa, bi, sơn, đế nhựa, dây dù, nắp chai, bóng nhỏ, ly nhựa, chai sữa bằng nhựa, xốp simili, giấy decal, mo cau, thanh gỗ, que đè lưỡi, âm dương, kẹp nhựa…. để làm đồ dùng đồ chơi lôi cuốn, hấp dẫn trẻ.
Để việc làm đồ dùng đồ chơi bằng nguyên vật liệu phế thải được đề ra thực hiện đạt hiệu quả, đi vào thực tiễn, tôi đã suy nghĩ sáng tạo trò chơi trong các hoạt động và nghĩ ra ý tưởng, cách làm, nguyên vật liệu của đồ dùng đồ chơi, sao cho phù hợp, hiệu quả nhất.
– Độ an toàn: Tươi tắn, sạch sẽ, không độc hại, không có gai nhọn, không quá cứng hoặc quá mềm, không quá nhỏ, không héo úa.
– Sẵn có ở gia đình, địa phương và phù hợp với từng mùa trong năm.
Ví dụ: Để tập cho trẻ xâu vòng, mùa hè có thể chọn hoa phượng, hoa bằng lăng, hoa dại, cọng rau muống… mùa thu có thể chọn hạt bưởi, cuống rạ…
– Theo mức độ thành thaọ của trẻ
Ví dụ: Khi xâu chuỗi hạt nên bắt đầu bằng những vật liệu cứng, có lỗ to đến vật liệu mềm, có lỗ nhỏ hơn, xâu bằng các loại dây cứng, rồi đến các loại dây mềm hơn. Lúc đầu cho trẻ xâu những vật liệu cùng loại ( hoa, hoa…), sau đó có thể xâu xen kẽ các vật liệu ( hoa – lá, hoa – hạt, lá – hạt,…).
– Đảm bảo tính giáo dục
+ Có hình dáng, màu săc, âm thanh … hấp dẫn trẻ
+ Phản ánh về các sự vật, hiện tượng xung quanh gần gũi trẻ.
+ Là phương tiện giáo dục, giúp trẻ phát triển toàn diện: Thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mĩ, tình cảm và kĩ năng xã hội.
+ Nội dung và kích thước phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lí của trẻ.
– Đảm bảo an toàn, vệ sinh
+ Nguyên vật liệu dễ lau rửa.
+ Các nguyên vật liệu thiên nhiên cần được làm vệ sinh sạch sẽ trước khi cho trẻ sử dụng (rửa sạch, phơi khô và loại bỏ những nguyên vật liệu không còn nguyên hình, rách, nát)
+ Các nguyên vật liệu có sẵn trong thiên nhiên phải tươi, không độc hại, không có gai nhọn, không sử dụng những loại cây có nhựa độc (như lá cây hoa anh đào, lá vạn liên thanh…)
+ Các bộ phận, chi tiết nhỏ của đồ dùng, đồ chơi cần được gắn chắc chắn, không có cạnh nhọn sắc.
– Phải đẹp: Hình dáng, kích thước, màu sắc, bố cục của sản phẩm thể hiện sự hài hòa, cân đối.
– Kích thước: vừa tay trẻ, không quá to và cũng không quá nhỏ. Khi cho trẻ sử dụng các nguyên vật liệu nhỏ như hột hạt..thì giáo viên phải bao quát tốt
– Kỹ thuật: Các thao tác để tạo sản phẩm cần đơn giản, phù hợp với trình độ, sự phát triển của từng lứa tuổi
– Màu sắc:
+ Cần lựa chọn những nguyên vật liệu có màu sắc tươi, đẹp
+ Có thể sơn màu cho các nguyên vật liệu trước khi cho trẻ sử dụn
– Hình dáng:
+ Cần lựa chọn những nguyên vật liệu có hình dáng đặc trưng
+ Có thể cắt, tạo dáng lá cây trước khi sử dụng
– Phải đảm bảo tính thực tiễn
Phản ánh được xã hội mà trẻ đang sống
– Các loại đồ dùng đồ chơi đã hướng dẫn trẻ thực hiện
* Sản phẩm: Bộ đồ dùng góc xây dựng:
Bộ hàng rào:
Nguyên vật liệu: Que đè lưỡi, Gạch xốp nhỏ, Nỉ màu xanh lá cây, Keo nhựa
Cách làm: Sắp xếp các que đè lưỡi thành hình hàng rào. Dùng keo nhựa dán các que đè lưỡi lại với nhau. Cắt nỉ màu xanh làm cỏ và dán vào hàng rào. Dùng keo dán gạch xốp nhỏ vào làm cho hàng rào đứng được
Ứng dụng: Đồ chơi hàng rào, là một đồ dùng đồ chơi giúp trẻ phát triển nhận thức và tìm hiểu, khám phá trong khi trẻ chơi xây dựng nhà, công viên, sở thú, trang trại…Cô sử dụng những bộ đồ chơi hàng rào cho trẻ chơi theo nhóm ở góc xây dựng. Trẻ lựa chọn đồ chơi cho mình chơi. Cô hướng dẫn trẻ thao tác với đồ chơi: Hỏi trẻ đồ chơi này này làm bằng chất liệu gì? Con phải làm gì với đồ chơi này? Cho trẻ thao tác các kỹ năng của đôi bàn tay với bộ đồ chơi hàng rào (Cô giúp trẻ trong khi chơi nếu trẻ cần nếu cần thiết).
* Sản phẩm: Bộ đồ dùng góc phân vai
Bánh quy các loại
Nguyên vật liệu: Giấy báo. Máy xay sinh tố. Màu nước. Kim tuyến
Cách làm: Làm ướt báo sau đó cho vào máy xay nhuyễn. Dùng báo đã được xay nhuyễn và nặn thành những chiếc bánh xinh xắn. Sau khi nặn bánh xong đem ra phơi nắng. Khi bánh đã khô dùng màu nước quét lên bánh và rắc kim tuyến rồiphơi tiếp cho khô. Sau khi phơi bánh khô đóng bánh vào hộp
Ứng dụng: Các hộp bánh dùng cho trẻ chơi ở góc phân vai – bán hàng. Mỗi trẻ có thể đến cửa hàng để mua bánh về cho gia đình. Cô hướng dẫn trẻ thao tác khi đến cửa hàng mua bánh: Hỏi trẻ đồ chơi này làm bằng chất liệu gì? Con phải làm gì với đồ chơi này? (Cô giúp trẻ nếu cần thiết).
* Sản phẩm: Bộ đồ chơi góc học tập
Làm bảng chun học toán: Đế làm được bảng chun này có thể tận dụng từ rất nhiều nguyên liệu như gỗ, la phông nhựa, ván ép vụn … làm cột cài dây chun bằng những vật dụng an toàn, thuận tiện từ que tăm cắt lấy phần giữa, bỏ 2 đầu nhọn để đảm bảo an toàn, cắt que tính bằng nhựa thành nhiều đoạn, khoan lỗ vừa với que tăm, que tính, đính vào bảng thay vì dùng đinh đóng sẽ không đảm bảo an toàn khi trẻ sử dụng .
Nhiệm vụ của trẻ trong bộ đồ chơi này là tìm những sợi dây chun móc vào bản để thành hình theo yêu cầu của cô và bỏ dây chun còn thừa vào hộp, tương ứng mỗi hộp dây chun với 1 bản chun.
Bộ thước đo móc xích: Giáo viên xin phụ huynh ghim kẹp hồ sơ bằng nhựa nhiều màu để làm thước đo, với nhiều hình dạng, màu sắc khác nhau ( Tròn, vuông, chữ nhật, dẹt, dài….). Bộ đồ dùng này làm đơn giản, vật liệu dễ tìm, để bộ đồ dùng thêm phong phú có thể vận động phụ huynh cùng tìm kiếm, cùng đóng góp vật liệu cho cô giáo.
Bộ đồ dùng nhiều màu sắc, nhiều kiểu dáng khác nhau nhưng phục vụ chung là Bộ thước đo móc xích làm cho trẻ hứng thú hơn, không tranh dành với bạn, ai thích màu nào, thích kiểu dáng nào thì chọn màu ấy, kiểu dáng ấy, đảm bảo đủ và dư cho mỗi cháu một bộ khi tham gia thực hiện hoạt động luyện tập hay trò chơi.
Bộ toán và xâu khuy nhỏ:
Hiện nay cúc áo, các loại hột hạt đa dạng, phong phú, nhiều màu sắc vô cùng, do điều kiện kinh tế phát triển, thị hiếu người tiêu dùng muốn thay đổi, muốn làm mới mình nên các đồ dùng bỏ đi nhưng vẫn còn rất mới, chúng ta có thể tận dụng với nhiều hình thức khác nhau để tạo ra sản phẩm, đồ dùng theo ý của mình, đảm bảo cho các hoạt động giáo dục trẻ tại lớp.
Với bộ đồ dùng này, nguyên vật liệu thật phong phú, tôi có thể gợi ý cho trẻ biết tận dụng cúc áo cũ, các loại hột hạt trang trí váy, áo cưới cũ, bỏ đi của ba mẹ, người thân hoặc xin ở cửa hàng cho thuê đồ cưới, giấy xốp nhiều màu xanh, đỏ, vàng, tím, trắng, đen,…. xin từ các cửa hàng trang trí nội thất cắt theo hình đồng xu hoặc những nắp chai trà xanh, nước uống giải khác nhiều màu…. khoét lỗ chính giữa, xâu dây chỉ nhựa hoặc dây cước để trẻ xâu, ghép thành những hình theo yêu cầu cô giáo, với bộ đồ dùng này tôi có thể dạy trẻ đếm, phân biệt màu, luyện kỷ năng xâu, khéo tay, làm vật trang trí hoa tai cho búp bê….
Nhiệm vụ của trẻ là thu thập giúp cô một số nắp chai nhựa nhiều màu, cúc áo bỏ nhiều màu.
* Sản phẩm: Bộ đồ dùng góc sách truyện
1. Các nhân vật rối
Nguyên vật liệu: Nỉ. Que đè lưỡi, Keo nhựa.
Cách làm: Cắt nỉ thành khuôn mặt nhân vật rối. Trang trí mắt, mũi, miệng lên khuôn mặt nhân vật rối. Dùng keo dán mặt nhân vật rối lên que đè lưỡi
Ứng dụng: Các nhân vật rối que là một bộ đồ dùng đồ chơi giúp trẻ phát triển nhận thức khả năng sáng tạo và nhất là ngôn ngữ trong khi trẻ chơi. Mỗi trẻ có một nhân vật rối được chơi trong hoạt động góc ở góc sách truyện. Trong hoạt động này cô có thể chơi cùng trẻ và hướng dẫn trẻ thao tác với đồ chơi: Hỏi trẻ đồ chơi này này làm bằng chất liệu gì? Con phải làm gì với đồ chơi này? Nhân vật rối này có trong câu truyện nào? Cho trẻ thao tác các kỹ năng của đôi bàn tay với các nhân vật rối mà trẻ thích (Cô giúp trẻ nếu cần thiết).
* Sản phẩm: Bộ đồ dùng góc nghệ thuật
1. Xếp vỏ nghêu theo hình vẽ
Nguyên vật liệu: Vỏ nghêu. Bút lông Băng keo trong. Giấy A0. Keo nhựa.. Thùng giấy catton.
Cách làm: Cắt giấy A0 thành một tấm bảng vừa phải sau đó dùng keo dán lên miếng catton. Dùng bút lông vẽ lên giấy những đường cong, vòng tròn vv..Dùng keo trong dán tấm bản vừa làm xong.
Ứng dụng: Tấm bảng bằng giấy A0 là một bộ đồ dùng đồ chơi giúp trẻ phát triển nhận thức khả năng sáng tạo và sự khéo léo của đôi bàn tay trong khi trẻ chơi. Mỗi trẻ có một tấm bảng chơi trong hoạt động góc ở góc nghệ thuật. Trong HĐ này cô có thể chơi cùng trẻ và hướng dẫn trẻ thao tác với đồ chơi: Hỏi trẻ đồ chơi này này làm bằng chất liệu gì? Con phải làm gì với đồ chơi này? Con xếp vỏ nghêu như thế nào cho giống đường hình vẽ? Cho trẻ thao tác các kỹ năng của đôi bàn tay với các vỏ nghêu để xếp vào tấm bảng (GV giúp trẻ nếu cần thiết).
Giải pháp 3: Lựa chọn, bố trí, sắp xếp và tạo môi trường hoạt động hấp dẫn ở các góc chơi phù hợp với trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non.
Ở trường mầm non, khi tham gia vào hoạt động vui chơi tại lớp thì trẻ sẽ về các góc chơi, sẽ lựa chọn những nội dung chơi mà mình thích. Chính vì vậy, trong lớp học không thể thiếu những góc chơi của bé. Các góc chơi phải có nhiều đồ dùng đẹp mắt để thêm lôi cuốn trẻ và phải được bố trí gọn gàng tạo nên một môi trường lớp học với những màu sắc sinh động… Cho nên vào đầu năm học khi được phân công chủ nhiệm lớp mẫu giáo bé và tham gia hội thi trang trí lớp đầu năm, thì tôi đã quan sát và bố trí các góc chơi sao cho phù hợp với nhận thức cũng như đặc điểm tâm sinh lý của trẻ lứa tuổi mẫu giáo bé.
Các góc chơi được bố trí động tĩnh riêng biệt, để không làm ảnh hưởng đến các hoạt động vui chơi của trẻ và tạo được hiệu quả cao hơn trong sự hợp tác giữa các trẻ với nhau.
Môi trường xung quanh lớp cũng như đồ dùng đồ chơi giúp trẻ mở rông hiểu biết về thế giới xung quanh, tạo cơ hội cho trẻ hoạt động. Góc chơi được trang trí hấp dẫn, đẹp mắt, đồ dùng đồ chơi đa dạng phong phú sẽ khơi gợi niềm đam mê hoạt động và giúp trẻ tiếp thu kiến thức nột cách nhẹ nhàng có hiệu quả, phát huy trí tưởng tưởng sáng tạo của trẻ. Thường tùy thuộc vào mỗi chủ đề tôi dựa vào những kinh nghiệm trải nghiệm trên trẻ mà tôi và trẻ cùng trò chuyện về chủ đề và về các góc, qua đó tôi gợi ý để trẻ nêu lên ý tưởng sau đó tôi cùng trẻ trang trí các góc chơi cho phù hợp với mỗi chủ đề để giúp tăng sự hứng thú để khám phám thế giới xung quanh và sáng tạo khi hoạt động.
Ví dụ: Đối với chủ đề “ Tết và mùa xuân”, góc phân vai cô cùng trẻ nhanh trí cành hoa mai, cành hoa đào, các khu vực bán hàng có quầy bánh mứt tết, bánh chưng, bánh tét…
Bố trí các góc chơi phù hợp với nguyên tắc, vị trí các góc trong lớp học phải thuận tiện cho trẻ hoạt động. Các góc phải có không gian phù hợp để đảm bảo an toàn và vận động cho trẻ, tạo ranh giới giữa các góc chơi để trẻ nhận biết từng góc một cách rõ ràng. Cô và trẻ có thể thay đổi các góc chơi để tạo sự mới mẻ hấp dẫn cho trẻ nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc bố trí xây dựng hoạt động góc. Ngoài các góc chơi chính trong lớp tôi tạo không gian mở cho trẻ hoạt động trải nghiệm và thường xuyên thay đổi đồ dùng góc mở theo từng chủ đề tạo sự hấp dẫn với trẻ khi chơi.
Ví dụ: Ở chủ đề “Gia đình” góc xây dựng bố trí ngay của lớp, những sang chủ đề “ Bản thân” góc xây dựng đã chuyển sang góc thư viện, góc thư viện chuyển sang góc học tập nhưng vẫn đảm bảo đủ ánh sáng và yên tĩnh, góc xây dựng vẫn đủ không gian để trẻ hoạt dộng.
Giải pháp 4: Thực hiện tốt chương trình giáo dục trẻ mẫu giáo, thường xuyên tổ chức hoạt động góc theo đúng kế hoạch đề ra để hình thành kỹ năng chơi cho trẻ
Có thể nói hoạt động góc là hoạt động thể hiện kỹ năng làm việc nhóm rõ ràng nhất. Vì khi hoạt động nhóm, trẻ được chọn nhóm chơi, tự phân vai chơi và được thể hiện vai chơi của mình nhiều nhất trong nhóm chơi đó. Nhưng nếu nhóm chơi của trẻ chưa hợp lý như nhóm toàn những trẻ nghịch, ít chú ý chẳng hạn thì cô nên can thiệp, hướng trẻ chọn những nhóm chơi phù hợp hơn. Giáo viên cũng phải chú ý đến việc phân vai chơi của trẻ, trẻ nào cũng có vai chơi và được chọn vai chơi cho mình. Nếu nhiều trẻ cùng thích một vai chơi, không ai chịu nhường ai thì đó là lúc tính ích kỉ xuất hiện, cô phải can thiệp, giải thích cho trẻ hiểu, nói với trẻ rằng các con sẽ thay phiên nhau đóng vai này, hôm nay bạn A làm trước, ngày mai đến lượt bạn B. Tôi nghĩ trẻ sẽ đồng ý ngay thôi. Và đây cũng là lúc giáo viên có thể giúp trẻ hiểu ích lợi của “làm việc nhóm” vì một bạn không thể đảm nhận được tất cả các vai chơi.
Góc nghệ thuật:
Thông qua các hoạt động nghệ thuật tạo hình và âm nhạc, trẻ có thể sử dụng trí tưởng tượng, được sáng tạo và thể hiện tình cảm và cảm xúc của mình. Nghệ thuật tạo hình giúp trẻ phát triển kỹ năng vận động tinh, cải thiện sự phối hợp tay và mắt, trí tưởng tượng sáng tạo.
Nghệ thuật âm nhạc cho trẻ em cơ hội được nghe nhạc thử nghiệm với âm thanh và cảm giác của mình để bày tỏ cảm xúc qua âm nhạc.
Góc phân vai:
Góc phân vai cho trẻ có cơ hội chơi để bắt chước, giả vờ là người lớn, hoặc những người khác trong các tình huống hàng ngày và được thử làm các nghề nghiệp khác nhau. Trò chơi đóng vai khuyến khích ở trẻ sự sáng tạo, trẻ tự lựa chọn vai chơi cũng như các kỹ năng xã hội và tình cảm khác.
Góc xây dựng và lắp ghép:
Thông qua chơi trẻ em thể hiện trí tưởng tượng và sáng tạo của mình, tìm hiểu các khái niệm và kỹ thuật cơ bản, giúp các em cải thiện kỹ năng vận động giải quyết vấn đề thực tế và học cách hợp tác với các bạn của mình.
Góc học tập:
Học tập khoa học giúp trẻ phát triển tư duy và kỹ năng ngôn ngữ, giải quyết vấn đề cũng như hiểu về thế giới tự nhiên, khám phá sở thích bản thân và tìm hiểu về thế giới xung quanh.
Góc sách truyện:
Khi trẻ xem sách, truyện tranh, các nhân vật rối dưới sự hướng dẫn của cô giáo, tự lựa chọn sách mà trẻ thích, cùng bạn vừa trò chuyện vừa trao đổi, qua đó vốn từ của trẻ tăng lên và kỹ năng giao tiếp được phát triển.
Giải pháp 5: Tổ chức thực hiện tốt công tác phối hợp với cha mẹ học sinh. Phối kết hợp với phụ huynh và học sinh thu gom phế thải để làm đồ dùng đồ chơi
Là một giáo viên mầm non việc dạy cho trẻ làm đồ dùng, đồ chơi rất thiết thực và phục vụ hàng ngày cho trẻ trong các hoạt động ở lớp. Tuy nhiên đồ chơi của các cháu ở lớp còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng đủ để phục cho trẻ. Để có vật liệu làm đồ dùng, đồ chơi tôi đã kết hợp với phụ huynh nhặt gom các loại phế thải: lõi giấy vệ sinh, các hộp bánh kẹo, các túi, lon, hủ đựng đồ, đựng thức ăn, báo cũ, tạp chí…là một kho nguyên liệu vô cùng phong phú để cho trẻ có thể làm được đồ chơi cho mình. Tuy nhiên, để chương trình giáo dục này càng thêm phong phú, chúng ta có thể tư vấn cho phụ huynh giúp trẻ sưu tầm thêm các loại nguyên liệu khác như: các loại hạt ngũ cốc, rau củ quả tươi và khô, nhánh cây, lá cây khô, các loại hạt, các loại nui, vỏ trứng, len…Những thứ vật dụng phế thải an toàn đảm bảo thì hàng tuần mỗi phụ huynh của trẻ gom đưa cho trẻ mang đi và nộp lại cho cô, để cô giáo làm nhiều đồ chơi cho trẻ chơi và học tập. Tôi đã dùng biện pháp này phụ huynh đồng tình ủng hộ rất cao và đạt kết quả. Nhiệm vụ và hướng dẫn cho trẻ cách sưu tầm, thu nhặt, và bảo quản các các nguyên vật liệu. Tùy vào từng nhiệm vụ và điều kiện cụ thể của trẻ mà qui định thời gian thực hiện ngắn hay dài.
Với biện pháp trên tôi đưa ra hình thức thi đua giữa trẻ với trẻ hoặc giữa tổ này với tổ khác .
Sau mỗi tuần cô giáo tổng kết lại nếu tổ nào thu gom được nhiều đồ phế thải hơn thì cô sẽ tuyên dương tổ đó. Sau 3 tháng lớp đã có các nguyên vật liêu cần thiết cho việc làm đồ dùng như sau: ống hút, nắp bia, gáo dừa, hạt cau già hoặc hạt nhãn, vải nĩ, giấy bìa cứng, các loại hạt ngũ cốc, rau củ quả tươi và khô, nhánh cây, lá cây khô, các loại hạt, các loại nui, vỏ trứng, len…- Thực hiện phương châm phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Chúng tôi thường xuyên giới thiệu kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ tại trường nhằm tạo sự liên kết và thống nhất giữa trường mầm non với cha mẹ trong kế hoạch thực hiện ở lớp học cũng như ở gia đình. Đồng thời hướng dẫn bố mẹ biết chọn những đồ dùng, đồ chơi hợp lý cho trẻ.
Tuyên truyền cho các bậc cha mẹ về hiệu quả của đồ dùng đồ chơi đối với sự phát triển trí tuệ của trẻ trong cuộc họp phụ huynh, từ đó đề nghị phụ huynh giúp đỡ, ủng hộ các nguyên vật liệu để giáo viên làm đồ dùng phục vụ cho hoạt động vui chơi, giáo dục trẻ.
Và sau khi ứng dụng đồ dùng ở các góc chơi của lớp đạt hiệu quả, chúng tôi đã mạnh dạn chia sẻ kinh nghiệm làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ qua các slide, các đoạn video… để tuyên truyền đến cha mẹ học sinh. Vào giờ đón, trả trẻ dùng màn hình tivi của nhà trường trình chiếu cách làm đồ chơi và khuyến khích phụ huynh có thể tự làm những đồ chơi đó cho con mình được chơi, được học tại nhà. Qua hoạt động này, chúng tôi đã nhận được những phản hồi rất tốt từ phía cha mẹ trẻ.
1.2. Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết (nếu là giải pháp cải tiến giải pháp đã biết trước đó tại cơ sở):
Khi thực hiện đề tài “Kinh nghiệm thiết kế một số đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trẻ hoạt động ở các góc độ tuổi Mẫu giáo Bé tại trường mầm non Đại Hiệp” tại lớp Bé 1 trường mầm non Đại Hiệp có những thuận lợi và khó khăn như sau:
* Thuận lợi:
– Trường có cơ sở vật chất tương đối khang trang, các trang thiết bị đồ dùng dạy học của cô, đồ dùng đồ chơi của trẻ được chú trọng đầu tư chất lượng tốt màu sắc bền, đẹp.
– Được sự quan tâm, giúp đỡ của BGH nhà trường, bạn bè và đồng nghiệp.
– Năm học này nhà trường tổ chức hội thi làm đồ dùng đồ chơi phục vụ hoạt động vui chơi, giáo dục trẻ nhằm thực hiện mục tiêu áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
– Giáo viên có khả năng làm đồ dùng đồ chơi tốt đạt kết quả cao trong các Hội thi làm đồ dùng đồ chơi tự làm.
– Đa số phụ huynh nhiệt tình, quan tâm đến trẻ. Sẵn sàng hỗ trợ cho lớp các nguyên vật liệu khi giáo viên cần để làm đồ dùng phục vụ cho các hoạt động của trẻ.
– Giáo viên tích cực xây dựng môi trường cho trẻ chơi và thay đổi các góc chơi ở trong lớp nhằm thu hút và lôi cuốn trẻ tham gia. Nắm vững phương pháp tổ chức hoạt động góc cho trẻ, có khả năng thu hút lôi cuốn trẻ tham gia vào các trò chơi.
– Thường xuyên làm đồ dùng, đồ chơi cho các góc hoạt động ở trong lớp.
– Bản thân các giáo viên tham gia đầy đủ các chuyên đề của ngành học mầm non.
– Giáo viên có chuyên môn về việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non.
– Đa số trẻ đều nhanh nhẹn, hoạt bát, thích thú tham gia các hoạt động giáo dục, vui chơi mà giáo viên tổ chức.
* Khó khăn:
– Trẻ ở lớp tôi là lớp 3-4 tuổi là độ tuổi đặc biệt mà các nhà tâm lí gọi là khủng hoảng tuổi lên 3 nên vẫn còn những hạn chế nhất định. Số lượng cháu đông, khả năng nhận thức và tiếp thu của trẻ không đồng đều dẫn đến khả năng chơi, cách chơi của trẻ đạt hiệu quả chưa cao, trẻ chưa biết chủ động thiết lập mối quan hệ chơi một cách tối ưu.
– Xây dựng môi trường phát triển hoạt động còn mang tính trang trí, ít đồ dùng cho trẻ chơi, ít khai thác suy nghĩ, ý tưởng của trẻ.
– Có một số trẻ rụt rè, nhút nhát, chưa mạnh dạn tham gia vào các hoạt động chơi và một số cháu quá hiếu động nên đôi khi chưa tập trung, hứng thú trong hoạt động.
– Đồ dùng của HĐ góc cho trẻ còn nhiều hạn chế chưa đa dạng, phong phú.
Từ thuận lợi và những khó khăn đã nêu trên, ngay từ đầu năm học 2021 – 2022, nhà trường đã phát động hội thi làm đồ dùng đồ chơi phục vụ các hoạt động vui chơi, giáo dục trẻ. Bản thân chúng tôi suy nghĩ và sử dụng một số nguyên vật liệu như khác nhau như: thùng giấy catton, ống hút, lõi giấy, ly giấy, chai nhựa, nỉ, form, keo nhựa, giấy hoa, bi, sơn, đế nhựa, dây dù, nắp chai, ly nhựa, chai sữa bằng nhựa, xốp simili, giấy decal, báo, que đè lưỡi, banh, âm dương, kẹp nhựa, mo cau,… cùng một số phụ kiện khác để làm một số đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trẻ hoạt động ở các góc độ tuổi Mẫu giáo Bé tại trường mầm non Đại Hiệp”.
1.3. Nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm hiện tại (nếu là giải pháp cải tiến giải pháp đã biết trước đó tại cơ sở):
Từ những ưu và nhược điểm đã rút ra trong quá trình tổ chức thực hiện trước đây về việc làm, dạy trẻ làm và sử dụng đồ dùng đồ chơi cho trẻ chơi tại các góc chơi, thì trước tiên bản thân cô giáo phải tìm tòi, học hỏi bồi dưỡng về kỹ năng, thao tác, mẫu mã để làm đồ dùng dạy học, đồ chơi có tính thẩm mỹ, bền chắc để thu hút sự ham thích của trẻ. Bản thân đã kết hợp các giải pháp để có kinh nghiệm làm đồ dùng đồ chơi phục vụ các góc cho trẻ 3-4 tuổi:
– Tìm tòi, học hỏi bồi dưỡng về kỹ năng, thao tác, mẫu mã để làm đồ dùng dạy học, đồ chơi có tính thẩm mỹ, bền chắc thu hút sự ham thích của trẻ qua từng chủ đề.
– Chọn nguyên vật liệu và ý tưởng thực hiện làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu phế thải, tổ chức cho trẻ làm đồ dùng đồ chơi từ những nguyên vật liệu đơn giản dễ tìm, dễ làm, áp dụng hiệu quả vào giờ học, giờ chơi của trẻ
– Kết hợp với phụ huynh trong việc làm đồ dùng đồ chơi khi ở nhà vào buổi tối, thứ bảy, chủ nhật, ngày nghĩ lễ.
1.4. Khả năng áp dụng của sáng kiến8:
Với tinh thần trách nhiệm của một giáo viên, tình hình thực tế của lớp và nhu cầu được chơi của các cháu lớp tôi đang phụ trách nên tôi nghiên cứu và áp dụng đề tài này để cho các cháu có nhiều đồ chơi mới lạ trong các hoạt động góc hàng ngày
1.5. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Để sáng kiến áp dụng có hiệu quả cần phải đảm bảo các điều kiện sau:
a. Điều kiện về con người:
– Cần có sự thống nhất về kế hoạch, nội dung, hình thức tổ chức thực hiện của tập thể cán bộ, giáo viên trong nhà trường.
– Tuyên truyền và vận động phụ huynh ủng hộ nguyên vật liệu, cùng học cách làm để hướng dẫn trẻ thực hiện ở nhà và phát huy, cũng cố những kỷ năng mà cô giáo đã dạy ở trường, trân trọng, quý mến sản phẩm trẻ làm ra, không vứt bỏ khi còn sử dụng được.
– Cô giáo phải có tấm lòng yêu trẻ, nhiệt tình, chịu thương chịu khó, tìm tòi, sáng tạo, nghiên cứu các mẫu làm, khơi dậy cho trẻ tính tò mò, khám phá của trẻ.
– Sự hứng thú tham gia của học sinh.
b. Điều kiện về cơ sở vật chất:
– Cần phải lập được kế hoạch, xây dựng bài giảng theo chủ đề một cách cụ thể, chi tiết, sáng tạo.
– Cần có sự ủng hộ kinh phí từ phụ huynh học sinh, của nhà trường.
– Địa điểm tổ chức phải đảm bảo phù hợp, sạch sẽ và an toàn cho trẻ.
– Lớp học có đủ đồ dùng cá nhân trẻ theo quy định tại Thông tư số 34 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định như kéo, hồ dán, giấy màu, bút màu, đinh bấm, một số vật liệu khác xin từ phụ huynh hoặc cô và trẻ cùng thu thập được như hộp sữa chua, hộp giấy, chai nhựa, những chiếc vỏ ốc, nắp chai nhựa, viên sỏi, tờ giấy báo, bao ni lông, ống hút, chiếc lá rơi từ sân trường, que kem. Đồ dùng đồ chơi cho trẻ phải đẹp mắt, phù hợp và an toàn.
1.6. Hiệu quả sáng kiến mang lại9:
Qua quá trình áp dụng sáng kiến trong trường Mầm non Đại Hiệp thì lợi ích mà sáng kiến này đem lại có thể nói rất nhiều.
* Đối với trẻ:
– Trẻ rất hứng thú tham gia tích cực vào các hoạt động.
– Trẻ được chủ động, tích cực, tự tin hơn khi tham gia các hoạt động, trình bày suy nghĩ của mình rõ ràng, rành mạch hơn. Thích thú khi được chơi cùng cô và bạn.
– Trẻ có được một số phẩm chất tốt đẹp: biết quan tâm, chia sẻ với người khác; mạnh dạn thể hiện mình; luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của mình, sống tự lập hơn; hòa đồng, biết nhường nhịn với các bạn.
– Giờ học, giờ chơi trẻ được thoải mái, nhẹ nhàng, vui vẻ, không bị gò bó, áp đặt mà lĩnh hội tri thức ban đầu thông qua việc tham gia các hoạt động vui chơi “Chơi mà học, học mà chơi”.
– Có nhiều đồ dùng mới, đẹp, hấp dẫn, gần gũi đối với trẻ, trẻ tham gia tích cực trong hoạt động góc, hiểu biết thêm nhiều kiến thức.
* Đối với giáo viên:
– Hỗ trợ cho giáo viên rất nhiều trong giảng dạy, giải quyết được khó khăn trong quá trình vui chơi, giáo dục trẻ trong hoạt động góc.
– Hiệu quả đạt trên trẻ cao, nâng cao chất lượng học tập của trẻ trong các hoạt động vui chơi, giáo dục trẻ trên lớp.
– Có nhiều đồ dùng mới, đẹp, hấp dẫn, tạo không khí thoải mái cho trẻ, nhẹ nhàng, lôi cuốn trẻ tích cực hoạt động, nhiều trò chơi sử dụng nhiều nguyên vật liệu phong phú, gần gũi và phù hợp với trẻ mẫu giáo bé.
– Tạo điều kiện cho giáo viên phát huy hết năng lực chuyên môn cũng như khả năng sáng tạo khi thực hiện chương trình giáo dục mầm non, tiết kiệm kinh phí trang bị Đồ dùng đồ chơi cho trẻ tại lớp.
* Đối với CMHS:
– Giúp cha mẹ học sinh hiểu rõ hơn về chương trình giáo dục mầm non.
– Có sự phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên lớp trong công tác CSGD trẻ.
– Thực hiện gắn liền kết hợp: “Nhà trường, gia đình, xã hội” trong phương châm giáo dục.
Sau thời gian thực hiện các giải pháp thì kết quả trên trẻ như sau:
TSTT Nội dung khảo sát
Trẻ đạt
Tỉ lệ Trẻ chưa đạt
Tỉ lệ
1 Khả năng sáng tạo, tư duy của trẻ. 22/25 94% 3 6%
2 Tính tự tin trong giao tiếp, thuyết trình trước đám đông 22/25 91% 3 9%
3 Kĩ năng hợp tác, làm việc nhóm 24/25 97% 1 3%
4 Trí tưởng tượng, khả năng phán đoán tình huống 23/25 88% 2 12%
5 Ngôn ngữ rõ ràng, mạch lạc. 23/25 94% 2 6%
2. Những thông tin cần được bảo mật: Không
3. Danh sách những thành viên đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng
sáng kiến lần đầu – nếu có:
TT Họ và tên Nơi công tác Nơi áp dụng sáng kiến Ghi chú
1 Phạm Thị Thanh Thủy Trường MN Đại Hiệp Tại lớp Bé 2 trường MN Đại Hiệp
2 Nguyễn Thị Lệ Mỹ Trường MN Đại Hiệp Tại lớp Bé 3 trường MN Đại Hiệp
4. Hồ sơ kèm theo (Bản mô tả nội dung sáng kiến có thể minh họa bằng các
bản vẽ, thiết kế, sơ đồ, ảnh chụp mẫu sản phẩm… – nếu có)
* Hình ảnh Giải pháp 2: Hưởng ứng phong trào thi đua: “Làm đồ dùng đồ chơi phục vụ các hoạt động vui chơi, giáo dục trẻ” thông qua việc thiết kế một số đồ dùng đồ chơi phục vụ hoạt động ở các góc cho trẻ Mẫu giáo bé
* Sản phẩm: Bộ đồ dùng góc xây dựng:
Bộ hàng rào:
* Sản phẩm: Bộ đồ dùng góc phân vai
* Sản phẩm: Bộ đồ chơi góc học tập
1. Bảng chun học toán:
2. Bộ thước đo móc xích:
3. Bộ toán và xâu khuy nhỏ:
* Sản phẩm: Bộ đồ dùng góc sách truyện
* Sản phẩm: Bộ đồ dùng góc nghệ thuật
Xếp vỏ nghêu theo hình vẽ
Đại Hiệp, ngày 30 tháng 10 năm 2021 Người nộp đơn
Nguyễn Vũ Trà
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN
Tên sáng kiến: ………………………………………………………………………………………….
Thời gian họp: …………………………………………………………………………………………
Họ và tên người nhận xét: ………………………………………………………………………….
Học vị: ……………………………….. Chuyên ngành:……………………………………………
Đơn vị công tác: ……………………………………………………………………………………….
Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………..
Số điện thoại cơ quan/di động: …………………………………………………………………..
Chức trách trong Hội đồng sáng kiến:………………………………………………………….
NỘI DUNG NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ
TT Tiêu chí Nhận xét, đánh giá
của thành viên Hội đồng
1 Tính mới và sáng tạo của sáng kiến:
Sáng kiến phải có giải pháp cải tiến giải pháp
đã biết trước đó tại cơ sở hoặc những nội dung
đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược
điểm của giải pháp đã biết hoặc là các giải pháp
mang tính mới hoàn toàn.
2 Tính khả thi của sáng kiến:
Sáng kiến phải có giải pháp đã được áp dụng,
kể cả áp dụng thử trong điều kiện kinh tế – kỹ
thuật tại cơ sở và mang lại lợi ích thiết thực;
ngoài ra có thể nêu rõ giải pháp còn có khả năng
áp dụng cho những đối tượng, cơ quan, tổ chức
nào.
3 Tính hiệu quả của sáng kiến:
Sáng kiến phải so sánh lợi ích kinh tế, xã hội
thu được khi áp dụng giải pháp trong đơn so với
trường hợp không áp dụng giải pháp đó, hoặc
so với những giải pháp tương tự đã biết ở cơ sở
(cần nêu rõ giải pháp đem lại hiệu quả kinh tế,
lợi ích xã hội cao hơn như thế nào hoặc khắc
phục được đến mức độ nào những nhược điểm
của giải pháp đã biết trước đó – nếu là giải pháp
cải tiến giải pháp đã biết trước đó);
Sáng kiến nếu được số tiền làm lợi (nếu có thể
tính được) và nêu cách tính cụ thể.
Đánh giá chung (Đạt hay không đạt):
THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN