Website Trường Mầm Non Đại Hiệp – Đại Lộc – Quảng Nam

BÁO CÁO SÁNG KIẾN MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN THÔNG QUA BỘ MÔN LÀM QUEN VĂN HỌC GIÁO VIÊN: TRẦN THỊ DUNG

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BÁO CÁO SÁNG KIẾN
MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN THÔNG QUA BỘ MÔN LÀM QUEN VĂN HỌC
GIÁO VIÊN: TRẦN THỊ DUNG
1. Mô tả bản chất của sáng kiến:
Đối với trẻ mầm non ngôn ngữ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình giáo dục, giúp trẻ phát triển toàn diện. Phát triển ngôn ngữ giúp cho trẻ tìm hiểu về thế giới xung quanh, trẻ lĩnh hội được kiến thức từ đó trẻ tri giác, nhận định, nhận thức được kiến thức, hiểu và nhận biết việc đúng, sai, tốt, xấu. Thông qua giáo dục của người lớn, của cô giáo giúp trẻ trở thành con người có tri thức và có ích.
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp của con người, có vai trò quan trọng trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Ngôn ngữ giúp con người trao đổi, chuyện trò, giao tiếp, nói lên suy nghĩ, mong muốn của bản thân và truyền đạt thông tin trong cuộc sống với nhau, từ đó có thể thực hiện tất cả yêu cầu, mong muốn của đối tượng giao tiếp.
Trẻ trong độ tuổi mầm non ngôn ngữ phát triển chưa hoàn thiện, là độ tuổi học nói, vốn từ của trẻ hạn chế, phát âm chưa rõ ràng, trẻ chưa có khả năng lắng nghe, chưa hiểu lời nói trong giao tiếp hàng ngày, chưa hiểu được các từ khó. Vì thế việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những yếu tố quan trọng đối với chương trình giáo dục mầm non.
Như chúng ta đã biết, văn học đã đi vào tâm hồn trẻ thơ từ rất sớm, với những câu chuyện ngụ ngôn, cổ tích, đồng dao, ca dao, thơ .v.v của Bà của Mẹ. Trẻ rất dễ rung cảm trước tác phẩm văn học hay, các tác phẩm văn học đối với trẻ là cả một thế giới đầy tính nhân văn, lòng vị tha, nhân ái, giáo dục trẻ biết yêu quý cái đẹp trong cuộc sống. Do đó, trẻ mong muốn được thể hiện lại nhân vật trong các câu chuyện, trẻ đọc thơ, đồng dao hay kể lại đoạn chuyện .v.v giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách tốt nhất. Đặc biệt đối với trẻ Mẫu giáo lớn việc phát triển ngôn ngữ là vô cùng cần thiết chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ vào lớp 1.
1.1. Các bước thực hiện giải pháp và cách thực hiện giải pháp:
Giải pháp 1: Rèn giọng nói, giọng đọc, giọng kể phát âm chuẩn của giáo viên trong giao tiếp và khi đứng trước trẻ.
Cô giáo là thần tượng của trẻ, mọi cử chỉ, hành động, lời nói của cô là tấm gương để trẻ soi vào, trẻ rất thích bắt chước theo cô giáo. Vì vậy cô giáo phải thường xuyên rèn luyện giọng nói chuẩn xác, phát âm rõ ràng, nói lưu loát để trẻ noi theo. Trong hoạt động Làm quen văn học, giọng kể, giọng đọc của cô giáo tạo sự chú ý đặc biệt cho trẻ. Để giờ học đạt kết quả cao cô giáo ngoài việc chuẩn bị đầy đủ đồ dùng dạy học, đồ chơi thì còn phải thuộc nội dung tác phẩm đó, giọng kể, giọng đọc phải thật truyền cảm, khi kể chuyện thể hiện được tính cách, nội tâm của nhân vật. Cô phát âm chuẩn xác, khi đọc kể phải truyền cảm, lô gích xuyên suốt toàn tác phẩm.
Bản thân sinh ra ở Đại Lộc, giọng nói mẹ đẻ của tôi là Quảng Nam, nhưng không vì vậy mà tôi phát âm lệch, tôi thường xuyên luyện giọng của mình bằng nhiều cách, hàng ngày tôi thường đọc báo, đọc chuyện cho trẻ nghe, tối về tôi kể chuyện cho con tôi nghe, tôi chú ý rèn giọng đọc, giọng kể của mình, bằng những tình tiết sôi động, trầm tĩnh, nhẹ nhàng tùy theo tính cách của nhân vật, tùy theo cảm hứng lên xuống theo nhịp điệu vần thơ tôi tập thể hiện cho đúng, cho diễn cảm, cho nhẹ nhàng để lời nói, giọng đọc của tôi đi vào lòng người mà đặc biệt là các cháu, ngoài cách luyện tập đó tôi còn tập nói trước hội đồng sư phạm, trước đám đông, trước các bạn đồng nghiệp, để ngôn ngữ nói của mình trôi chảy, lưu loát và tôi chú ý đến phát âm đúng, chuẩn để tạo thói quen cho mình trong bất cứ tình huống nào không để xảy ra ấp a ấp úng, phát âm sai, ngượng ngịu trước mọi người.
Quả thật sau thời gian dài luyện tập kiên trì tôi đã có giọng nói, giọng kể lưu loát, truyền cảm, tôi được các bạn đồng nghiệp, được ban giám hiệu khen ngợi và đã tham gia thao giảng chuyên đề, tham gia hội giảng giáo viên giỏi cấp trường về bộ môn Làm quen văn học và đạt giải cao.
Giải pháp 2. Giúp trẻ tự tin, biết cách dùng từ, phát âm đúng, rõ lời :
Ngôn ngữ lưu loát, nói năng mạch lạc sẽ giúp cho người ta tự tin hơn trong giao tiếp, đối với trẻ nhỏ cũng vậy, không dám phát biểu, ấp a, ấp úng khi cô yêu cầu trả lời, ngại nói trước đám đông, trước các bạn, trước cô trong giờ học ở lớp, đó là dấu hiệu trẻ còn hạn chế về ngôn ngữ, thiếu tự tin, không biết cách diễn đạt ý, không biết cách dùng từ, nói ngọng, nói lắp, nói không rõ lời, nói sai…
Đây là yếu tố mà người giáo viên thường gặp khi dạy trẻ độ tuổi mẫu giáo, muốn giúp trẻ tự tin, biết cách dùng từ, phát âm đúng, rõ lời thì trước hết cô giáo phải giúp trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động, tăng cường khả năng nghe, nói bằng nhiều hình thức, qua trao đổi, vui chơi với bạn, với cô ở hoạt động vui chơi, hoạt động học, hoạt động ngoài trời, hoạt động tự do….
Điều đầu tiên cần dạy trẻ là lắng nghe và hiểu lời nói, có như vậy thì trẻ mới thực hiện được 2, 3 yêu cầu liên tiếp, ví dụ: “Cháu hãy lấy hình tròn màu đỏ gắn vào bông hoa màu vàng”. Hiểu nghĩa từ khái quát: rau quả, con vật, đồ gỗ, đồ nhựa…Lắng nghe và trao đổi với người đối thoại, khi hiểu được lời nói thì trẻ sẽ tự tin hơn trong giao tiếp, khi trả lời, khi nói chuyện với bạn, với cô, với mọi người.
Để trẻ tự tin, biết sử dụng ngôn ngữ của mình trong giao tiếp trao đổi hoặc nêu ý kiến, nêu câu hỏi với cô và bạn tôi thường xuyên nói chuyện với trẻ hơn, trong giờ kể chuyện, đọc thơ, đồng dao hay ca dao cho trẻ nghe, tôi thường gọi trẻ kể lại câu chuyện, đọc diễn cảm lại bài thơ, tôi chú ý sửa sai cách phát âm cho trẻ, giúp trẻ phát âm đúng, chuẩn, rõ lời. Cho trẻ nhắc lại nhiều lần từ trẻ phát âm sai hay nói ngọng để trẻ nhớ.
Giáo viên hướng dẫn giúp trẻ phát âm chuẩn, dạy trẻ thuộc nhiều thơ, biết nhiều truyện, làm cho vốn từ của trẻ ngày càng phong phú, trẻ có thể phân biệt từ láy như “lung linh, lấp lánh…” hiểu từ chính xác hơn như “run cầm cập, kêu ầm ĩ”… bước đầu cảm nhận từ văn học “đẹp như trăng rằm, đẹp như tơ nhuộm”… Hiểu và có vốn từ nhiều sẽ giúp trẻ diễn đạt trôi chảy, lưu loát hơn và trẻ có thể sử dùng các từ này vào đời sống giao tiếp hằng ngày của mình.
Hoặc tôi sử dụng hệ thống câu hỏi đàm thoại từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó gợi ý để trẻ trả lời các câu hỏi của cô. Tôi nhận thấy tất cả trong lớp đều tham gia tích cực, sôi nổi. Như vậy vừa giúp trẻ phát âm đúng, phát triển vốn từ, ngôn ngữ vừa giúp trẻ tự tin khi nói trước lớp. Đồng thời trẻ cảm thụ truyện một cách tích cực, sâu sắc hơn, trẻ nhớ nội dung câu chuyện lâu hơn và khi đóng kịch, trẻ sẽ tái tạo tính cách nhân vật một cách tự nhiên chân thật và chính xác.
Ví dụ: Câu chuyện: “Ai đáng khen nhiều hơn”
– Trong câu chuyện cô vừa kể có những nhân vật nào?
– Thỏ mẹ giao cho các con làm công việc gì?
– Thỏ mẹ mong muốn điều gì ở các con?
– Trong hai người con, con thích người nào hơn? Vì sao?
Qua những câu hỏi gợi mở giúp trẻ tư duy, nhớ lại câu từ mà cô giáo dạy để trả lời và cô không quên khen ngợi trẻ, vì lời tuyên dương của cô giáo là niềm cổ vũ tinh thần rất lớn đối với trẻ. Những lời động viên, khen ngợi trẻ kịp thời sẽ làm cho trẻ cảm thấy tự tin hứng thú khi tham gia các hoạt động giúp trẻ lĩnh hội được kiến thức, câu từ, cách diễn đạt, phát triển ngôn ngữ….trẻ có thể nói rõ để người nghe hiểu được, trẻ sử dụng được các từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm…, sử dụng được câu đơn, câu ghép, câu khẳng định, câu phủ định, trẻ kể lại được sự việc theo trình tự, trẻ đọc thuộc bài thơ, ca dao, đồng dao, biết kể chuyện có mở đầu và kết thúc, biết bắt chước giọng nói, điệu bộ của nhân vật…
Khi trẻ nhận ra rằng cô giáo luôn tôn trọng ý kiến của mình cho dù ý kiến đó chưa đúng, trẻ sẽ có cảm giác an tâm, không sợ trả lời sai sẽ làm cho trẻ mạnh dạn hơn và thích được nêu ý kiến của mình. Khi có được sự tự tin, trẻ nghĩ mình có thể làm được điều gì đó, từ đó trẻ tham gia các hoạt động một cách say mê hứng thú. Trẻ thích thú sáng tạo, cởi mở hơn, trẻ có thể sáng tác thơ ca, kể chuyện sáng tạo theo ý tưởng của mình.
Giải pháp 3: Chuẩn bị đồ dùng, hình ảnh cho hoạt động làm quen văn học nhằm tăng cường phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Để cho hoạt động LQVH đạt hiệu quả cao, thì khâu chuẩn bị vô cùng quan trọng. Có chuẩn bị tốt đồ dùng thì cô mới dạy tốt còn trẻ mới hứng thú học tốt, vì thế tôi thường chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng phục vụ cho môn học này như: làm hình ảnh trên powerpoint phù hợp với nội dung câu chuyện, bài thơ . Cho trẻ nghe kể chuyện đọc thơ dưới nhiều hình thức khác nhau: Qua giọng đọc, kể của cô hoặc nghe qua băng đĩa, cung cấp trước một số từ khó, dạy trẻ phát âm, nói, đọc đúng ngữ điệu, vần điệu, âm điệu bài thơ, ca dao, đồng dao, câu chuyện…
Tôi sử dụng kịch bản rối chuyển từ các tác phẩm văn học để trẻ xem. Hoạt động này đem lại hiệu quả giáo dục rất cao vì trẻ mầm non luôn bị hấp dẫn bởi nghệ thuật múa rối. Qua múa rối tính cách nhân vật được thể hiện rõ, trẻ tiếp thu nhanh và kiến thức được khắc sâu hơn, đồng thời qua lời thoại mà cô giáo đã thể hiện với từng nhân vật khác nhau giúp trẻ phát triển ngôn ngữ.
Tôi làm mô hình, sa bàn di động với hình thức đẹp mắt, màu sắc hài hòa, nhân vật đủ đẹp để kể chuyện, kể đến đoạn nào sa bàn di động, các nhân vật hiện ra một cách bí ẩn làm trẻ hứng thú, tập trung cao độ vào bài giảng như muốn nuốt từng lời kể của tôi, mắt trẻ đăm đăm nhìn vào nhân vật như muốn xem thử nhân vật nào lại xuất hiện tiếp theo trong câu chuyện cô giảng, tôi biết rằng từng lời, từng chữ, từng giọng đọc, từng cách phát âm của tôi đều được trẻ ghi nhớ, đây cũng là một sự thành công lớn với đề tài mà tôi nghiên cứu trong năm học này.
Ngoài ra trong giờ hoạt động LQVH tôi luôn tạo bầu không khí vui tươi, gần gũi, lắng nghe ý kiến của trẻ, giúp trẻ có tâm trạng thoải mái. Từ đó trẻ tích cực tham gia trả lời các câu hỏi tôi đưa ra, tôi luôn đặt câu hỏi mở, gợi ý để trẻ trả lời câu dài hơn, dùng từ khó hơn, chính xác hơn ở từng nội dung bài dạy nhằm phát triển vốn từ, vốn hiểu biết và phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Khi dạy tôi chọn những bài thơ, bài đồng dao ngắn, vừa phải, dễ thuộc, tìm những động tác minh họa đơn giản để dạy trẻ dễ nhớ.
Trong lớp tôi dành riêng cho trẻ một góc: “Vườn cổ tích” ở đó tôi đã chuẩn bị một số bộ truyện tranh hình ảnh, truyện tranh chữ to, thơ chữ to, tạp chí, hoạ báo đều có hình ảnh minh hoạ và thường xuyên tạo điều kiện, dành thời gian để trẻ đến sinh hoạt, vui chơi, học tập nhiều hơn, cô cũng thường xuyên đến góc này để vừa giúp trẻ vừa quan sát, tham gia vào đọc truyện, xem tranh, kể chuyện sáng tạo, phát triển ngôn ngữ và xem sự tiến bộ mỗi ngày của trẻ.
Về truyện thì có truyện cổ tích kể theo tranh, truyện dân gian Việt Nam, truyện kể sáng tạo. Những bài thơ, ca dao, đồng dao cùng các nguồn tài liệu được chọn lựa phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ và các nội dung sách có liên quan đặc thù văn hoá địa phương. Về tranh ảnh, họa báo…tôi sưu tầm ở mọi nơi, xin phụ huynh…và chọn lọc những tấm tranh, ảnh, họa báo phù hợp, có nội dung để giúp trẻ sáng tạo, tưởng tượng.
Ví dụ: Chỉ với một tấm tranh có hình ảnh 1 cháu bé đang ở trong nhà nhưng ngoài trời thì có mưa, có một số bạn đang tắm mưa thì cháu đã tự kể được câu chuyện rất ngộ về 1 cô bé ngoan, biết vâng lời ba mẹ, không tự ý ra mưa khi chưa được phép.
Ở hoạt động này trẻ được thả sức bay bổng với trí tưởng tượng của mình, thông qua các hình ảnh, các tác phẩm văn học trẻ phát triển ngôn ngữ, phát triển tình cảm thẩm mỹ, trẻ phát huy tính sáng tạo và tư duy ngày càng tốt hơn.
Giải pháp 4: Tích hợp, lồng ghép phát triển ngôn ngữ thông qua môn làm quen văn học vào các hoạt động khác nhằm nâng cao nhận thức về tình cảm xã hội, tình yêu thương, lời nói trôi chảy, mạch lạc, giàu vốn từ … nhằm hổ trợ, cung cấp kiến thức và phát triển toàn diện cho trẻ.
Bất cứ hoạt động nào, lĩnh vực nào, môn học nào cũng cần ngôn ngữ vì có ngôn ngữ thì cô giáo và trẻ mới trao đổi, trò chuyện lẫn nhau để hiểu ý nhau, để cung cấp kiến thức cho các cháu vì vậy phương pháp dùng lời nói là phương pháp xuyên suốt trong quá trình giáo dục.
Sử dụng các phương tiện ngôn ngữ (đàm thoại, trò chuyện, kể chuyện, giải thích) đan xen, lồng ghép vào nhau nhằm truyền đạt và giúp trẻ thu nhận thông tin, kích thích trẻ suy nghĩ, chia sẻ ý tưởng, bộc lộ những cảm xúc, gợi nhớ những hình ảnh và sự kiện bằng lời nói. Lời nói, câu hỏi của giáo viên cần ngắn gọn, cụ thể, gần với kinh nghiệm sống của trẻ, gắn với thực tế những gì mà trẻ trãi qua thường ngày.
Phương pháp dùng cử chỉ điệu bộ kết hợp với lời nói thích hợp để khuyến khích và ủng hộ trẻ hoạt động nhằm khơi gợi niềm vui, tạo tâm thế tốt, cổ vũ sự cố gắng của trẻ trong quá trình hoạt động.
Ngoài ngôn ngữ bằng lời tôi còn dùng ngôn ngữ thể hiện qua biểu cảm nét mặt, thể hình, điệu bộ để dạy trẻ cho đa dạng, phong phú.
Ví dụ: Một cử chỉ lắc đầu, khoát tay, biểu hiện ánh mắt … là trẻ biết cô không đồng ý với thái độ hoặc lời nói, câu, từ trẻ trả lời. Hay một nụ cười khẽ, một cái gật đầu, một động tác nhỏ, một cái nhìn trìu mến … là trẻ biết cô đang đồng ý, khen ngợi việc làm đúng.
Việc cho trẻ tiếp xúc với văn học ở mọi lúc mọi nơi. Lồng ghép các câu ca dao, hò vè, thơ vào các hoạt động khác: Hoạt động KPKH, TH, GDÂN, hoạt động ngoài trời, hoạt động góc…nhằm phát triển ngôn ngữ cũng như giáo dục trẻ để hướng tới mục tiêu của con người toàn diện đó là con người có đầy đủ đức tính CHÂN-THIỆN-MỸ.
Ôn luyện mọi lúc mọi nơi cũng là một biện pháp giúp trẻ ghi nhớ và tạo cho trẻ thói quen thích đọc sách, yêu văn học, thích đọc thơ, thích khám phá những nhân vật trong bài thơ, câu chuyện vừa là để phát triển ngôn ngữ.
Cho trẻ tham gia các hội thi bé kể chuyện đọc thơ, múa rối, đóng kịch do lớp, trường tổ chức giúp trẻ tự tin, mạnh dạn thể hiện các vai mình được phân công, tham gia lời thoại của từng nhân vật khác nhau giúp trẻ phát triển vốn từ, xử lý các tình huống, biết yêu, ghét qua các nhân vật.
Ví dụ: Trong truyện “ Thỏ con đi học” cho 1 bạn làm thỏ bố, 1 bạn làm thỏ mẹ , 1 bạn làm thỏ con, 1 bạn làm chó con, 1 bạn làm bác lái xe, 1 bạn làm cô giáo và các bạn còn lại làm học sinh cô giáo là người dẫn truyện để trẻ tự thể hiện hành động, điệu bộ giọng nói của nhân vật cho quen và thành thạo.
* Trong hoạt động giáo dục âm nhạc:
Trong giờ âm nhạc giáo viên dạy trẻ cảm thụ bài hát trong các bước chuyển tiếp cô có thể lồng ghép thơ, câu đố, hò vè phù hợp với chủ đề để tiết học đạt hiệu quả cao hơn.
Có nhiều bài hát có cùng chủ đề với bài thơ, tuy là lời bài hát không hoàn toàn trùng với lời bài thơ nhưng mang ý nghĩa mở rộng nhận thức cho trẻ trong tiết học đó qua các chủ đề như: Thực vật, động vật, ngành nghề, mùa xuân, quê hương…Trẻ sẽ được nghe, được biết nhiều từ, nhiều cụm từ, nhiều câu với cảm nhận khác nhau, với nhiều thể loại sẽ làm giàu vốn hiểu biết, từ vựng của trẻ để chuẩn bị bước lên lớp 1.
Trẻ hát : “ Bầu và bí”. Sau khi hát kết hợp đọc thơ bài: “Bác bầu bác bí” giúp trẻ cảm thụ và hiểu thêm nội dung bài hát. Đồng thời thể hiện tình cảm của trẻ thông qua tiết học đó.
Ngoài ra việc cho trẻ làm quen với một số bài hát đồng dao được chuyển thể từ, thơ, truyện trong chương trình cũng tạo được hứng thú cho trẻ, trẻ hát mau thuộc
Ví dụ: “Xúc xắc xúc xẻ” “Chi chi chành chành” “Rềnh rềnh ràng ràng”
* Giúp trẻ cảm thụ văn học thông qua giờ hoạt động góc thư viện:
Ngoài những giờ học, hoạt động trên lớp, trẻ được luân phiên chơi ở góc thư viện, bởi nơi đây với nhiều loại sách, đồ dùng, đồ chơi phong phú, đa dạng. Thư viện là góc chơi giúp trẻ học bằng chơi, chơi mà học rất có kết quả. Trong những năm qua, lớp chúng tôi đẫ đầu tư sách ở góc thư viện nhiều loại theo chủ đề, chủ điểm phục vụ nội dung chương trình giáo dục của ngành mầm non.
Đây là môi trường phong phú giúp trẻ làm quen với việc “đọc sách” từ tuổi mầm non. Bước đầu hình thành cho trẻ có một số kỹ năng “đọc viết” chuẩn bị điều kiện để trẻ vào học phổ thông.
*Trong hoạt động Tạo hình:
Văn học trong giờ tạo hình ngoài việc trẻ thực hành, tôi cho trẻ đọc nhiều bài thơ, ca dao, đồng dao có nội dung tương đối phù hợp với đề tài đó. Sau đó từ nội dung bài thơ tôi kết hợp đàm thoại
Ví dụ: Vẽ đề tài: “Vẽ đàn gà”. Cho trẻ đọc thơ: “Gà mẹ đếm con”
+ Bài thơ nói về con gì nào?Trong bài thơ gà mẹ như thế nào?Những câu hỏi đàm thoại đó giúp trẻ có thêm một số ý tưởng trong quá trình trẻ vẽ để trẻ có sản phẩm sáng tạo.
* Giúp trẻ cảm thụ văn học thông qua giờ hoạt động góc
Trong hoạt động chung trẻ có thể chưa cảm nhận hết được các giá trị về mặt ngôn ngữ, tình cảm của các tác phẩm thì đến giờ hoạt động góc cô giáo cho trẻ tham gia vào góc chơi “ Bé yêu văn học”. Tại góc chơi này cô cho trẻ được xem, đọc hay lằng nghe các câu chuyện bài thơ trẻ vừa được học để trẻ có thể ghi nhớ sâu hơn, để trẻ một lần nữa lại tiếp tục được cảm nhận những cái hay cái dẹp trong tác phẩm
Giải pháp 5: Phối hợp với phụ huynh trong việc luyện tập phát triển ngôn ngữ cho các cháu tại gia đình qua môn làm quen văn học:
Sự phối kết hợp giữa cô giáo và phụ huynh đem lại kết quả rất cao trong lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cụ thể qua bộ môn làm quen văn học. Theo mỗi chủ đề cô giáo yêu cầu cháu về nhà đọc thơ, kể chuyện cho người thân trong gia đình nghe để ba mẹ, ông bà, anh chị có thể phối hợp giúp cô sữa sai những từ trẻ phát âm chưa đúng, rèn giọng kể, giọng đọc hay hơn, đúng hơn tương tự như vậy khi vào lớp trẻ sẽ đọc cho nhau nghe. Đây là hình thức vận động phụ huynh dạy trẻ ở nhà như những lúc chuẩn bị đi ngủ, lúc chuẩn bị áo quần cho trẻ đi học buổi sáng… đã đạt hiệu quả cao.
Vận động phụ huynh góp nhặt giấy báo, tạp chí, lịch, đã qua sử dụng nhưng có hình ảnh đẹp, màu sắc tươi sáng, đa dạng để đưa vào lớp cho trẻ sử dụng trong kể chuyện sáng tạo, làm tranh theo chủ đề và các hoạt động khác, việc này đã góp phần đáng kể vào phát triển vốn từ cho trẻ, trẻ thực sự vận dụng nhiều từ đã được biết được học để sáng tạo nên câu chuyện có nội dung giáo dục phù hợp với hiểu biết của trẻ.
Tôi chú ý việc lưu giữ sản phẩm mà các cháu cùng ba mẹ làm được lúc ở nhà trong môn LQVH để trưng bày tại lớp, ngoài giờ học cháu đến để xem sản phẩm và ôn lại chuyện, thơ qua các nhân vật đã làm được trong từng bức tranh, đây cũng là hình thức ôn luyện kiến thức một cách hiệu quả mà trẻ tự giác, không chờ cô nhắc nhỡ, bên cạnh phát triển trí tưởng tượng, óc tư duy của trẻ rất nhiều qua kể chuyện sáng tạo, nhiều trẻ đã tự sáng tác ra một câu chuyện mới thật hay, hấp dẫn, lô gich qua những hình ảnh trên.
1.2. Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết
*Thuận lợi:
– Giúp giáo viên xác định được một số nguyên tắc lựa chọn cung cấp kiến thức, tổ chức trò chơi, các bước luyện tập trong phát âm, nói đúng từ, đủ câu, những hoạt động trong lớp để phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo lớn.
– Giúp giáo viên biết vận dụng để phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua môn làm quen văn học trong các hoạt động học hàng ngày và cả ở mọi lúc mọi nơi, đây là việc làm cần thiết và hữu ích giúp trẻ lĩnh hội kiến thức, luyện nói, luyện đọc, biết thêm từ mới để phục vụ giao tiếp hàng ngày với bạn, với cô, với mọi người, tự tin khi trò chuyện với mọi người trong sinh hoạt hàng ngày bên cạnh với sự giáo dục, bảo ban, rèn luyện của cô giáo trẻ sẽ có khối kiến thức về ngôn ngữ ngày càng chuẩn xác hơn.
– Giúp cho trẻ hình thành và phát triển ngôn ngữ. Đồng thời cũng là phương tiện hình thành đạo đức cho trẻ, trẻ biết yêu, ghét rõ ràng và hành động theo tính cách nhân vật một cách nhanh nhất. Trẻ có ngôn ngữ tốt sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển toàn diện của tâm hồn trẻ.
*Khó khăn:
– Trẻ mầm non vấn đề kể lại câu chuyện diễn cảm, đọc bài thơ đúng vần điệu, thể hiện được cảm xúc chưa tốt do ngôn ngữ và tư duy của trẻ còn hạn chế, trẻ em chưa thể hiểu hết được ý nghĩa tìm ẩn trong mỗi câu chuyện, chưa hiểu được những từ khó, từ trừu tượng trong tác phẩm văn học, như từ láy, từ tượng thanh, từ ẩn dụ .v.v
– Phụ huynh đa số làm công nhân theo ca, một số phụ huynh còn lại như cuốn theo nhịp sống bận rộn không có nhiều thời gian cho việc chăm sóc giáo dục con cái, không chú ý phát triển ngôn ngữ cho trẻ, chưa giúp trẻ cảm nhận những gì sâu lắng trong từng đoạn thơ, từng câu chuyện…
1.3. Nội dung đã cải tiến sáng tạo để khắc phục nhược điểm của giải pháp đã biết.
– Rèn giọng nói, giọng đọc, giọng kể diễn cảm, phát âm chuẩn của giáo viên khi lên lớp, trong giao tiếp và khi đứng trước trẻ.
– Giúp trẻ tự tin, biết cách dùng từ phù hợp hình ảnh, ngữ cảnh và phát âm đúng, rõ lời.
– Chuẩn bị đồ dùng, hình ảnh sinh động nhằm thu hút trẻ tham gia tích cực vào hoạt động.
– Tìm hệ thống câu hỏi gợi mở kích thích trẻ sử dụng ngôn ngữ để trả lời bằng hiểu biết của mình.
– Tích hợp, lồng ghép phát triển ngôn ngữ thông qua môn làm quen văn học vào các hoạt động khác nhằm nâng cao nhận thức về tình cảm xã hội, tình yêu thương, lời nói trôi chảy, mạch lạc, giàu vốn từ…nhằm hổ trợ, cung cấp kiến thức và phát triển toàn diện cho trẻ.
– Phối hợp với phụ huynh trong việc luyện tập phát triển ngôn ngữ cho các cháu tại gia đình qua môn làm quen văn học.
1.4. Khả năng áp dụng của sáng kiến:
Sau khi áp dụng những biện pháp trên tôi nhận thấy chất lượng giáo dục về lĩnh vực phát triển ngôn ngữ thông qua bộ môn làm quen văn học cho trẻ được tăng lên rõ rệt. Trẻ biết cách dùng từ, nói rõ lời, chuẩn câu hơn, vốn từ phong phú đa dạng hơn, kể cả những biểu cảm để diễn đạt ngôn ngữ không lời cũng được trẻ tích cực vận dụng, trẻ được hình thành những thói quen trả lời câu hỏi trong giao tiếp mạnh dạn với mọi người, biết chào hỏi khi có khách đến, biết quan tâm giúp đỡ bạn bè, cô giáo, ba mẹ, suy nghĩ trước khi nói, thường xuyên nói lời hay…
*Kết quả đạt trên trẻ:
Khả năng tư duy sáng tạo, kinh nghiệm sống, ngôn ngữ của trẻ ngày càng phong phú nhờ các hoạt động trải nghiệm như: Kể chuyện sáng tạo, kể chuyện theo tranh, sáng tác thơ ca, câu đố…, trả lời câu hỏi của cô: Vì sao? Thế nào? Con sẽ làm gì?……
Việc thường xuyên rèn luyện cách phát âm cho trẻ đã giúp trẻ nhanh nhẹn hơn trong các hoạt động, ngôn ngữ phát triển mạch lạc giúp cháu mạnh dạn tự tin khi giao tiếp với cô và bạn. Các cháu được sửa sai các tật về ngôn ngữ kịp thời nhờ có cô giáo và cha mẹ bên cạnh.
Vốn từ của trẻ qua một năm nâng lên đáng kể, trẻ nói theo cô những từ khó, hiểu được các từ hình tượng, từ láy, từ đồng âm… hạn chế nói ngọng, nói lắp, tự tin hơn trước lớp, trả lời mạch lạc câu hỏi của người khác…
Trẻ được trải nghiệm nhiều qua những trò chơi, đồ chơi mang tính sáng tạo và thực tiễn nên cháu mạnh dạn trong giao tiếp vì thường xuyên được tiếp xúc với cô và các bạn, cô và trẻ cùng làm, cùng chơi, cùng trò chuyện.
Rèn luyện các kỷ năng kể chuyện sáng tạo, tính kiên nhẫn, tỉ mỉ, phát triển khả năng ghi nhớ, chú ý quan sát, tính thẩm mỹ, sáng tạo trong học tập.
Việc phối kết giữa cô giáo và phụ huynh giúp cô hiểu thêm tính cách, tâm tư, sở thích của từng trẻ để đáp ứng yêu cầu, thoả mãn nhu cầu của trẻ, từ đó hiệu quả học tập của trẻ đạt cao hơn, hình thành trong trẻ lòng yêu các tác phẩm văn học vì thông qua đó trẻ có nhiều kinh nghiệm sống, có thái độ, lời nói rõ ràng để thể hiện yêu, ghét.
Sự tiến bộ của trẻ là niềm vui lớn không chỉ của tôi mà còn là niềm vui của các bậc cha mẹ khi thấy trẻ phát triển không ngừng.
1.5. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Lớp học có đủ đồ dùng theo quy định tại thông tư số 34 của bộ GDĐT, phòng học đủ diện tích, đủ số lượng trẻ theo quy định tại Điều lệ trường mầm non, cô giáo có tấm lòng yêu trẻ, nhiệt tình, chịu thương chịu khó, tìm tòi, sáng tạo cung cấp kiến thức, rèn luyện phát âm, luyện giọng đọc, giọng nói, cung cấp từ mới, giải thích từ khó cho trẻ thông qua hoạt động.
Tuyên truyền với phụ huynh nội dung, phương pháp rèn phát triển ngôn ngữ cho trẻ, hướng dẫn, khuyến khích phụ huynh cùng tham gia dạy trẻ lúc ở nhà và phát huy, cũng cố những bài tập phát triển ngôn ngữ mà cô giáo đã dạy ở trường.
Nêu cao vai trò của việc rèn luyện và phát âm cho trẻ nhằm hình thành cho trẻ những thói quen phát âm chuẩn, cách dùng từ đúng, phù hợp với hoàn cảnh.
1.6. Hiệu quả sáng kiến mang lại:
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những nội dung hết sức quan trọng trong chương trình giáo dục mầm non, việc trang bị cho trẻ vốn từ cơ bản, đơn giản của những năm đầu đời giúp trẻ thích ứng với nhu cầu xã hội trong lĩnh vực ngôn ngữ.
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ giúp trẻ giao tiếp tốt với nhau, hiểu nhau hơn trong cuộc sống hàng ngày. Cô giáo nắm vững phương pháp lĩnh vực phát triển ngôn ngữ trong chương trình dạy trẻ, có kỹ năng cơ bản của bộ môn văn học.
Kế hoạch tổ chức, soạn giảng được đầu tư sưu tầm hình ảnh, tư liệu phong phú để lôi cuốn trẻ, tìm mọi cách để giảng giải từ khó, cung cấp vốn từ cho trẻ, giúp trẻ hiểu và diễn đạt được ý muốn nói.
Kết hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh để có sự giúp đỡ theo yêu cầu của nhà trường, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện.
Giáo viên gần gũi để phát hiện sự sáng tạo của trẻ, khen ngợi, động viên sửa sai kịp thời và tạo môi trường cho trẻ phát triển ngôn ngữ.
Bản thân không ngừng học hỏi, tham khảo tài liệu, tham quan học tập, sáng tạo trong phương pháp giảng dạy.
Qua lời ru của mẹ, câu chuyện của bà, của cô giáo các bé được tiếp cận và phát triển ngôn ngữ, trí tuệ, tình cảm; đời sống tâm hồn trẻ thơ của bé luôn được nuôi dưỡng và kích thích phát triển.
Lợi ích tôi đã thu được do áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này lần đầu tại lớp lớn 1 là:
– Giáo viên nắm vững phương pháp giáo dục lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non. Giáo viên luôn mẫu mực trong lời nói, phát âm chuẩn, rõ lời, cách ứng xử tốt, chính xác, hành động đẹp.
– Yêu nghề mến trẻ, tận tuỵ với công việc, kiên trì nhẫn nại để dạy trẻ đạt kết quả cao.
– Rèn trẻ mọi lúc mọi nơi, đặc biệt quan tâm đến trẻ chậm, trẻ cá biệt.
– Trao đổi, phối hợp với phụ huynh để dạy trẻ lúc ở nhà.
– Tạo cơ hội cho trẻ được nói chuyện, giao tiếp để phát triển ngôn ngữ
2.Những thông tin cần được bảo mật: Không
3. Danh sách những thành viên đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng thử lần đầu –nếu có: Không
4. Hồ sơ kèm theo:

Đại Hiệp, ngày 29 tháng 10 năm 2021
Người nộp đơn

Trần Thị Dung

Trẻ được xem kịch rối trong hoạt động làm quen văn học

Trang trí góc văn học

Trẻ tham gia đóng kịch

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN
(Ban hành theo QĐ số 32 /2015/QĐ-UBND ngày 11 /11/2015 của UBND tỉnh)

Tên sáng kiến: Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua bộ môn làm quen văn học.
Tác giả sáng kiến: Trần Thị Dung
Đơn vị công tác (của tác giả sáng kiến) : Trường MN Đại Hiệp
Họp vào ngày: 25 tháng 03 năm 2020
Họ và tên chuyên gia nhận xét: Phạm Thị Hạnh
Học vị: Cử nhân ; Chuyên ngành: GDMN
Đơn vị công tác: Trường MN Đại Hiệp
Địa chỉ: Thôn Tích phú xã Đại Hiệp huyện Đại Lộc tỉnh Quảng Nam
Số điện thoại cơ quan: 0235 3762 125
Chức trách trong Tổ thẩm định sáng kiến: Thành viên hội đồng khoa học
NỘI DUNG NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ

STT Tiêu chuẩn Điểm tối đa Đánh giá của tổ thẩm định
1 Sáng kiến có tính mới và sáng tạo (điểm tối đa: 30 điểm) (chỉ chọn 01 (một) trong 04 (bốn) nội dung bên dưới và cho điểm tương ứng)
1.1 Không trùng về nội dung, giải pháp thực hiện sáng kiến đã được công nhận trước đây, hoàn toàn mới; 30
25
1.2 Sáng kiến, giải pháp có cải tiến so với trước đây với mức độ khá; 20

1.3 Sáng kiến, giải pháp có cải tiến so với trước đây với mức độ trung bình; 10
1.4 Không có yếu tố mới hoặc sao chép từ các giải pháp đã có trước đây. 0
Nhận xét:
Sáng kiến đã được áp dụng trước đây, nhưng giải pháp có cải tiến và sáng tạo so với trước đây ở mức độ khá, được đồng nghiệp và các bạn cùng khối lớn áp dụng hiệu quả
2 Sáng kiến có tính khả thi (điểm tối đa: 30 điểm)
2.1 Thực hiện được và phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của tác giả sáng kiến; 10 10
2.2 Triển khai và áp dụng đạt hiệu quả (chỉ chọn 01 (một) trong 04 (bốn) nội dung bên dưới)
a) Có khả năng áp dụng trong toàn tỉnh 20 15
b) Có khả năng áp dụng trong nhiều ngành, lĩnh vực công tác và triển khai nhiều địa phương, đơn vị trong tỉnh. 15
c) Có khả năng áp dụng trong một số ngành có cùng điều kiện. 10
d) Có khả năng áp dụng trong ngành, lĩnh vực công tác. 5
Nhận xét:
Sáng kiến có tính khả thi, đã được thực hiện tại lớp, tại trường đã nhân rộng ra 5 lớp lớn, thực hiện phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của tác giả, có khả năng áp dụng trong ngành GDMN, trong lĩnh vực công tác.
3 Sáng kiến có tính hiệu quả (điểm tối đa: 40 điểm)
3.1 Sáng kiến phải mang lại lợi ích thiết thực cho cơ quan, đơn vị nhiều hơn so với khi chưa phát minh sáng kiến; 10
10
3.2 Hiệu quả mang lại khi triển khai và áp dụng (chỉ chọn 01 (một) trong 04 (bốn) nội dung bên dưới)
a) Có hiệu quả trong phạm vi toàn tỉnh 30
b) Có hiệu quả trong phạm vi nhiều ngành, nhiều địa phương, đơn vị 20
c) Có hiệu quả trong phạm vi một số ngành có cùng điều kiện 15
d) Có hiệu quả trong phạm vi ngành, lĩnh vực công tác. 10 10
Nhận xét:
Sáng kiến có tính hiệu quả, mang lại lợi ích thiết thực cho trẻ tại lớp, tại trường nhiều hơn so với khi chưa phát minh
Sáng kiến có hiệu quả trong phạm vi ngành GDMN, trong lĩnh vực công tác

Tổng cộng 70 đ
THÀNH VIÊN TỔ THẨM ĐỊNH CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH

Võ Thị Diễm Châu Nguyễn Thị Thương

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN
(Ban hành theo QĐ số 32 /2015/QĐ-UBND ngày 11 /11/2015 của UBND tỉnh)

Tên sáng kiến: Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua bộ môn làm quen văn học.
Tác giả sáng kiến: Trần Thị Dung
Đơn vị công tác (của tác giả sáng kiến) : Trường MN Đại Hiệp
Họp vào ngày
Họ và tên chuyên gia nhận xét:
Học vị: Chuyên ngành: GDMN
Đơn vị công tác: Trường MN Đại Hiệp
Địa chỉ: Thôn Tích phú xã Đại Hiệp huyện Đại Lộc tỉnh Quảng Nam
Số điện thoại cơ quan: 02353 762 125
Di động:
Chức trách trong Tổ thẩm định sáng kiến: Phó chủ tịch hội đồng khoa học
NỘI DUNG NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ

STT Tiêu chuẩn Điểm tối đa Đánh giá của tổ thẩm định
1 Sáng kiến có tính mới và sáng tạo (điểm tối đa: 30 điểm) (chỉ chọn 01 (một) trong 04 (bốn) nội dung bên dưới và cho điểm tương ứng)
1.1 Không trùng về nội dung, giải pháp thực hiện sáng kiến đã được công nhận trước đây, hoàn toàn mới; 30
25
1.2 Sáng kiến, giải pháp có cải tiến so với trước đây với mức độ khá; 20
1.3 Sáng kiến, giải pháp có cải tiến so với trước đây với mức độ trung bình; 10
1.4 Không có yếu tố mới hoặc sao chép từ các giải pháp đã có trước đây. 0
Nhận xét:
Sáng kiến đã được áp dụng trước đây, nhưng giải pháp có cải tiến và sáng tạo so với trước đây ở mức độ khá, được đồng nghiệp và các bạn cùng khối lớn áp dụng hiệu quả
2 Sáng kiến có tính khả thi (điểm tối đa: 30 điểm)
2.1 Thực hiện được và phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của tác giả sáng kiến; 10 10
2.2 Triển khai và áp dụng đạt hiệu quả (chỉ chọn 01 (một) trong 04 (bốn) nội dung bên dưới)
a) Có khả năng áp dụng trong toàn tỉnh 20 10
b) Có khả năng áp dụng trong nhiều ngành, lĩnh vực công tác và triển khai nhiều địa phương, đơn vị trong tỉnh. 15
c) Có khả năng áp dụng trong một số ngành có cùng điều kiện. 10
d) Có khả năng áp dụng trong ngành, lĩnh vực công tác. 5
Nhận xét:
Sáng kiến có tính khả thi, đã được thực hiện tại lớp, tại trường đã nhân rộng ra 6 lớp lớn, thực hiện phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của tác giả, có khả năng áp dụng trong ngành GDMN, trong lĩnh vực công tác.
3 Sáng kiến có tính hiệu quả (điểm tối đa: 40 điểm)
3.1 Sáng kiến phải mang lại lợi ích thiết thực cho cơ quan, đơn vị nhiều hơn so với khi chưa phát minh sáng kiến; 10
10
3.2 Hiệu quả mang lại khi triển khai và áp dụng (chỉ chọn 01 (một) trong 04 (bốn) nội dung bên dưới)
a) Có hiệu quả trong phạm vi toàn tỉnh 30
b) Có hiệu quả trong phạm vi nhiều ngành, nhiều địa phương, đơn vị 20
c) Có hiệu quả trong phạm vi một số ngành có cùng điều kiện 15
d) Có hiệu quả trong phạm vi ngành, lĩnh vực công tác. 10 10
Nhận xét:
Sáng kiến có tính hiệu quả, mang lại lợi ích thiết thực cho trẻ tại lớp, tại trường nhiều hơn so với khi chưa phát minh
Sáng kiến có hiệu quả trong phạm vi ngành GDMN, trong lĩnh vực công tác

Tổng cộng 65 đ
THÀNH VIÊN TỔ THẨM ĐỊNH CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH
(Họ, tên và chữ ký) (Họ, tên và chữ ký)

Võ Thị Diễm Châu Nguyễn Thị Thương

*Lưu ý: Cô Hồng nhắc nhở
-1/Chỉnh sửa lại cho ngay ngắn, đúng thể thức văn bản, đúng trang
-2/Xem lại lỗi chính tả
-3/in ra làm 3 bộ, hỏi cô Phương văn thư để in tờ bìa theo mẫu PGD gởi, đem xuống cô Hồng kiểm tra đúng chưa ( nhớ ko được đóng tập mà chỉ ghim lại 3 bộ thôi)
-4/Hình ảnh minh họa in màu cho đẹp
-5/ Nói cô Châu chấm thêm 1 phiếu nhận xét đánh giá SKKN nầy nữa, vì yêu cầu mỗi sáng kiến có ít nhất là 2 người chấm.

Kính gửi:
– Trường Mầm non Đại Hiệp;
– Hội đồng Sáng kiến cấp trường.
Tôi ghi tên dưới đây:
TT Họ và tên Ngày tháng năm sinh Nơi công tác Chức danh Trình độ chuyên môn Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến
1 Trần Thị Dung 20/10/1983 MN Đại Hiệp Giáo viên ĐHSPMN 100%
Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến : Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua bộ môn làm quen văn học.
1. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến : Trần Thị Dung – Trường Mầm non Đại Hiệp.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến : Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo lớn trong trường mầm non.
3. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử:01/10/2021

Cảm nhận của Phụ huynh

Chị Nguyễn Thị Hoài Thu – Phụ huynh bé: Nguyễn Huỳnh Linh Đan – Lớp lớn

Con tôi rất nhút nhát, do công việc bận rộn gia đình cũng không có thời gian để tạo điều kiện cho bé thường xuyên tiếp xúc với môi trường bên ngoài nên bé ngại giao tiếp hơn. Do đó khoảng thời gian đầu cho bé đi học là quãng thời gian khó khăn cho cả bé và gia đình. Tôi đã từng khóc khi thấy bé đứng thút thít do không thuộc những động tác thể dục buổi sáng… Thời gian trôi thật mau, giờ bé đã nên người và tự tin hơn rất nhiều, bé lại có thể phát huy được năng khiếu múa hát. Tất cả là nhờ sự yêu thương, gần gũi của các cô đã làm cho bé tìm được niềm vui khi đến lớp.