Website Trường Mầm Non Đại Hiệp – Đại Lộc – Quảng Nam

BÁO CÁO SÁNG KIẾN MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG LỚP HỌC HẠNH PHÚC TRONG TRƯỜNG MẦM NON CHO TRẺ 4-5 TUỔI GIÁO VIÊN : PHAN THỊ HƯỚNG

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BÁO CÁO SÁNG KIẾN
MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG LỚP HỌC HẠNH PHÚC TRONG TRƯỜNG MẦM NON CHO TRẺ 4-5 TUỔI
1. Mô tả bản chất của sáng kiến:
– Lớp học hạnh phúc là nơi trẻ cảm thấy “muốn đến”, khi đến sẽ có hứng thú, niềm vui, sự mong chờ và những rung cảm. Khác với lớp học truyền thống, lớp học hạnh phúc không áp đặt phát triển theo khuôn mẫu mà đóng vai trò định hướng để trẻ được làm những gì mình yêu thích, say mê
– Như chúng ta đã biết mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục có vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ và nhân cách của trẻ. Bác Hồ đã nói “trẻ em là tương lai của đất nước” một đứa trẻ hạnh phúc tạo nên một xã hội hạnh phúc, một đất nước hạnh phúc. Đối với trẻ hạnh phúc là được sống trong gia đình hạnh phúc, được sự yêu thương của bố mẹ và người thân. Là được học tập trong một ngôi trường hạnh phúc, lớp học hạnh phúc, mà ở đó trẻ vui vẻ học tập – vui chơi, được thấu hiểu yêu thương – tôn trọng . Với giáo viên hạnh phúc là được truyền đạt kiến thức, dạy bảo các bé học giỏi, ngoan ngoãn nghe lời. Nhưng thực tế thì sao?
– Trong thời gian tôi công tác tại trường bản thân tôi thấy không những trẻ mới đi học như trẻ nhà trẻ, trẻ 3 tuổi đi học còn khóc mà những trẻ lớp nhỡ 4-5tuổi vẫn khóc, không những đầu năm mà ngay cả đến thời gian trẻ đã được quen với môi trường học tập trên lớp mà trẻ vẫn khóc, không muốn đi học, trẻ sợ sệt, rụt rè
– Thực tế trẻ 4 tuổi lớp tôi, trẻ đi học không còn khóc nữa nhưng một số trẻ chưa hứng thú khi đến lớp, tâm lý trẻ không thoải mái, tự tin mà rụt rè, nhút nhát, một số trẻ thì không hòa đồng với bạn, thường xảy ra xung đột, một số thì sống khép kín không cởi mở nói chuyện cùng cô và bạn bè khi đến lớp… Các hoạt động ở trên lớp trẻ không hứng thú: Mất tập trung, ủ rũ, mệt mỏi… Mà thực tế trẻ em có hạnh phúc vui vẻ thì khi ở lớp trẻ mới có thể tiếp thu được tốt các kiến thức mà cô giáo dạy trẻ ở trường, trẻ mới được phát triển toàn diện cả về thể chất, tinh thần, trí tuệ, và chất lượng giáo dục mới được nâng cao
Chính vì những lý do trên mà tôi đã chọn “biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc trong trường mầm non cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ”.
1.1. Các giải pháp thực hiện, các bước và cách thức thực hiện:
• Giải pháp 1: Tạo tiếng cười vui vẻ, không khí thoải mái cho trẻ ngay khi trẻ đến lớp
– Vậy phải làm gì để trẻ cảm thấy hạnh phúc khi đến lớp, giải pháp mà tôi áp dụng đó chính là “tạo tiếng cười vui vẻ, không khí thoải mái cho trẻ ngay khi trẻ đến lớp” với màn chào hỏi vô cùng thú vị.
– Trước khi vào lớp, các bé sẽ tự mình lựa chọn một cách chào hỏi với giáo viên trong “menu lựa chọn” dán ngay trên cửa lớp
– Trẻ được vô tư lựa chọn những hình thức chào hỏi
+ Hình ảnh bàn tay: Tùy từng lựa chọn của trẻ, cô sẽ đập tay, bắt tay với trẻ và quan trọng hơn nữa là cô phải nở một nụ cười thật yêu thương với trẻ. Lúc đó đứa trẻ sẽ không còn cảm giác nặng nề rằng đó là cô giáo mà trẻ sẽ cảm nhận được không khí thoải mái giống như là những người bạn thân thiết với nhau.
+ Hình ảnh trái tim yêu thương: Cô nhẹ nhàng ôm trẻ vào lòng và thì thầm “Chào mừng con đến với lớp học”
+ Với hình ảnh nốt nhạc: Cô và trẻ có thể cùng nhau thể hiện những cảm xúc yêu thương cùng với những vũ điệu của cơ thể như lắc lư, nhún nhảy…
+ Hình ảnh chiếc môi xinh : Cô nhẹ nhàng ôm trẻ vào lòng và chạm nhẹ má cô vào má trẻ, trẻ sẽ cảm nhận được hơi ấm của cô như chính là của mẹ hiền và theo tôi thì nụ cười tạo nên cảm xúc vì vậy mà khi trẻ đến lớp cô hãy luôn trao cho trẻ những nụ cười thật tươi để đứa trẻ cảm nhận được sự ấm áp, yêu thương, mà cô sẽ đem lại cho trẻ khi trẻ ở lớp
=> “Hạnh phúc không phải là cái gì to tát cả, không phải là những món quà tặng trẻ, chỉ đơn giản thôi là những cái ôm ấm áp, là những nụ cười yêu thương, những cử chỉ thân mật.
• Giải pháp 2: Tạo môi trường lớp học sinh động, sáng tạo
– Lớp học là nơi trẻ hoạt động cả một ngày khi ở trường chính vì vậy lớp học càng sinh động, sáng tạo thì trẻ càng hứng thú vì vậy tôi luôn vệ sinh lớp sạch sẽ, gọn gàng, trang trí lớp đẹp mắt phù hợp với chủ đề, chủ điểm, ngày lễ, ngày hội, tạo các góc mở cho trẻ hoạt động.
Ví dụ: +Sắp đến ngày tết thì cửa lớp sẽ trang trí không khí đón năm mới
+ Nhà vệ sinh thì có các cây xanh tạo môi trường gần gũi với thiên nhiên cho trẻ
+ Ở góc âm nhạc thì trang trí nổi bật đẹp mắt, tạo góc mở cho trẻ lựa chọn dụng cụ âm nhạc mà trẻ yêu thích
• Giải pháp 3: Tạo động lực và truyền cảm hứng cho trẻ thông qua các hoạt động
– Hoạt động học là một trong những hoạt động chủ đạo trong một ngày của trẻ ở trường mầm non. Để trẻ luôn cảm thấy thoải mái, tự tin, có hứng thú trong mỗi hoạt động học, thì giáo viện tạo điều kiện để trẻ chủ động tìm hiểu và giải quyết vấn đề, phát huy động viên trẻ sáng tạo, cô giáo chỉ đóng vai trò là người đặt vấn đề và hỗ trợ định hướng trẻ. Như hoạt động tạo hình: Thay vì chỉ dùng bút màu, bút chì gây tâm lý nhàm chán cho trẻ thì sẽ lựa chọn những hoạt động sáng tạo sử dụng các nguyên vật liệu gần gũi, sẵn có như: lá, sỏi, hạt đậu, hạt ngô… để trẻ thỏa sức sáng tạo, có bạn dùng hạt đậu xếp thành những bông hoa, hay những chiếc lá tạo những con vật rất ngộ nghĩnh, hay đôi khi chỉ là in màu từ đôi bàn tay để tạo hình các con vật
+ Với bản tính của trẻ là thích tìm tòi khám phá, nên việc cho trẻ được trải nghiệm, trực tiếp cảm nhận sự vật hiện tượng qua các giác quan: Được sờ, cầm, ngửi… là vô cùng quan trọng, trẻ sẽ thấy thích thú và say mê với việc học hơn so với phương pháp truyền thụ cũ “Cô nói trẻ nghe”
Ví dụ: Như trong hoạt động tìm hiểu về nghề nông thay vì việc cô trò chuyện, cho trẻ xem video thì tôi cho trẻ trực tiếp trải nghiệm: Cuốc đất, gieo hạt, xới đất, tưới nước… như một bác nộng dân thực thụ
Ở bất kỳ hoạt động nào thì vai trò của giáo viên cũng vô cùng quan trọng với giờ ăn – ngủ, có những trẻ rất sợ giờ ăn ở trên lớp, giờ ngủ vẫn còn một số bạn khó ngủ hay không ngủ. Nhận thấy đây là một vấn đề rất nghiêm trọng ảnh hưởng đến thể lực sự phát triển trí tuệ của trẻ, nên tôi đã chủ động thay đổi phương pháp gây hứng thú tạo không khí vui vẻ trong giờ ăn, trò chuyện với trẻ về ý nghĩa của việc ăn hết suất, giúp cơ thể phát triển toàn diện. Trong giờ ngủ đặc biệt tôi hay kể cho trẻ nghe một câu chuyện hay “hát ru” cho trẻ từ đó trẻ cảm nhận được sự ấm áp thân thiện cô đem đến cho trẻ như “mẹ hiền”
Hạnh phúc không phải là gì to tát cả, hạnh phúc chỉ đơn giản là cô cho trẻ cảm nhận được sự gần gũi yêu thương
• Giải pháp 4: Phối hợp với phụ huynh
Để thực hiện thành công được những buổi học thực tế trải nghiệm thì bản thân tôi đã cùng trao đổi và phối hợp với phụ huynh của lớp ngay từ đầu năm học trong buổi họp phụ huynh đầu năm của lớp. Trong buổi họp này tôi đã kết hợp truyền thông với phụ huynh việc xây dựng lớp học hạnh phúc trong năm học này. Trong bài truyền thông của mình tôi đã giúp cho phụ huynh hiểu: như thế nào là lớp học hạnh phúc? Để xây dựng lớp học hạnh phúc thì cô giáo và phụ huynh cần có sự phối hợp như thế nào?
Ngoài ra tôi còn tuyên truyền đến phụ huynh của lớp khi đưa đón con đi học và thông qua zalo nhóm lớp cần phải tạo cho con mình cảm xúc tích cực khi đến lớp bằng cách phụ huynh cần phải trò chuyện thường xuyên cùng trẻ. Khi trò chuyện với con trẻ, phụ huynh hãy thay những câu hỏi: “Hôm nay, cô giáo có phạt? có đánh con không?” bằng những câu hỏi: “Hôm nay con đã được chơi gì ở lớp? được học điều thú vị gì? Con đã giúp cô, giúp bạn những gì?”… Hoặc động viên trẻ chia sẽ lại những bài hát, bài thơ, các kỹ năng, kiến thức đã được học ở trường… và động viên trẻ tiếp tục đi học để đón nhận thêm những điều thú vị khi đến lớp.
1.2. Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết (nếu là giải pháp cải tiến giải pháp đã biết trước đó tại cơ sở):
– Khi đi vào thực hiện đề tài “Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc tại trường mầm non cho trẻ 4-5 tuổi” tại lớp Nhỡ 1 trường mầm non Đại Hiệp có những thuận lợi nhất định như:
* Thuận lợi
– Nhà trường và ban lãnh đạo luôn tạo điều kiện về cơ sở vật chất, khuyến khích động viên để cô và trẻ đạt được kết quả tốt nhất.
– Lớp học khang trang, môi trường trong và ngoài lớp sạch sẽ, thoáng mát, trang thiết bị của lớp tương đối đầy đủ, đồ dùng đồ chơi đảm bảo an toàn cho trẻ.
– Trẻ lớp tôi đi học đều
– Bản thân là một giáo viên ham học hỏi, luôn tích cực tìm tòi, sáng tạo trong mọi hoạt động. Luôn yêu nghề mến trẻ, coi trẻ như con em của mình
* Khó khăn:
– Phần lớn trẻ nhút nhát, rụt rè, thiếu tự tin, ngại ngùng chưa giám thể hiện nhiều các tình cảm yêu thương cùng cô.
– Hầu hết phụ huynh đều làm công nhân nên chủ yếu là ông bà đưa đón trẻ, nên chưa có nhiều thời gian quan tâm đến trẻ. Còn ngần ngại chưa nhiệt tình trao đổi với cô về tình hình của con.
1.3. Nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm hiện tại
– Đối với giải pháp 1: tạo tiếng cười vui vẻ, không khí thoải mái cho trẻ ngay khi trẻ đến lớp” với màn chào hỏi vô cùng thú vị.
– Đối với giải pháp 2: luôn vệ sinh lớp sạch sẽ, gọn gàng, trang trí lớp đẹp mắt phù hợp với chủ đề, chủ điểm, ngày lễ, ngày hội, tạo các góc mở cho trẻ hoạt động.
– Đối với giải pháp 3: động viên trẻ sáng tạo, cô giáo chỉ đóng vai trò là người đặt vấn đề và hỗ trợ định hướng trẻ
– Đối với giải pháp 4: phối hợp trực tiếp với phụ huynh và thông qua các phương tiện thông tin như điện thoại, zalo, facebook, messenger,…
1.4. Khả năng áp dụng của sáng kiến8: Với những giải pháp mà tôi đã thực hiện tại lớp trong thời gian qua đã chứng minh khả năng áp dụng được tất cả các hoạt động như: thể dục, tạo hình, Khám phá khoa học, âm nhạc, làm quen văn học, làm quen với toán và áp dụng được tất cả các lớp trong trường mầm non Đại hiệp nói riêng, và toàn nghành mầm non nói chung.
*Về phía trẻ
+ Trẻ mạnh dạn, tự tin, tích cực tham gia các hoạt động hơn
+ Trẻ vui vẻ tự giác chào cô, chào bố mẹ và đi vào lớp tăng
+Trẻ vô tư thể hiện nhiều cảm xúc, bộc lộ suy nghĩ, tính cách của bản thân tăng
+ Trẻ hòa đồng yêu thương bạn bè cô giáo tăng
+ Trẻ hứng thú khi tham gia vào các hoạt động tăng
* Về phía giáo viên
– Tôi cho rằng việc xây dựng lớp học hạnh phúc có tác dụng hai chiều với cả cô và trẻ, khi trẻ đến lớp phấn khởi vui trẻ thì giáo viên cũng cảm thấy sẽ vui vẻ và hạnh phúc. Tôi cảm thấy có động lực, hứng thú hơn với công việc hằng ngày và như được tiếp thêm năng lượng để sáng tạo
* Về phía phụ huynh
– Cảm thấy rất vui vẻ khi con đến lớp
– Yên tâm, tin tưởng cô giáo, nhiệt tình trao đổi với cô về tình hình của con em mình
– Hăng hái giúp đỡ ủng hộ các cô nguyên liệu làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ
1.5. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
– Để thực hiện áp dụng sáng kiến này cần phải có một số điều kiện, phương tiện cần thiết sau đây:
a. Điều kiện về con người
– Cần phải lập được kế hoạch, xây dựng bài giảng theo chủ đề một cách cụ thể, chi tiết, sáng tạo .
– Cần có sự thống nhất về kế hoạch, nội dung, hình thức tổ chức thực hiện của tập thể cán bộ, giáo viên trong nhà trường.
– Bồi dưỡng chuyên môn và thực hiện chuyên đề lớp học hạnh phúc
– Giáo viên thường xuyên học hỏi, thay đổi hình thức về phương pháp tổ chức hoạt động ngoài trời “Lấy trẻ làm trung tâm” để tạo hứng thú, tích cực cho trẻ hoạt động.
– Giáo viên phải có sự bao quát trẻ tốt khi tham gia hoạt động, quan tâm những trẻ chưa thực sự thích khi tham gia hoạt động cùng các bạn, GV tìm mọi cách để gây chú ý và tăng phần khích lệ, hứng thú cho trẻ thích thú khi kể chuyện.
b. Điều kiện về cơ sở vật chất
– Địa điểm tổ chức phải đảm bảo phù hợp, sạch sẽ và an toàn cho trẻ.
– Phòng học rộng rãi, thoáng mát, sạch sẽ.
– Các điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị và đồ dùng, đồ chơi học liệu hiện có tại lớp mầm non, đồ dùng đồ chơi tự làm của cô giáo và phụ huynh.
1.6. Hiệu quả sáng kiến mang lại:
– Sau thời gian 2 tháng áp dụng “biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc trong trường mầm non cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi. Tôi thấy biện pháp có hiệu quả vô cùng to lớn và ý nghĩa với các cô và trẻ. Trẻ của lớp tôi vô cùng thích thú khi đến lớp, lớp học lúc nào cũng vui vẻ tràn ngập tiếng cười. giúp trẻ phát triển toàn diện về cả thể chất, trí tuệ, tinh thần, chất lượng giáo dục nâng cao.
– Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm “Biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc trong trường mầm cho trẻ 4-5 tuổi” đã áp dụng ở lớp mẫu giáo 4 tuổi Nhỡ 1 trường mầm non Đại Hiệp, tôi hy vọng biện pháp sẽ được áp dụng trong toàn trường.
2. Những thông tin cần được bảo mật – nếu có: Không
3. Danh sách những thành viên đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng
sáng kiến lần đầu :
STT Họ và tên Nơi công tác Nơi áp dụng sáng kiến Ghi chú
11 Phan Thị Hướng Trường MN Đại Hiệp Tại lớp Nhỡ 1 trường MN Đại Hiệp
22 Đặng Thị Ngọc Diễm Trường MN Đại Hiệp Tại lớp Nhỡ 1 trường MN Đại Hiệp
4. Hồ sơ kèm theo (Bản mô tả nội dung sáng kiến có thể minh họa bằng các bản vẽ, thiết kế, sơ đồ, ảnh chụp mẫu sản phẩm… )
* Hình ảnh Giải pháp 1: Tạo tiếng cười vui vẻ, không khí thoải mái cho trẻ ngay khi trẻ đến lớp

Hình ảnh “menu lựa chọn” dán ngay trên cửa lớp

Hình ảnh đập tay

Hình ảnh trái tim yêu thương

Hình ảnh nốt nhạc

Hình ảnh chiếc môi xinh
• Hình ảnh giải pháp 2: Tạo môi trường lớp học sinh động, sáng tạo

Hình ảnh góc âm nhạc

Hình ảnh nhà vệ sinh
• Hình ảnh giải pháp 3: Tạo động lực và truyền cảm hứng cho trẻ thông qua các hoạt động

Hình ảnh tạo hình in màu con vật bằng bàn tay

Hình ảnh trẻ trải nghiệm trực tiếp
• Hình ảnh giải pháp 4: phối hợp với phụ huynh

Hình ảnh họp phụ huynh đầu năm

Xác nhận và đề nghị của Đại Hiệp, ngày 15 tháng 11 năm2023
cơ quan, đơn vị tác giả công tác Người nộp đơn

Phan Thị Hướng

Cảm nhận của Phụ huynh

Chị Nguyễn Thị Hoài Thu – Phụ huynh bé: Nguyễn Huỳnh Linh Đan – Lớp lớn

Con tôi rất nhút nhát, do công việc bận rộn gia đình cũng không có thời gian để tạo điều kiện cho bé thường xuyên tiếp xúc với môi trường bên ngoài nên bé ngại giao tiếp hơn. Do đó khoảng thời gian đầu cho bé đi học là quãng thời gian khó khăn cho cả bé và gia đình. Tôi đã từng khóc khi thấy bé đứng thút thít do không thuộc những động tác thể dục buổi sáng… Thời gian trôi thật mau, giờ bé đã nên người và tự tin hơn rất nhiều, bé lại có thể phát huy được năng khiếu múa hát. Tất cả là nhờ sự yêu thương, gần gũi của các cô đã làm cho bé tìm được niềm vui khi đến lớp.