BÁO CÁO SÁNG KIẾN MỘT VÀI BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ HỌC TỐT MÔN ÂM NHẠC
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
MỘT VÀI BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ HỌC TỐT MÔN ÂM NHẠC
1. Mô tả bản chất của sáng kiến7:
Âm nhạc là nhu cầu của cuộc sống, là món ăn tinh thần không thể thiếu được đối với con người. Đặc biệt, đối với trẻ mầm non thì những nốt nhạc trầm bổng, những giai điệu mượt mà, vui tươi, trong trẻo của các tác phẩm âm nhạc như là dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng cho tâm hồn trẻ thơ, vì vậy cần chú ý giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách thông qua con đường âm nhạc.
Trong quá trình phát triển, trẻ hình thành các ý tưởng, tìm hiểu môi trường và luôn tò mò muốn khám phá thế giới xung quanh. Dưới sự kích thích thường xuyên của âm nhạc có thể đánh thức những phản xạ rất sớm với các âm thanh và kích thích trẻ biết lắng nghe, phát triển khả năng ghi nhớ, khả năng phân tích, sáng tạo của trẻ. Âm nhạc hay, sôi động, khiến tư duy của trẻ linh hoạt, trí tưởng tượng phong phú. Vì vậy, ta nên đưa âm nhạc vào trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ.
Trẻ cảm thụ âm nhạc tốt sẽ góp phần tích cực vào việc phát triển tốt về mọi mặt như trí tuệ, thể chất và tinh thần, hình thành nhân cách sống cho trẻ. Âm nhạc cũng có tác dụng tăng khả năng tập trung ở trẻ nhỏ, đặc biệt là với những trẻ thường khó tập trung vào một vấn đề gì đó trong một khoảng thời gian kéo dài.
. Bởi âm nhạc đóng vai trò quan trọng trong đời sống của trẻ, cho nên là một giáo viên mầm non “làm thế nào để truyền thụ các tác phẩm âm nhạc ấy đến trẻ với giá trị giáo dục cao nhất? ”. Đó là câu hỏi lớn tôi luôn đặt ra cho bản thân.
Xuất phát từ đặc điểm trên đã thưc sự thúc đẩy tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài “Một vài biện pháp giúp trẻ học tốt môn âm nhạc”. Để áp dụng với các nội dung sau:
1.1. Các giải pháp thực hiện, các bước và cách thức thực hiện:
Giải pháp 1: Tạo môi trường học tập
Môi trường học tập là một yếu tố vô cùng quan trọng với tất cả các hoạt động ở trường mầm non. Vì thế việc xây dựng môi trường học tập luôn được tôi quan tâm và đầu tư phù hợp. Với hoạt động âm nhạc thì góc âm nhạc là nơi trẻ có điều kiện để thể hiện năng khiếu âm nhạc của ḿình, trẻ có thể làm quen, ôn luyện, củng cố và vận dụng phát triển những kỹ năng âm nhạc qua các tṛò chơi, các họat động giúp phát triển khả năng sáng tạo của trẻ. Tại đây, trẻ tự hát hay tự vận động theo nhạc, biểu diễn một mình hay một nhóm trẻ một cách thích thú và sáng tạo.
– Tôi luôn tận dụng diện tích phòng học, phòng âm nhạc và chú ý bố trí sắp xếp các học cụ, đội hình để tạo môi trường học và thoải mái cho trẻ.
Ví dụ: Khi thực hiện các hoạt động âm nhạc mà trọng tâm là dạy múa minh họa thì tổ chức ở phòng âm nhạc để trẻ có thể tự mình soi gương và chỉnh sửa các động tác, kích thích trẻ hoạt động tích cực hơn.
– Tôi luôn thay đổi trang trí góc âm nhạc thật sinh động theo chủ đề để gây sự thu hút với trẻ. Hình ảnh và dụng cụ âm nhạc là một yếu tố quan trọng tạo cho trẻ cảm hứng thích thú tham gia vào hoạt động âm nhạc vì thế ở góc âm nhạc tôi luôn tạo mô hình sân khấu với nhiều hình ảnh hấp dẫn và bố trí dụng cụ âm nhạc phong phú, đẹp mắt tạo môi trường cho trẻ được biểu diễn, được thể hiện năng khiếu của mình.
Ngoài ra trang phục biểu diễn và đồ dùng minh họa như hoa cầm tay, mũ múa v.v. cũng đem đến cho trẻ sự thích thú khi được hóa trang với trang phục biểu diễn theo nội dung bài hát, trẻ như được hòa mình, hóa thân vào những làn điệu âm nhạc. Vì thế tôi luôn chuẩn bị đầy đủ từ dụng cụ âm nhạc đến trang phục và những đồ dùng như mũ múa, hoa cầm tay v.v.
Ví dụ: Với đề tài vận động: Mùa xuân. Tôi trang trí góc âm nhạc rực rỡ màu sắc các loại hoa, nhiều cành hoa mai hoa đào, mũ múa, áo đầm cho trẻ.
Giải pháp 2: Tạo môi trường thiên nhiên
Âm nhạc là ngôn ngữ của tình cảm là phương tiện để thực hiện những cảm xúc tinh tế của con người. Khi đến trường mầm non trẻ được tiếp xúc với nhiều loại nhạc khác nhau, trẻ thể hiện được mình qua âm nhạc và trẻ giải phóng được những cảm xúc của mình cũng qua âm nhạc. Đối với trẻ lớp tôi, tôi muốn cho trẻ đến với âm nhạc bằng sự cảm nhận của mình về thế giới xung quanh, tôi tập cho trẻ lắng nghe nhạc điệu của thiên nhiên, khám phá âm thanh quanh trẻ, đó là âm thanh của vườn hoa, của tiếng chim hót, tiếng gà gáy ban trưa, âm thanh đồng cỏ vườn cây, của mùa xuân, của mùa thu… Từ chỗ rung động trước cảnh đẹp của thiên nhiên, nghe âm thanh của thiên nhiên chuyển dần sang nghe nhạc của sự sáng tạo thông qua những bài hát đồng dao, tiếng sáo, tiếng đàn… tất cả những điều đó sẽ thức dậy trong tâm hồn trẻ tình cảm trìu mến, dịu dàng âu yếm, nhiệt tình và chân thành. Với trẻ thơ, bằng một cách phải làm sao cho nhạc xâm nhập vào tâm hồn các em và làm nảy sinh trong đó những giai điệu tuyệt vời nhất..
Trẻ lớp tôi đa phần là con nhà nông chưa được học qua lớp nhà trẻ và độ tuổi nhỏ nên việc tiếp thu âm nhạc còn chậm, hát chưa đúng nhạc. Trong giai đoạn đầu tôi cho trẻ làm quen với âm nhạc qua việc tự mình trình bày một bài hát để biết được khả năng của trẻ đến đâu, sau đó tôi dạy cho trẻ biết nghe và hiểu được âm nhạc, tôi cho trẻ hát theo những bài hát do ca sĩ hát, kế đến là cho trẻ hát với nhạc không lời để trẻ hát đúng nhịp hơn, khi trẻ hát thuộc tôi nâng cao yêu cầu cho trẻ khi hát phải thể hiện tình cảm của mình vào bài hát, lúc đầu bài hát rất khô khan, nhưng dần dần trẻ tiến bộ hẳn lên, có rất nhiều trẻ rất nhập tâm vào bài hát mình trình bày. Vào mỗi thứ 3 đến giờ âm nhạc là tôi dẫn trẻ lên phòng âm nhạc của trường và cho trẻ làm quen với đàn organe, và giới thiệu các phím đàn, tôi cho trẻ thể hiện niềm đam mê của mình vào phím đàn và khi đó trẻ sẽ say sưa tìm kiếm trên phím đàn tất cả những gì đã nghe thấy từ thiên nhiên, từ những gì trẻ đã nghe, cảm nhận thấy. Trẻ rất thích thú về điều này và lúc nào cũng háo hức khi đến giờ âm nhạc.
Giải pháp 3: Tìm trò chơi mới lạ
Với hoạt động âm nhạc cô giáo phải làm sao cho trẻ thật sự hứng thú khi tham gia hoạt động, tiết học phải thật sự tạo được sự thỏa mái, vui nhộn thì trẻ mới có thể hồn nhiên, tự tin thể hiện cảm xúc của mình. Việc lựa chọn trò chơi sao cho thật hấp dẫn và đồng thời giúp phát triển khả năng âm nhạc cho trẻ là một vấn đề rất quan trọng khi tổ chức hoạt động này.
– Vì vậy trước khi bước vào một tiết dạy âm nhạc tôi luôn tìm kiếm những trò chơi mới lạ hấp dẫn để thu hút trẻ để trẻ không nhàm chán khi học môn âm nhạc. Tôi áp dụng các trò chơi dân gian có liên quan đến chủ đề tôi cần dạy để cho trẻ có hứng thú khi bước vào học.
– Với những trò chơi âm nhạc, tôi sưu tầm những âm thanh gần gũi trong thực tế như các hiện tượng thiên nhiên: Tiếng suối chảy róc rách, tiếng mưa rơi rì rào, tiếng gió thổi vi vu, tiếng chim hót véo von…Những âm thanh trong cuộc sống (tiếng còi tàu, tiếng còi ô tô, tiếng gà gáy…) để phát triển sự nhạy cảm và tai nghe cho trẻ.
– Thông qua các trò chơi âm nhạc. Đối với trẻ mẫu giáo, việc làm quen với âm nhạc thông qua các trò chơi là một biện pháp hữu hiệu nhất. Vì đặc điểm lứa tuổi mầm non là học mà chơi, chơi mà học. Các trò chơi âm nhạc được coi là một trong các hình thức vận động trong nhà trường. Nó có vai trò quan trọng giúp trẻ luyện tai nghe nhạc, củng cố ca hát, tạo cảm giác nhịp điệu, phát triển năng khiếu âm nhạc, giúp trẻ cảm thụ âm nhạc một cách tốt hơn. Để tổ chức trò chơi âm nhạc cho trẻ, tôi cần phải lựa chọn trò chơi một cách phù hợp với trình độ nhận thức, khả năng tiếp nhận của trẻ.
Để giúp trẻ thực hiện được, tôi đã chọn một số trò chơi để rèn kỹ năng ca hát cho trẻ như: “Nghe giai điệu âm nhạc và xướng âm bằng âm La”: Khi tôi đánh giai điệu lời ca bài hát nào đó, trẻ chú ý nghe và xướng âm bằng “âm La” bài hát đó. Ví dụ: Trong bài hát “Mùa xuân” của tác giả Hoàng Văn Yến, tôi đánh bài hát bằng các nốt nhạc pha, son, la, si, đô, trẻ hát la la la la lá. Hoặc qua trò chơi âm nhạc “Tập làm ca sĩ: tôi hát một câu hát bất kỳ nào đó, khi hát dứt câu, tôi ném một quả bóng vào trẻ, trẻ bắt được bóng sẽ hát lại câu tôi vừa hát.
Và tôi đã chọn những câu hát khó, trẻ hay hát sai trong bài hát để trẻ được luyện tập nhiều lần câu hát đó. Rèn kỹ năng ca hát mọi lúc, mọi nơi.
Giải pháp 4: Lấy ý tưởng từ trẻ để dạy hát, dạy vận động.
– Để thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non mới mà Bộ Giáo Dục đã đề ra cho bậc học, bước đầu thực hiện tôi cũng gặp không ít khó khăn vì nếp dạy cũ đã ăn sâu vào tiềm thức. Nhưng qua quá trình học hỏi ở các đồng nghiệp, qua quá trình bồi dưỡng chuyên môn, nghiên cứu tự học tự rèn, cũng như học hỏi ở trường bạn qua các đợt thao giảng do ngành, do trường tổ chức, tôi cũng đã tìm ra biện pháp hữu hiệu cho bản thân, đó là: Trước khi lên chương trình tôi gợi hỏi để lấy ý tưởng từ trẻ và xây dựng mạng nội dung cho từng chủ đề phù hợp, sống trong thời đại khoa học công nghệ thông tin phát triển, nhà nào cũng có các phương tiện nghe nhìn hiện đại, chúng ta được nghe nhạc qua nhiều hình thức: Trên tivi, qua đầu máy VCD, qua vi tính, qua mạng internet….có rất nhiều bài hát mới rất hay với nhiều nội dung phù hợp với các chủ đề mà trường mầm non đang thực hiện, tôi tiến hành gợi ý để trẻ tập trung nhớ lại và suy nghĩ trả lời bài hát vừa mới, vừa hay, vừa phù hợp với chủ đề.
+ Ví dụ : Trong chủ đề gia đình: Qua gợi ý của tôi một số cháu trong lớp đã đưa ra các bài hát : “Bố là tất cả”, “Có ông có bà”, “ Cả thế giới nằm trong túi bố”…
– Trước khi dạy bài nào tôi cũng tập cho trẻ hát trước mọi lúc mọi nơi và lấy ý tưởng về động tác vận động theo lời bài hát từ trẻ, nhiều trẻ sẽ cho nhiều động tác, phối hợp với động tác của cô trẻ sẽ hứng thú khi tham gia vận động theo nhạc.
+ Ví dụ: Khi dạy bài “ Có ông có bà ” tôi gợi ý để trẻ nghĩ các động tác qua từng câu hát.
Câu 1: Ông nội nè là ba của ba, ông ngoại nè là ba của má. Các con nghĩ xem động tác nào thể hiện cho phù hợp? Tôi cho nhiều trẻ thể hiện động tác, sau đó cô thống nhất và cho trẻ vận động theo nội dung bài hát, cứ như thế tôi tiếp tục lấy ý tưởng từ trẻ đến hết bài hát, mỗi trẻ góp một vài ý kiến kết hợp với ý của cô các động tác minh hoạ dạy vận động phong phú đáng kể và phù hợp với sở thích, với khả năng vận động của độ tuổi lớp tôi đang dạy.
– Tạo điều kiện cho trẻ tự thỏa thuận và tự chọn các vận động theo ý thích và sự sáng tạo của trẻ. Cô có thể dùng lời để khuyến khích, động viên trẻ thực hiện các hoạt động sáng tạo khác nhau mà không trùng với vận động của bạn. Trẻ được vận động các động tác mà tự mình sáng tác ra nên rất hứng thú, tự nhiên dẫn đến hiệu quả đạt rất cao.
– Khi áp dụng biện pháp này tôi nhận thấy các cháu học rất đạt yêu cầu, khoảng từ 80-90% cháu ham thích và say sưa tham gia vận động.
Giải pháp 5: Thường xuyên luyện giọng bằng nhiều hình thức:
– Trong giáo dục âm nhạc, hát nghe cũng tạo cho trẻ hứng thú trong tiết học, vì hát nghe góp phần giáo dục trí tuệ, thể chất và thẩm mĩ ở trẻ. Vì vậy cô phải hát đúng giai điệu bài hát, hát truyền cảm phù hợp với nội dung bài hát, tùy theo nội dung từng bài mà thể hiện giọng ngọt ngào hay hùng mạnh, yêu mến hay giận hờn trách móc, đặc biệt là những làn điệu dân ca cần luyện giọng để phù hợp với từng vùng miền ( Bắc, Trung, Nam ) cho phù hợp, cho đúng, có như thế thì mới giúp cho trẻ cảm thụ âm nhạc tốt.
– Hàng ngày tôi cố gắng luyện giọng hát của mình bằng cách sưu tầm băng nhạc có các bài hát phù hợp với từng chủ đề mà tôi dự định đưa vào chương trình dạy ở lớp để tập luyện, lúc đầu hát theo ca sĩ dần dần tắt lời và tập theo nhạc, quả nhiên tôi tiến bộ rõ nét không những chuẩn nhạc mà còn giọng hát thêm hay, luyện được về trường độ, chuẩn hơn lúc chưa luyện tập .
– Ở lớp trong các giờ hoạt động góc, hoạt động tạo hình… tôi thường mở nhạc cho trẻ được nghe nhạc còn bản thân thì hát nhẩm theo để luyện thêm giọng cho mình. Về nhà những lúc rãnh rỗi, tôi thường mở đĩa, vừa để nghe vừa để tập hát theo. Không những rèn luyện giọng hát để hát đúng nhạc, tôi còn tập thể hiện tình cảm qua bài hát cho phù hợp với giai điệu để truyền đạt đến trẻ. Ví dụ: Khi hát trẻ nghe bài “ 3 ngọn nến lung linh”, cô cần thể hiện động tác đúng với lời nhạc, tình cảm dịu dàng âu yếm, nhẹ nhàng, thể hiện tình yêu thương của cả gia đình bên nhau….
– Tôi đã cố gắng luyện tập những bài hát dân ca để khi nào có dịp vui chơi cùng trẻ tôi có thể hát cho trẻ nghe để trẻ cảm nhận thêm về loại hình dân ca.
– Ngoài ra trong các buổi họp chuyên môn của tổ, tôi đều tham gia tập hát các bài hát sắp dạy cùng với chị em trong tổ; ở những đoạn nhạc nào chưa chuẩn tôi đều yêu cầu chị em hát lại nhiều lần và tập hát cùng chị em. Nhờ thường xuyên rèn luyện như vậy nên những bài hát nghe và những bài hát dạy tôi đều hát hay hơn, chuẩn xác hơn.
– Ngoài việc luyện giọng hát tôi còn thường xuyên nghe nhạc không lời để luyện tập khả năng nhận giai điệu nhạc chính xác hơn, vì tôi biết rằng nhận giai điệu một bài hát chính xác sẽ góp phần rất lớn vào việc luyện giọng hát của mình, tôi còn tập hát nhẩm theo nốt, theo nhịp đàn của bài hát cần tập nhiều lần.
– Trong các tiết học GDÂN về sau này, trẻ học rất hứng thú. Mỗi khi cô hát trẻ đều tập trung chú ý. Các tiết học thường đạt kết quả rất cao.
Giải pháp 6: Thường xuyên luyện giọng bằng nhiều hình thức:
– Trẻ mẫu giáo tư duy trực quan hình ảnh chiếm ưu thế, nên đồ dùng trực quan luôn là cái đập vào mắt trẻ trước tiên. Chính vì vậy mà trong các tiết học GDÂN, tôi luôn luôn nghiên cứu để sưu tầm ra các loại đồ dùng đẹp mắt để hấp dẫn trẻ.
– Tôi sử dụng các nguyên vật liệu mở như: muỗng gỗ, thanh tre, ly nhựa, nắp thiếc, hộp sữa…để làm các nhạc cụ cho ghế đệm. Chú ý sử dụng đa dạng các loại nguyên vật liệu tạo ra nhiều loại âm thanh trầm bỗng, trong sáng, cao thấp khác nhau, để trẻ có thể cảm nhận tốt tiếng gõ đệm khác với nắp chiếc vá và khác với tiếng của nhựa khi gõ vào nhau.
+ Ví dụ: Nắp sữa làm trống lắc, chia ly nhựa hột hạt, muỗng gõ và chú ý trang trí đa dạng màu sắc để thu hút trẻ.
– Để làm trang phục cho trẻ tôi dùng các ống hút, giấy, lá cây tạo nhiều kiểu trang phục lạ mắt.
– Trước khi vào giờ học GDÂN tôi luôn chuẩn bị các loại đồ dùng đa dạng về hình thức như: mũ múa, hoa, trống lắc, trống rung, phách rung, phách tre, những dụng cụ làm từ nguyên vật liệu…và trang trí phòng học để gây sự chú ý của trẻ. Ngoài việc chuẩn bị đồ dùng tôi còn sưu tầm các tranh ảnh có liên quan đến nội dung bài hát và làm chương trình Powerpoint để dạy trẻ.
– Nắm được đặc điểm tâm sinh lý trẻ là thích cái mới, cái lạ, tôi sưu tầm các loại nhạc thiếu nhi có nội dung vừa hát vừa múa hoặc có động tác minh hoạ, đặc biệt là các bài đồng dao, ca dao, các trò chơi dân gian như rồng rắn lên mây, đúc cây dừa, đuổi bắt….Tôi đưa vào máy để dạy trẻ, qua đó tôi nhận thấy trẻ rất hứng thú tham gia vào hoạt động, trẻ chăm chú quan sát lên màn hình để xem và cùng bắt chước các trò chơi dân gian một cách say sưa, qua đó tôi cũng đã thực hiện được những yêu cầu về nội dung xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, không những trong giờ hoạt động chung mà tôi còn áp dụng các trò chơi dân gian, cho trẻ xem đĩa nhạc vào các hoạt động tự do, ngoài trời, hoạt động góc…. để trẻ tiếp cận được nhiều hơn.
Với sự phát triển của công nghệ thông tin trong giáo dục thì việc đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào các môn học ở trường Mầm non là điều hết sức cần thiết. Với môn Âm nhạc cũng vậy, đưa công nghệ thông tin vào môn học này sẽ làm cho giờ học của trẻ sôi nổi, sinh động hơn, trẻ hứng thú hơn khi được tham gia hoạt động tập thể. Với mục đích mong muốn tổ chức cho trẻ học tốt hơn môn Âm nhạc, tôi đã mạnh dạn đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy Âm nhạc cho trẻ để giờ học đạt kết quả cao hơn.
Ngoài ra tôi còn tìm tòi và tham khảo nhiều loại tài liệu có trên mạng để nghiên cứu các lời dẫn dắt vào bài dạy sao cho thật hấp dẫn, và mỗi một tiết dạy tôi đều thay đổi hình thức ổn định lớp như lúc từ ngoài sân vào, lúc thì dạo quanh lớp, lúc thì phân nhóm ra, lúc thì tụ họp lại…Tôi luôn tạo cho trẻ sự thỏa mái, tự nhiên và gần gũi với cô trước khi đi vào hoạt động và sau khi kết thúc hoạt động.
Với sự chuẩn bị đồ dùng chu đáo như vậy và sự tìm tòi nghiên cứu như đã nêu trên nên hầu hết các tiết học GDÂN tôi luôn tạo được tâm thế hứng thú cho trẻ trước khi vào tiết học.
1.2. Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết (nếu là giải pháp cải tiến giải pháp đã biết trước đó tại cơ sở):
Khi đi vào thực hiện đề tài “Một vài biện pháp giúp trẻ học tốt môn âm nhạc” tại lớp Bé 2 trường mầm non Đại Hiệp có :
* Thuận lợi :
– Nhà trường quan tâm tạo điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đảm bảo đáp ứng yêu cầu CSGD trẻ.
– 100% trẻ học đúng độ tuổi.
– BGH luôn sát sao chỉ đạo giáo viên về chuyên môn , thường xuyên dự giờ thăm lớp để nâng cao chất lượng giảng dạy
– Giáo viên trên lớp: 2 giáo viên/lớp đảm bảo quy định, giáo viên có trình độ trên chuẩn và có năng lực chuyên môn vững vàng, nhiệt tình trong công tác, yêu nghề, mến trẻ, có tinh thần cầu tiến, ham học hỏi.
– Đa số phụ huynh quan tâm đến trẻ, có tinh thần phối hợp tốt trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
*Những khó khăn, hạn chế:
– 70% trẻ chưa qua lớp nhà trẻ nên chưa có nề nếp thói quen trong học tập.
– Đa số trẻ hạn chế về âm nhạc cụ thể: 12/25 trẻ hát chưa đúng theo giai điệu; 15/25 vận động chưa theo nhịp; 22/25 trẻ chưa mạnh dạn tự tin tham gia hát và vận động
– Một số trẻ còn quá hiếu động nên cũng ảnh hưởng đến việc học tập như cháu : Triều, Khôi
– Chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ diễn ra thường xuyên và liên tục nên giáo viên ít có thời gian làm đồ dùng đồ chơi tự tạo
– Một số trẻ còn nói chưa rõ lời, hát to quá làm sai cao độ , kĩ năng vận động của trẻ còn chưa đạt, chưa nhanh nhẹn khi tham gia trò chơi
Vì thế khi áp dụng sáng kiến “Một vài biện pháp giúp trẻ học tốt môn âm nhạc” sẽ đem lại những hiệu quả như:
– Giúp trẻ cảm thụ âm nhạc hơn, hát và vận động nhịp nhàng theo giai điệu bản nhạc.
– Giúp trẻ mạnh dạn hát và vận động nhịp nhàng theo bản nhạc
– Giúp trẻ tự tin mạnh dạn thể hiện bài hát theo cảm nhận của bản thân vv…
1.4. Khả năng áp dụng của sáng kiến8:
Với những giải pháp mà tôi đã thực hiện tại lớp trong thời gian qua đã chứng minh khả năng áp dụng được tất cả các hoạt động như: PTNN, PTNN, PTTM, PTTCXH và áp dụng được với lớp Bé 2 nói riêng và tất cả các lớp trong trường mầm non đại hiệp nói chung.
*Về phía trẻ
Trẻ có kỹ năng cao trong hoạt động giáo dục âm nhạc.
Khả năng thể hiện sáng tạo.
Về phía giáo viên
Cô đã nắm vững trình tự và phương pháp trong bộ môn giáo dục âm nhạc trong các hoạt động.
Giáo viên có thêm kinh nghiệm xử lý một số tình huống sư phạm trong quá trình giáo dục trẻ, cách giao tiếp, trao đổi, tuyên truyền với PH để nâng cao ý thức hướng dẫn trẻ tự làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu mở trong các hoạt động.
Về phía phụ huynh
Phụ huynh có sự thay đổi suy nghĩ về giáo dục của giáo viên đối với trẻ từ đó phụ huynh nhiệt tình phối hợp với cô giáo và nhà trường cùng thực hiện tốt việc rèn luyện ý trong các hoạt động cho trẻ.và yên tâm hơn khi đưa con đến lớp.
Phụ huynh rất vui khi mỗi ngày đưa con em mình đến trường và có niềm tin hơn khi giao con mình cho giáo viên.
1.5. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Để thực hiện áp dụng sáng kiến này cần phải có một số điều kiện, phương tiện cần thiết sau đây:
a. Điều kiện về con người
Cần phải lập được kế hoạch, xây dựng bài giảng theo chủ đề một cách cụ thể, chi tiết, sáng tạo .
Cần có sự thống nhất về kế hoạch, nội dung, hình thức tổ chức thực hiện của tập thể cán bộ, giáo viên trong nhà trường.
Bồi dưỡng chuyên môn và thực hiện chuyên đề ở trường về giáo dục âm nhạc cho trẻ
Giáo viên thường xuyên học hỏi, thay đổi hình thức về phương pháp tổ chức hoạt động ngoài trời “Lấy trẻ làm trung tâm” để tạo hứng thú, tích cực cho trẻ hoạt động.
Giáo viên phải có sự bao quát trẻ tốt khi tham gia hoạt động, quan tâm những trẻ chưa thực sự thích khi tham gia hoạt động cùng các bạn, GV tìm mọi cách để gây chú ý và tăng phần khích lệ, hứng thú cho trẻ thích thú khi hát và vận động.
b. Điều kiện về cơ sở vật chất
Địa điểm tổ chức phải đảm bảo phù hợp, sạch sẽ và an toàn cho trẻ.
Phòng học rộng rãi, thoáng mát, sạch sẽ.
Các điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị và đồ dùng, đồ chơi học liệu hiện có tại lớp mầm non, đồ dùng đồ chơi tự làm của cô giáo và phụ huynh.
1.6. Hiệu quả sáng kiến mang lại9:
Sau khi áp dụng những giải pháp trên đến thời điểm này tôi nhận thấy chất lượng giáo dục về lĩnh vực phát triển ngôn ngữ được tăng lên rõ rệt. Trẻ hát đúng nhịp thể hiện nhịp nhàng theo giai điệu bài hát, trẻ được hình thành những thói quen mạnh dạn trong khi thể hiện vận động.
Khả năng tư duy sáng tạo hơn trong vận động. Trẻ mạnh dạn tự tin, nhanh nhẹn hơn trong các hoạt động.
*Kết quả: 90% số trẻ trong lớp hát đúng nhịp và vận động nhịp nhàng có sáng tạo trong âm nhạc.
2. Những thông tin cần được bảo mật – nếu có:
3. Danh sách những thành viên đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng
sáng kiến lần đầu – nếu có:
TT Họ và tên Ngày tháng năm sinh Nơi công tác Chức danh
1 Phan Thị Hiền 1989 Trường MN Đại Hiệp Giáo viên
2 Phạm Thị Thanh Thủy 1989 Trường MN Đại Hiệp Giáo viên
Đại Hiệp, ngày 2 tháng 11 năm 2022
Người nộp đơn
Nguyễn Thị Tú Trinh