Website Trường Mầm Non Đại Hiệp – Đại Lộc – Quảng Nam

Chủ đề: Con vật bé yêu! Hoạt động học: Phát triển ngôn ngữ Đề Tài: Chuyện: “Cuộc thi đáng nhớ Độ tuổi: 4- 5 Tuổi Người dạy: Phạm Thị Thanh Thảo

GIÁO ÁN

Chủ đề: Con vật bé yêu!
Hoạt động học: Phát triển ngôn ngữ
Đề Tài: Chuyện: “Cuộc thi đáng nhớ ”
Độ tuổi: 4- 5 Tuổi
Người dạy: Phạm Thị Thanh Thảo
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
*Kiến thức :
– Trẻ nghe và hiểu nội dung câu chuyện “ Cuộc thi đáng nhớ”.
– Biết và gọi tên các nhân vật có trong câu chuyện (Thỏ, Rùa…).
– Biết được tính cách của từng nhân vật: Thỏ chạy nhanh nhưng kiêu ngạo. Rùa chạy chậm nhưng chăm chỉ.
– Trẻ trả lời được một số câu hỏi đàm thoại của cô.
*Kỹ năng :
– Lặp lại được một số câu từ đơn giản của nhân vật trong chuyện.
– Rèn luyện, phát triển khả năng quan sát, ghi nhớ có chủ định.
– Rèn kỹ năng thể hiện được vai chơi và cảm xúc thông qua trò chơi đóng kịch.
*Giáo dục :
– Cô giáo dục trẻ thích nghe cô kể chuyện, tích cực tham gia đóng vai theo các nhân vật trong câu chuyện.
– Giáo dục trẻ biết khiêm tốn, tôn trọng bạn bè, không nên tự cho mình là giỏi hơn bạn và coi thường bạn. Đối với người lớn phải biết kính trọng, lễ phép.
– Trẻ trật tự trong giờ học.
II. CHUẨN BỊ
– Chuẩn bị:
– Nhạc : “ Rì rà rì rầm”, “ Thỏ và rùa”, “Tập tầm vông”, nhạc đồng dao: “ Ai làm gì đó”
– Cô thuộc câu chuyện “ Cuộc thi chạy đáng nhớ ” và kể diễn cảm.
– Hìmh ảnh powerpoint của câu chuyện “ Cuộc thi đáng nhớ ”.
– Mô hình câu chuyện cho trẻ đóng kịch, rối que
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
1/ Hoạt động 1: Giới thiệu
– Cô cháu mình cùng chơi nào?
– Cô và trẻ vừa đọc vừa chơi theo bài đồng dao: “Ai làm gì đó”? Trên nền nhạc.
Khù khà khù khò
Ai làm gì đó?
A! là chú Thỏ
Đang ngủ khò khò
Rì rà rì rà
Ai làm gì đó?
A! là chú Rùa
Đang bò rất chăm
Hí hí ha ha
Nhờ Rùa chăm chỉ
Nên thắng Thỏ con
Quán quân đường dài.
C/c vừa đọc bài đồng dao gì?
Trong bài đồng dao nói về con gì nào?
Cô tóm ý: Bài đồng dao “ Ai làm gì đó” kể về chú Thỏ thì ngủ khò khò, chú Rùa thì chăm chỉ bò nên thắng Thỏ. Qua bài đồng dao này cô nhớ lại một câu chuyện kể về cuộc thi đáng nhớ giữa Thỏ và Rùa cô mời các con cùng nghe nhé!
2/ Hoạt động 2: Cô kể chuyện
– Cô kể chuyện lần 1( kể diễn cảm) + tóm tắt nội dung
Tóm tắt nội dung: Các con thấy không với sức chạy của mình đúng ra thì Thỏ sẽ thắng Rùa nhưng vì tính kiêu ngạo của mình, luôn cho mình là giỏi giang nhất, không coi ai ra gì. Còn Rùa thì tuy chậm chạp nhưng luôn chăm chỉ và siêng năng không để ai phải chê bao giờ nên cuối cùng Rùa đã chiến thắng Thỏ đấy.
Trẻ chơi: Tập tầm vông
– Cô kể lần 2: Rối que.
– Dáng đi của Rùa như thế nào các con?
– Bây giờ cô cháu mình cùng bắt chước dáng đi của Rùa nhé!
– Cô cho trẻ hát và làm động tác bài ” Rì rà rì rầm ”
3/ Hoạt động 3: Đàm thoại trích dẫn – giải thích từ khó.
+ Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì?
+ Trong câu chuyện có những nhân vật nào?
* Cho trẻ chơi “trời tối – trời sáng.
– Cô đưa ra quả cầu và hỏi: các con nhìn xem cô có quả gì đây nào?
– Bây giờ cô sẽ tung quả cầu này lên các con nhanh tay bắt, bạn nào bắt được quả cầu và trả lời đúng câu hỏi cô đưa ra thì cô sẽ tặng cho quả cầu này cho bạn đó. Cô cho trẻ chơi “Ném cầu ” và trả lời câu hỏi.
+ Ai là người được các bạn trong rừng gọi là quán quân đường dài?
– Quán quân: Người đứng đầu cuộc thi.
Quán quân đường dài: Người đến đích đầu tiên trong cuộc thi chạy.
– Cô và trẻ cùng chơi “Gõ cửa”.
Cô: Cốc, cốc, cốc Trẻ: Ai gọi đó
Tôi là Thỏ Nếu là Thỏ cho xem tai.
+ Trong câu chuyện Thỏ con đã thi chạy với ai?
Đoạn 1: “từ đầu … Hi hi. Đúng là nhầm thật” Trích dẫn: Thỏ con vốn là quán quân chạy đường dài, mỗi lần có cuộc thi chạy Thỏ con luôn là người đầu tiên chạy về đích. Một hôm, Thỏ và Rùa cùng cãi nhau xem ai nhanh hơn. Không ai chịu nhường ai nên chúng quyết định thi chạy với nhau.
+ Kết quả cuộc thi giữa Rùa và Thỏ như thế nào?
Cô nói: Cô đố – cô đố Trẻ: Đố gì – đố gì?
+ Tại sao Thỏ con lại thua trong cuộc thi này?
Để xem bạn trả lời đúng hay không cô mời các con cùng xem nhé.
+ Vì sao Rùa lại thắng cuộc?
Đoạn 2: “Tiếp theo…cộng với một chút may mắn nên đã chiến thắng”. Trích dẫn: Vì Thỏ nghĩ rằng mình chạy rất nhanh, Rùa thì chạy chậm nên Thỏ đã chủ quan là dù mình có ngủ một giấc thì Rùa cũng không thể chạy hơn mình. Vì vậy Thỏ đã ngủ đến khi tỉnh dậy thì đã quá muộn vì Rùa đã chạy về đích trước.
– Cô cho trẻ chơi trò chơi “ Bịt mắt bắt dê ”.
Cô cho 1 trẻ bịt mắt lại, các cháu còn lại chạy xung quanh nếu cháu nào bị bắt lại cháu đó phải trả lời đúng câu hỏi cô đưa ra.
+ Qua câu chuyện c/c học được đức tính của nhân vật nào?
Các con nên học đức tính của Rùa: siêng năng, chăm chỉ học hành thì sau này lớn lên c/c sẽ thành đạt. C/c đừng giống bạn Thỏ ham chơi, kiêu căng, chủ quan mà coi thường người khác.
4 Hoạt động 4:
*Trò chơi: Thử tài cùng bé
* Cách chơi: Trong câu chuyện của cô có rất là nhiều nhân vật, các con sẽ là những diễn viên nhí hãy chọn cho mình nhân vật mà các con thích. Thế bây giờ bạn nào thích làm Rùa? Bạn nào thích làm Thỏ? Sau đó, các con thể hiện lại nhân vật mình đã chọn và đặc biệt các con biết thể hiện cảm xúc của nhân vật mà các con đóng.
Vậy thì cô mời một số bạn lên chọn mũ nhân vật mà c/c thích?
Cô dẫn chuyện trẻ đóng kịch.
Giáo dục: Các con biết không cho dù c/c có giỏi giang như thế nào đi nữa thì c/c cũng không nên kiêu căng chủ quan mà coi thường người khác mà phải biết giúp đỡ tất cả mọi người, yêu thương mọi người. Không nên khoe khoang, khiêu khích hay xem thường người khác như vậy không phải là người tốt cc/ nhớ chưa?
Cô cháu ta cùng làm những chú Thỏ và Rùa đi chơi nào?

********************

Cảm nhận của Phụ huynh

Anh Võ Thành Hưng – Phụ huynh bé: Võ Gia Huy – Lớp nhỡ

ôi chưa từng thấy một ngôi trường mầm non nào có sân chơi rộng rãi – sạch sẽ – thoáng mát và nhiều trò chơi bổ ích như ngôi trường mầm non này ! Thật là bất ngờ thú vị , nó giống như một công viên thiếu nhi thực thụ ! Hàng ngày mỗi buổi sáng , tôi đều cùng bé Gia Huy chơi đùa dưới sân trước giờ học, bé rất thích thú và học hỏi được nhiều điều mới lạ. Và từ một đứa bé rụt rè nhút nhát, đến nay, sau hơn 4 tháng học tập vui chơi ở đây, bé đã được phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần lên rất nhiều !