Website Trường Mầm Non Đại Hiệp – Đại Lộc – Quảng Nam

CHỦ ĐỀ : ĐỘNG VẬT HOẠT ĐỘNG: LÀM QUEN VĂN HỌC Đề tài: Chuyện: “THỎ CON KHÔNG VÂNG LỜI” Độ tuổi: 3 – 4 tuổi Giáo viên: Phan Thị Hiền

CHỦ ĐỀ : ĐỘNG VẬT

HOẠT ĐỘNG: LÀM QUEN VĂN HỌC

Đề tài: Chuyện:  “THỎ CON KHÔNG VÂNG LỜI”

Độ tuổi: 3 – 4  tuổi

Giáo viên: Phan Thị Hiền

 

1.Mục đích yêu cầu:

+ Kiến thức:

– Trẻ nhớ tên câu chuyện “Thỏ con không vâng lời” và tên các nhân vật có trong chuyện.

– Trẻ hiểu được nội dung câu chuyện, thể hiện được nhân vật trong truyện qua vai chơi của mình.

+ Kỹ năng:

– Rèn kỹ năng thể hiện vai chơi các nhân vật trong chuyện.

– Rèn kỹ năng phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

+ Giáo dục:

          – Giáo dục trẻ biết vâng lời ông bà, ba mẹ, cô giáo và người lớn.

– Giáo dục trẻ biết nói cảm ơn khi được người khác giúp đỡ, biết nói xin lỗi khi làm sai.

  1. Chuẩn bị:

+ Bài giảng điện tử.

+ Video nội dung câu chuyện.

+ Sân khấu rối, các nhận vật trong câu chuyện “Thỏ con không vâng lời” .

+ Mũ thỏ, bướm, gấu.

+ Nhạc bài hát: “Trời nắng trời mưa”, “Chú thỏ con”

  1. Tiến hành hoạt động:
  2. a) Hoạt động mở đầu:

– Chơi trò chơi “Xúm xít – Xúm xít”

– Cô và các con cùng hát múa để chào đón các cô đi nào!

– Cô và trẻ cùng hát múa bài “Trời nắng trời mưa”.

– Có một câu chuyện kể về một bạn thỏ vì không vâng lời mẹ nên đã bị lạc đường đấy. Các con hãy ngồi xuống và lắng nghe cô kể nào!

  1. b) Hoạt động nhận thức:

* Cung cấp kiến thức:

+ Lần 1: Cô kể diễn cảm kết hợp điệu bộ.

– Nếu được đặt tên cho câu chuyện các con sẽ lấy tên là gì?

– Cô thấy các bạn đặt tên cho câu chuyện rất hợp với nội dung câu chuyện, nhưng cô thấy tên “Thỏ con không vâng lời” là hợp lý nhất, chúng ta sẽ đặt tên cho câu chuyện đó là nhé! Cho trẻ đọc tên câu chuyện.

+ Lần 2: Cô cho trẻ xem rối

– Nào cô cháu mình hãy làm những chú thỏ hãy nhảy thật nhanh đến sân khấu rối của lớp mình nào!

– Để câu chuyện thêm phần sinh động và hấp dẫn hơn mời các con hãy cùng hướng mắt về sân khấu nào!

+ Lần 3: Cô kể kết hợp trích dẫn và hình ảnh minh họa.

-> Trước khi đi làm thỏ mẹ dặn thỏ con  ở nhà không được đi chơi xa.

– Đoạn 1: “Một hôm…….không đi chơi xa”

-> Thỏ con quên lời mẹ dặn và đi chơi cùng bươm bướm.

– Đoạn 2: “Nhưng bươm bướm bay đến……. xa thật xa”.

-> Thỏ con bị lạc đường và Bác gấu đã dắt thỏ con về nhà.

– Đoạn 3: “ Thế rồi thỏ con…….Bác dắt thỏ về nhà”

-> Thỏ con đã nhận ra lỗi của mình nên xin lỗi mẹ và cảm ơn bác gấu.

– Đoạn 4: “Vừa về đến nhà thỏ mẹ chạy ra….. đã đưa cháu về nhà”.

– Đố lớp mình thỏ con thích ăn gì nào?

– Vậy những chú thỏ hãy cùng cô đi nhổ cà rốt nào!

– Để xem củ cà rốt có gì kỳ diệu, cô và các con cùng khám phá nào!

* Đàm thoại:

+ Trong câu chuyện có những nhân vật nào?

+ Trước khi đi thỏ mẹ dặn thỏ con điều? Thỏ con có nhớ lời mẹ dặn không?

+ Thỏ con đã đi chơi với ai? Và đã xảy ra chuyện gì?

+ Ai đã giúp đưa thỏ con về nhà? Về đến nhà thỏ con nói gì với thỏ mẹ và bác gấu?

* Giáo dục:

– Khi làm điều gì có lỗi và khi được người khác giúp đỡ thì chúng ta phải làm gì?

– Các con ơi để trở thành 1 đứa trẻ ngoan thì chúng ta phải chăm ngoan, vâng lời, phải biết nói xin lỗi kho làm sai và cảm ơn khi được người khác giúp đỡ các con đồng ý với cô không nào?

* Trò chơi 1: Bé đóng kịch

– Cho trẻ nhắc lại tên các nhân vật trong câu chuyện.

– Trẻ chọn vai và tham gia đóng kịch.

c) Kết thúc hoạt động:

– Cô nhận xét, tuyên dương trẻ.

– Các chú thỏ hãy cùng đi tắm nắng cùng cô nào! Vận động bài “Chú thỏ con” ra ngoài.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CHỦ ĐỀ : BẢN THÂN

HOẠT ĐỘNG: LÀM QUEN VĂN HỌC

Đề tài: THƠ “BÉ CẦN ĐỦ CHẤT”

Độ tuổi: 3 – 4  tuổi

Giáo viên: Phan Thị Hiền

 

  1. Mục đích yêu cầu:

+ Kiến thức:

– Trẻ đọc thuộc bài thơ “Bé cần đủ chất”

– Trẻ hiểu và đàm thoại về nội dung bài thơ.

+ Kỹ năng:

– Rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ .

– Rèn cho trẻ kỹ năng mạnh dạn, tự tin.

+ Giáo dục:

– Giáo dục trẻ ăn hết suất và ăn đủ các chất dinh dưỡng.

  1. Chuẩn bị:

– Hình ảnh nội dung bài thơ được làm bằng powerponit

– Tranh rời để trẻ chơi trò chơi về bác nông dân.

– Các bài hát về chủ đề bản thân.

– Đàn, phách, xắc xô.

  1. Tiến hành hoạt động:
  2. Hoạt động mở đầu:

* Ổn định: Cô cùng trẻ chơi trò chơi: “Kéo cưa lừa xẻ”

  1. Hoạt động nhận thức:

– Cô và các con vừa chơi trò chơi gì?

– Thế trong trò chơi những thợ khỏe sẽ như thế nào?

– Vậy để có sức khỏe tốt thì các con cần phải làm gì?

* Dạy thơ:

– Cô có bài thơ rất hay về các chất dinh dưỡng, lớp mình hãy lắng nghe cô đọc bài thơ nào!

* Đọc thơ :

– Cô đọc lần 1 cho trẻ nghe.

– Lần 2 đọc kết hợp xem hình ảnh?

– Lần 3 trích dẫn, giải thích từ khó?

+ Nấu canh rất mát…đậu nành đấy: những loại hoa, quả rau xanh rất cần cho sức khỏe..

+ Bé ơi …nhờ ăn đủ chất: đoạn thơ khuyên bé nên ăn uống đủ chất dinh dưỡng, để trở thành em bé khỏe mạnh, thông minh.

* Đàm thoại:

– Cô cho trẻ đàm thoại thông qua trò chơi “Bóng chọn bạn”

– Cách chơi: cô cho trẻ về 3 tổ, khi cô lăn quả bóng đến bạn nào thì bạn đó sẽ trẻ lời câu hỏi của cô về nội dung bài thơ.

+ Cô vừa đọc bài thơ gì ?

+ Trong bài thơ có nhắc đến loại rau gì?

+ Để cơ thế lớn mau cần ăn gì?

+ Để da dẻ hồng hào thì phải ăn những gì?

+ Bài thơ dặn chúng ta điều gì?

– Cô tiến hành cho trẻ chơi, nhận xét, sửa sai và tuyên dương trẻ.

* Trẻ đọc thơ :

– Cô cho trẻ đọc bằng nhiều hình thức: lớp, thi đua tổ, nhóm, cá nhân…

– Cô mời trẻ khá lên đọc thơ diễn cảm cho cả lớp nghe.

* Trò chơi : “Đi chợ”

– Cô có 1 số thực phẩm trên bàn, cô sẽ chia lớp ra làm 3 đội và cho 3 đội thi đua bật qua 3 vòng lên chọn những thực phẩm chứa các chất dinh dưỡng theo yêu cầu của cô.Trong cùng thời gian đội nào được nhiều và đúng theo yêu cầu của cô đội đó sẽ chiến thắng.

– Cô tiến hành cho trẻ chơi, nhận xét và tuyên dương trẻ kịp thời.

  1. Hoạt động kết thúc:

* Giáo dục: Các con ơi để cơ thể khỏe mạnh và thông minh thì các con phải ăn nhiều và ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng các con nhớ chưa nào?

– Cho trẻ đọc lại bài thơ “Bé cần đủ chất” ra ngoài.

 

 

 

 

 

 

 

Cảm nhận của Phụ huynh

Chị Nguyễn Thị Hoài Thu – Phụ huynh bé: Nguyễn Huỳnh Linh Đan – Lớp lớn

Con tôi rất nhút nhát, do công việc bận rộn gia đình cũng không có thời gian để tạo điều kiện cho bé thường xuyên tiếp xúc với môi trường bên ngoài nên bé ngại giao tiếp hơn. Do đó khoảng thời gian đầu cho bé đi học là quãng thời gian khó khăn cho cả bé và gia đình. Tôi đã từng khóc khi thấy bé đứng thút thít do không thuộc những động tác thể dục buổi sáng… Thời gian trôi thật mau, giờ bé đã nên người và tự tin hơn rất nhiều, bé lại có thể phát huy được năng khiếu múa hát. Tất cả là nhờ sự yêu thương, gần gũi của các cô đã làm cho bé tìm được niềm vui khi đến lớp.