CHỦ ĐỀ : NGHỀ NGHIỆP CHỦ ĐỀ NHÁNH: CHÚ BỘ ĐỘI CỦA EM HOẠT ĐỘNG: LÀM QUEN VĂN HỌC ĐỀ TÀI:THƠ: CHÚ GIẢI PHÓNG QUÂN Độ tuổi: 3-4 tuổi Giáo viên: Phạm Thị Tố Trinh
CHỦ ĐỀ : NGHỀ NGHIỆP
CHỦ ĐỀ NHÁNH: CHÚ BỘ ĐỘI CỦA EM
HOẠT ĐỘNG: LÀM QUEN VĂN HỌC
ĐỀ TÀI:THƠ: CHÚ GIẢI PHÓNG QUÂN
Độ tuổi: 3-4 tuổi
Giáo viên: Phạm Thị Tố Trinh
I.Mục đích yêu cầu:
- Kiến thức:
– Trẻ nhớ tên bài thơ “Chú giải phóng quân” do tác giả Lê Thị Cẩm Thơ sáng tác.
– Hiểu được nội dung bài thơ: bài thơ nói về sự vất vả của các chú giải phóng quân trong thời kì kháng chiến chống mĩ và ước mơ được trở thành cô giải phóng quân… .
– Trẻ đọc thuộc cùng cô.
- Kỹ năng:
– Rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm và tự tin, mạnh dạn đọc thơ trước đám đông.
– Phát triển vốn từ cho trẻ.
– Phát triển vốn từ cho trẻ và cách phát âm.
+ Giáo dục:
– Trẻ biết yêu quí kính trọng và biết ơn chú bộ đội. ước mơ trở thành chú bộ đội
- Chuẩn bị:
– Giáo án điện tử.
– Hệ thống câu hỏi đàm thoại theo nội dung bài thơ.
– Nhạc bài hát: Chú bộ đội , Em thích làm chú bộ đội, Màu áo chú bộ đội.
II.Tiến hành hoạt động :
- Hoạt động mở đầu:
– Cô và trẻ cùng vận động “ chú bộ đội ”
– Hỏi trẻ:ở lớp mình có bố mẹ bạn nào là bộ đội không?
– Bố (mẹ) có hay về thăm nhà không?
– Bé có tình cảm như thế nào với bố mẹ ở xa.
Trong những năm kháng chiến chống mỹ cứu nước chú giải phóng quân phải ra trận tuyến để đánh giặc, các bé ở nhà giành rất nhiều tình cảm cho các chú. Các con có biết bài thơ nào nói về điều đó không?
– Cô mời các con nhẹ nhàng về chỗ của mình và lắng nghe cô đọc bài thơ này nhé.
- Hoạt động nhận thức:
*Cung cấp kiến thức: Dạy trẻ đọc thơ:
– Cô đọc lần 1
– Cô đọc lần 2: Giảng nội dung.
– Cô đọc lần 3 kết hợp đàm thoại, giảng giải, trích dẫn
+ Cô vừa đọc cho chúng mình nghe bài thơ gì?
+ Chú giải phóng quân đi đâu về?
(Giải thích trẻ tuyền tuyến là nơi chú giải phóng quân đi đánh quân giặc đấy)
“ Chú giải phóng quân……là chú em.
Chú đi tiền tuyến nửa đêm chú về
+ Khi về chú mang theo những gì?
(Ba lô con cóc to bè.
Mũ tai bèo bẻ vành xoè trên vai)
Chú giải phóng quân đi đánh giặc cứu nước mang bên mình không có gì nhiều chỉ có chiếc ba lô nhỏ và chiếc mũ tai bèo giản dị mà chú đi khắp nơi trên chiến trường đấy.
+ Chú về cả nhà đã đón chú như thế nào?
(Cả nhà…..mơ rồi đêm nao)
Tất cả nhà mọi người đều vui mừng khi chú về thăm nhà.
+ Khi về chú kể cho bé nghe chuyện gì?
Các con ạ giặc mỹ rất tàn ác chúng đã giết bao nhiêu người dân vô tội vậy mà khi thua trận chúng lại rất hèn nhát.
“Chú về kể chuyện vui sao
Mỹ thua cũng khóc như nhiều trẻ con
Chắp tay lạy má xin cơm
Em mà có đói chả thèm thế đâu”
+ Em bé có thái độ gì với bọn giặc?
+ Ước mơ của em bé sau này làm gì?
“ Muốn xin chiếc mũ tai bèo.
Làm cô giải phóng vượt đèo Trường Sơn”
Ước mơ của bé thật cao đẹp. Còn các con sau này các con có thích trở thành cô chú giải phóng quân không?
Các con ạ chú giải phóng quân chính là các chú bộ đội. Ngày nay tuy hết giặc mỹ nhưng các chú cũng rất vất vả canh giữ biên giới hải đảo xa xôi để bảo vệ hoà bình cho đất nước để mọi người đi làm và các em bé được đến trường.
*Giáo dục: Vậy các con có tình cảm như thế nào với các chú bộ đội. Chúng mình phải làm gì để đáp lại tình cảm đó.
Bây giờ cô cháu chúng mình cùng thể hiện tình cảm của mình qua bài thơ “Chú giải phóng quân” nhé.
* Trẻ đọc thơ:
– Cô cho cả lớp đọc cả bài thơ 2 lần.
– Tổ đọc thơ
– Cho lớp đọc luôn phiên
– Cho nhóm đọc
– Cá nhân đọc
* Trò chơi luyện tập: Đội nào nhanh hơn
– Cô chia trẻ làm 2 đội
+ Cách chơi : Cô có trang phục của chú bộ đội và các nghề khác nữa “nhiệm vụ của các thành viên trong hai đội là từng thành viên bật vào các vòng thể dục đến bàn cô để các trang phục của các nghề lấy đúng trang phục của chú bộ đội lên dán vào bảng của đội mình. Cô bật nhạc bài hát “Chú bộ đội” hết bài hát cũng là thời gian kết thúc trò chơi.
– Đội nào chọn được nhiều và đúng trang phục của chú bộ đội hơn sẽ dành chiến thắng.
– Luật chơi: Mỗi 1 lượt bạn lên chỉ lấy 1 trang phục và phải đợi bạn về bạn tiếp theo mới được lên.
– Trẻ chơi.
– Cô kiểm tra kết quả và nhận xét tuyên dương động viên trẻ
- Kết thúc hoạt động :
– Cho trẻ hát vận động: Làm chú bộ đội.