CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT HOẠT ĐỘNG: KHÁM PHÁ KHOA HỌC ĐỀ TÀI: CHÚ THỎ DỄ THƯƠNG Độ tuổi: 3-4 tuổi Giáo viên: Nguyễn Thị Lệ Mỹ
CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT
HOẠT ĐỘNG: KHÁM PHÁ KHOA HỌC
ĐỀ TÀI: CHÚ THỎ DỄ THƯƠNG
Độ tuổi: 3-4 tuổi
Giáo viên: Nguyễn Thị Lệ Mỹ
- Mục đích yêu cầu:
- Kiến thức:
– Trẻ biết đặc điểm các bộ phận của thỏ: Đầu, mình, đuôi…
– Biết được nơi sống và thức ăn của thỏ.
– Trẻ biết được ích lợi của thỏ.
- Kỹ năng:
– Rèn cho trẻ khả năng quan sát, ghi nhớ
– Phát triển khả năng tư duy và ngôn ngữ cho trẻ.
- Giáo dục:
– Trẻ ngoan, tích cực hoạt động trong giờ học, hứng thú tham gia trò chơi.
– Giáo dục trẻ biết yêu quý, chăm sóc và bảo vệ thỏ.
- II. Chuẩn bị:
– Giáo án
– Bài hát “Chú thỏ con”, “Trời nắng trời mưa”
– Mô hình con thỏ
– Con thỏ bông
– Các bộ phận con thỏ cắt rời
III. Tiến hành hoạt động:
* Hoạt động mở đầu:
– Cô và trẻ cùng chơi trò chơi: “Con thỏ”
– Các con vừa chơi trò chơi có nhắc đến con vật gì?
* Hoạt động nhận thức:
– Hôm nay cô có một điều bất giờ dành cho lớp mình. Các con nhìn xem có bạn gì đến thăm các con đây?
– Cô cho thỏ xuất hiện, cho trẻ gọi tên “con thỏ” vài lần
– Cô đố các con thỏ muốn điều gì?
– Thỏ muốn cô cháu mình cùng biết thêm về thỏ như: Thỏ có những bộ phận nào? Thỏ ăn gì? Thỏ sống ở đâu?
* Cung cấp kiến thức:
– Các con hãy quan sát xem con thỏ có màu gì? (màu trắng). Màu trắng
trong tiếng anh đọc như thế nào? Cho trẻ nhắc lại. Ngoài màu trắng ra, con thỏ còn có màu hồng, màu nâu.
– Các con quan sát xem con thỏ có những bộ phận gì?
– Chỉ cho cô biết đâu là đầu thỏ? (mời 1 trẻ lên chỉ) cả lớp đọc đầu thỏ vài lần.
+ Đầu thỏ có gì? (Trẻ trả lời)
+ Mắt thỏ thế nào? Mắt thỏ long lanh như viên kẹo
+ Tai thỏ thế nào? Tai thỏ to và dài
– Đây là phần mình của thỏ. Mình của thỏ như thế nào? Mình thỏ dài
– Cô chỉ vào đuôi thỏ hỏi cái gì đây?
+ Đuôi thỏ thế nào? Đuôi thỏ ngắn.
– Cô cho trẻ sờ lông con thỏ và hỏi:
+ Lông thỏ như thế nào? Lông thỏ mềm và mượt
+ Thỏ có mấy chân? Cô cùng trẻ đếm số chân của thỏ
– Cô tóm ý: Thỏ có 4 chân, 2 chân sau thỏ dài nên thỏ chạy rất nhanh và nhảy rất xa đấy các con.
+ Thỏ sống ở đâu? (Trẻ trả lời)
+ Thỏ có ích lợi gì? Thỏ cung cấp cho chúng ta thịt. Thịt thỏ có rất nhiều chất đạm rất tốt cho sức khỏe đấy các con.
– Cô lấy thức ăn cho thỏ ăn
+ Thỏ ăn gì các con? Thỏ ăn rau xanh và cà rốt.
– Bây giờ cô cháu mình cùng làm những chú thỏ đi dạo chơi tắm nắng nào!
* Trò chơi 1: “Thỏ con nhanh trí”
– Cách chơi: Cô cho trẻ đứng thành vòng tròn. Cô mở một đoạn nhạc, các con vừa hát vừa chuyền con thỏ cho bạn đứng bên cạnh mình. Khi nhạc dừng, con thỏ trong tay bạn nào thì bạn đó sẽ trả lời câu hỏi của cô.
– Luật chơi: Bạn nào trả lời nhanh và đúng sẽ được cô tuyên dương.
* Câu hỏi dự kiến:
+ Lông Thỏ như thế nào?
+ Mắt Thỏ như thế nào?
+ Mình thỏ như thế nào?
+ Tai Thỏ như thế nào?
+ Đuôi Thỏ thế nào?
+ Thỏ có mấy chân?
+ Thỏ thích ăn gì?
+ Thỏ có những bộ phận nào?
* Trò chơi 2: “Ai thông minh hơn”
– Cách chơi: Cô chia trẻ thành 2 đội. Cô có rất nhiều hình ảnh về các bộ phận của con thỏ đã được cắt rời. Bây giờ nhiệm vụ của 2 đội là làm động tác của chú thỏ bật nhảy lên chọn những bộ phận của chú thỏ dán để tạo thành những chú thỏ hoàn chỉnh.
– Luật chơi: Đội nào dán đúng và nhiều hơn thì đội đó chiến thắng.
– Cô quan sát trẻ chơi, nhận xét tuyên dương trẻ
* Hoạt động kết thúc:
– Giáo dục: Thỏ là con vật hiền lành, dễ thương. Để thỏ mau lớn các con phải làm gì? Cho thỏ ăn, phải yêu quý, chăm sóc và bảo vệ thỏ nhé.
– Cho trẻ hát vận động bài: “Chú thỏ con”.
*******************