CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT HOẠT ĐỘNG: LÀM QUEN CHỮ CÁI Đề tài: BÉ VUI HỌC CHỮ U Ư Độ tuổi: 5-6 tuổi Giáo viên: Nguyễn Thu Nguyệt
CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT
HOẠT ĐỘNG: LÀM QUEN CHỮ CÁI
Đề tài: BÉ VUI HỌC CHỮ U Ư
Độ tuổi: 5-6 tuổi
Giáo viên: Nguyễn Thu Nguyệt
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
– Trẻ nhận biết chữ u, ư và phát âm đúng chữ u, ư.
– Biết được cấu tạo của chữ cái u ư.
– Nhận biết được chữ u, ư trong tiếng, từ, các bài đồng dao, câu hát, ca dao có chứa chữ u, ư thông qua các trò chơi.
2. Kỹ năng:
– Phân biệt điểm giống và khác nhau giữa hai chữ u, ư dùng ngôn ngữ để diễn tả.
– Luyện kỹ năng phát âm chính xác các chữ u, ư cho trẻ.
– Luyện kỹ năng nhận biết nhanh chữ u, ư qua các trò chơi.
– Rèn thao tác nhanh nhẹn trong các trò chơi với chữ cái.
3. Thái độ:
– Giáo dục trẻ có một số kỹ năng trong cuộc sống.
– Tạo cho trẻ cảm xúc yêu thương và bảo vệ các loài động vật có ích.
II. Chuẩn bị:
– Nhạc “em là bồ câu trắng”, “trốn tìm”, “xúc sắc xúc xẻ”.
– Chữ cái u ư, hình con vật có chứa chữ cái u ư
– Xúc sắc
– Thẻ chữ cái u ư
– Cờ có các chữ cái
– Thiết kế giáo án điện tử của tiết học.
III. Tiến hành hoạt động:
a) Hoạt động mở đầu:
Cô và trẻ cùng làm những chú chim bồ câu dạo chơi. Vận động theo nhạc bài hát “em là bồ câu trắng”
b) Hoạt động nhận thức:
* Giới thiệu:
Cho trẻ quan sát trên màn hình video xiếc thú và hỏi trẻ con vật gì đang diễn xiếc
Cô giáo dục: Khi đi xem xiếc các con không nên ngồi gần các con vật rất nguy hiểm và phải biêt bảo vệ các loại động vật có ích
*Cung cấp kiến thức:
– Cho trẻ xem hình ảnh con gấu
– Cho trẻ phát âm từ “con gấu”
– Trong từ “con gấu”có bao nhiêu tiếng? Bao nhiêu chữ cái?
– Hỏi trẻ chữ cái đã học trong từ “con gấu”. Cô giới thiệu các chữ cái còn lại và thanh dấu
– Cô giới thiệu chữ u, cho trẻ quan sát chữ u và phát âm chữ u (Cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân phát âm, cô chú ý sữa sai cho trẻ).
– Cho trẻ nhận xét cấu tạo của chữ u. Cô tóm ý và phân tích chữ u. (Chữ u gồm nét móc dưới kết hợp với nét sổ thẳng). Cô cho vài trẻ nhắc lại.
– Cô cho trẻ quan sát các kiểu chữ u (u in thường, u viết thường, u in hoa, u viết hoa)
– Cho trẻ quan sát hình con ngựa
– Cho trẻ phát âm từ “con ngựa”
– Trong từ “con ngựa”có bao nhiêu tiếng? Bao nhiêu chữ cái?
– Hỏi trẻ chữ cái đã học trong từ “con ngựa”. Cô giới thiệu các chữ cái còn lại và thanh dấu
– Cô giới thiệu chữ ư, cho trẻ quan sát chữ ư và phát âm chữ ư (Cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân phát âm, cô chú ý sữa sai cho trẻ).
– Cho trẻ nhận xét cấu tạo của chữ ư. Cô tóm ý và phân tích chữ ư. (Chữ ư gồm nét móc dưới kết hợp với nét sổ thẳng và nét móc nhỏ ở trên bên phải nét sổ thẳng). Cô cho vài trẻ nhắc lại.
– Cô cho trẻ quan sát các kiểu chữ ư (ư in thường, ư viết thường, ư in hoa, ư viết hoa)
So sánh u, ư: Giống và khác nhau
Cô mời trẻ quan sát hai chữ: u, ư và nhận xét (Trẻ quan sát và nhận xét…)
+ Giống nhau: Đều có nét móc dưới và nét sổ thẳng
+ Khác nhau: Chữ ư có nét moc nhỏ ở trên, bên phải nét sổ thẳng còn chữ u k có
* Luyện phát âm thông qua trò chơi: “Trốn tìm”
+ Cách chơi: Cô trốn các cháu đi tìm, tìm được cô, cô tặng một con vật có chứa chữ cái đang học. Trẻ phát âm chính xác chữ cái có trên hình con vật, cô tặng cho mỗi trẻ 1 thẻ chữ cái
* Trò chơi 1: “Xúc sắc xúc xẻ”
+ Cách chơi: Cô cùng trẻ đi vòng tròn cùng đọc bài đồng dao xúc sắc xúc sẻ, khi bài đồng dao kết thúc cô tung xúc sắc lên và trẻ phải gọi tên con vật ở mặt trên của xúc sắc. Cô sẽ đặt một câu hỏi và trẻ trả lời. Nếu đúng sẽ được tuyên dương, nêu sai sẽ nhường quyền trả lời lại cho bạn khác
* Trò chơi 2: “Nhìn nhanh đoán đúng”
+ Cách chơi: Quan sát màn hình xuất hiện đoạn đồng dao, câu hát, câu ca dao …có chứa các chữ cái u, ư vừa học giơ lên và phát âm. Bạn nào chọn đáp án sai mất lượt chơi, về cuối hàng quan sát các bạn và cùng tham gia. Nếu lượt chơi sau chọn đáp án đúng thì sẽ được trở lại vị trí và tiếp tục chơi cùng bạn.
* Trò chơi 3: “Cướp cờ”
+ Cách chơi: Chia lớp ra hai đội, mỗi đội cử 5 bạn lên chơi. Khi cô gọi tên bạn nào thì bạn đó chạy lên quan sát các cây cờ. Khi cô phát âm chữ cái nào thì các bạn phải lấy cây cờ có chữ cái đó và chạy thật nhanh về đội mình, nếu khi lấy được cờ nhưng bị bạn của đội khác chạy theo đập vào vai thì cây cờ sẽ thuộc về đội kia.Cô nhận xét tuyên dương sau mỗi lần chơi.
c) Kết thúc: Hát bài “Ong và bướm”.