Website Trường Mầm Non Đại Hiệp – Đại Lộc – Quảng Nam

CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI THỰC VẬT HOẠT ĐỘNG : LÀM QUEN VĂN HỌC Đề tài: THƠ: HOA CÚC VÀNG Lứa tuổi: 5 – 6 tuổi Giáo viên: Bùi Thị Kiều Hoa

CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI THỰC VẬT
HOẠT ĐỘNG : LÀM QUEN VĂN HỌC
Đề tài: THƠ: HOA CÚC VÀNG
Lứa tuổi: 5 – 6 tuổi
Giáo viên: Bùi Thị Kiều Hoa
3.1. Mục đích yêu cầu
a) Kiến thức
– Trẻ biết tên bài thơ “Hoa cúc vàng”, tên tác giả “Nguyễn Văn Chương”, trẻ đọc thuộc diễn cảm và biết được nội dung bài thơ “Bài thơ nói về vẻ đẹp của bông hoa cúc nở vào mùa xuân …
b) Kỹ năng
– Rèn cho trẻ kỹ năng đọc thơ diễn cảm.
– Rèn khả năng phát triển ngôn ngữ và diễn đạt mạch lạc cho trẻ.
c) Giáo dục
– Giáo dục trẻ biết giữ gìn yêu quý và chăm sóc các loại hoa và cây.
* Trẻ ngồi ngay ngắn chú ý cô.
3.2. Chuẩn bị
* Đối với cô:
– Máy vi tính, Một số bài hát
– Tranh minh họa bài thơ “Hoa cúc vàng ”
* Đối với trẻ
– Hình ảnh lắp ghép, rổ, bảng học nhóm
3.3. Tiến hành hoạt động
a) Hoạt động mở đầu
Cô và trẻ hát bài hát “Màu hoa”
– Các con vừa hát bài hát gì? ( Màu hoa)
– Bài hát nói về điều gì? ( Rất nhiều màu hoa)
Giáo dục: Hoa được trồng để trang trí vào dịp tết, lễ hội. Hoa làm đẹp cho thiên nhiên, cho con người. Vì vậy các con phải biết yêu quý và bảo vệ hoa không được ngắt lá, hái hoa, bẻ cành.
b) Hoạt động nhận thức
– Các con biết không có một loài hoa rất là đẹp và thơm. Để biết được loài hoa đó là hoa gì Bây giờ các con lắng nghe cô đọc bài thơ.
– Cô đọc lần 1diễn cảm.
+ Giảng nội dung: Trong bài thơ nói về vẻ đẹp của bông hoa cúc vàng nở vào mùa xuân.
– Cô đọc lần 2: Xem tranh, trích dẫn và giảng từ khó.
– Cô đọc lần 3 kết hợp điệu bộ.
* Đàm thoại: Câu hỏi dự kiến.
+ Cô vừa đọc các con nghe bài thơ gì ? (Hoa cúc vàng)
+ Bài thơ do ai sáng tác ? (Nguyễn Văn Chương)
+ Trong bài thơ nhắc đến loài hoa gì? (Hoa cúc )
+ Mùa nào được tác giả nói đến trong bài thơ ? ( Mùa đông và mùa xuân)
+ Mùa đông trong bài thơ được tác giả miêu tả như thế nào? ( Mùa đông cây chịu rét, trời đắp chăn bông).
+ Buổi sáng nhà thơ đã nhìn thấy gì? ( Hoa cúc nở đầy trước sân nhà)
+ Hoa cúc đã làm gì suốt cả mùa đông? (cúc gom nắng vàng vào trang lá biếc)
+ Khi đã gom được nhiều nắng đến khi nào thì cúc nở hoa? ( Đến mùa xuân)
+ Vì sao hoa cúc lại nở vào mùa xuân? ( Vì mùa xuân ấm áp)
+ Hoa cúc nở rực rỡ mọi nhà thấy gì ? ( Niềm vui hạnh phúc, mùa xuân đang đến với mọi nhà)
– Ngoài hoa cúc màu vàng, các con còn biết hoa cúc có màu gì nữa ? ( Hoa cúc màu trắng, hoa cúc màu tím )
* Dạy trẻ đọc thơ: Dưới nhiều hình thức
– Cả lớp đọc thơ diễn cảm
– Từng tổ đọc thơ.
– Tổ đọc luôn phiên theo hiệu lệnh của cô
– Nhóm bạn nam, bạn nữ
– Gọi cá nhân trẻ đọc thơ
* Trò chơi: Đội nào nhanh hơn.
– Cách chơi: Cô chia lớp thành 3 đội, nhiệm vụ của 3 mỗi đội là thi đua nhau ghép những hình ảnh tạo thành bức tranh cho đội mình, sau thời gian quy định. Đại diện của mỗi đội lên thể hiện nội dung của bức tranh.
c) Hoạt động kết thúc:
– Cho trẻ hát: “ vườn cây của ba ”

Hoạt đông học: LÀM QUEN VĂN HỌC
Đề tài: THƠ: THỎ BÔNG BỊ ỐM
1. Đón trẻ
– Cô đón trẻ, hướng dẫn trẻ để đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định.
– Trao đổi với phụ huynh đưa trẻ đi học đúng giờ để tham gia tập thể dục
buổi sáng.
– Nêu tiêu chuẩn bé ngoan.
2. Thể dục buổi sáng
– Tập theo nhạc bài: Bé vui khỏe
3. Hoạt đông học: LÀM QUEN VĂN HỌC
Đề tài: THƠ: THỎ BÔNG BỊ ỐM
3.1. Mục đích yêu cầu
a) Kiến thức
– Trẻ đọc thuộc thơ, hiểu nội dung bài thơ: Thỏ Bông bị ốm .
– Trẻ hiểu nội dung bài thơ: Thỏ bông bị ốm : Qua bài thơ trẻ hiểu được thỏ bông không nghe lời mẹ, ăn trái xanh và uống nước lã nên bị đau bụng phải đưa đến bệnh viện cấp cứu.
b) Kỹ năng
– Rèn cho trẻ kỹ năng đọc thơ diễn cảm.
– Rèn khả năng phát triển ngôn ngữ và diễn đạt mạch lạc cho trẻ.
c) Giáo dục
– Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ, ăn nhiều rau củ quả, uống nước đun sôi để cơ thể khỏe mạnh.
* Trẻ ngồi ngay ngắn chú ý cô.
3.2. Chuẩn bị
– Máy vi tính, Một số bài hát
– Tranh minh họa bài thơ “ Thỏ bông bị ốm”
– Mũ thỏ, đồ bác sĩ….để trẻ đóng kịch
3.3. Tiến hành hoạt động
a) Hoạt động mở đầu
Cô và trẻ hát bài hát “Mời bạn ăn”
– Các con vừa hát bài hát gì?
– Bài hát nói về điều gì?
– Hằng ngày, ở nhà, ở trường các con thường được ăn những gì?
– Để có cơ thể khoẻ mạnh các con phải ăn đầy đủ chất dinh dưỡng để cho cơ thể được khoẻ mạnh.
b) Hoạt động nhận thức
– Các con biết không có một bạn thỏ bông không nghe lời mẹ uống nước lã, ăn quả xanh nên đã bị ốm . Để biết được bạn thỏ bông bị ốm như thế nào? Bây giờ các con lắng nghe cô đọc bài thơ.
– Cô đọc lần 1diễn cảm.
+ Giảng nội dung: Trong bài thơ nói về Thỏ Bông không nghe lời mẹ ăn quả xanh và uống nước lã nên bị đau bụng.
– Cô đọc lần 2: Xem tranh, trích dẫn và giảng từ khó.
– “Từ đầu…….đau quá”: Thỏ Bông bị ốm kêu la và luôn mồm gọi mẹ.
– “Thỏ mẹ vội vã ………nhờ bác sĩ khám” : Thỏ Mẹ bồng Thỏ Bông đến Bác Sĩ khám bệnh.
+ “ Vội vã : Nôn nóng, lật đật”
– “Bác sĩ sờ nắn………Ruột đau như cắt”: Bác Sĩ hỏi Thỏ Bông đã ăn những gì ?
+ “Thều thào: Nói chưa rõ ràng”
-“ Bác Sĩ gật gật……….Đau vì ăn bậy” : Bác Sĩ kết luận Thỏ Bông đau bụng vì ăn bậy.
– Cô đọc lần 3 kết hợp điệu bộ.
* Đàm thoại: Câu hỏi dự kiến.
+ Cô vừa đọc các con nghe bài thơ gì ? ( Thỏ bông bị ốm)
+ Bài thơ của ai sáng tác ? ( Nhược Thuỷ)
+ Trong bài thơ có những nhân vật nào? ( Thỏ Mẹ, Thỏ Bông, Bác Sĩ)
+ Bài thơ nói về ai ? ( Thỏ Bông)
+ Thỏ bông bị làm sao ? ( Bị đau bụng)
+ Ai đưa Thỏ Bông đến bệnh viện? ( Thỏ Mẹ)
+ Ai khám bệnh cho Thỏ Bông? ( Bác Sĩ )
+ Bác Sĩ khám và kết luận như thế nào? ( Đau vì ăn bậy)
* Dạy trẻ đọc thơ: Dưới nhiều hình thức
– Cả lớp đọc thơ diễn cảm
– Từng tổ đọc thơ.
– Tổ đọc luôn phiên theo hiệu lệnh của cô
– Nhóm bạn nam, bạn nữ
– Gọi cá nhân trẻ đọc thơ
* Trò chơi: Đóng kịch
c) Hoạt động kết thúc:
– Cho trẻ hát: “Bé khoẻ bé ngoan”

Cảm nhận của Phụ huynh

Chị Nguyễn Thị Hoài Thu – Phụ huynh bé: Nguyễn Huỳnh Linh Đan – Lớp lớn

Con tôi rất nhút nhát, do công việc bận rộn gia đình cũng không có thời gian để tạo điều kiện cho bé thường xuyên tiếp xúc với môi trường bên ngoài nên bé ngại giao tiếp hơn. Do đó khoảng thời gian đầu cho bé đi học là quãng thời gian khó khăn cho cả bé và gia đình. Tôi đã từng khóc khi thấy bé đứng thút thít do không thuộc những động tác thể dục buổi sáng… Thời gian trôi thật mau, giờ bé đã nên người và tự tin hơn rất nhiều, bé lại có thể phát huy được năng khiếu múa hát. Tất cả là nhờ sự yêu thương, gần gũi của các cô đã làm cho bé tìm được niềm vui khi đến lớp.