Website Trường Mầm Non Đại Hiệp – Đại Lộc – Quảng Nam

GIÁO ÁN Chủ đề: Động vật Hoạt động: Khám phá khoa học ĐỀ TÀI: BÉ BIẾT GÌ VỀ CHÚ ẾCH Người dạy: Trần Thị Thương

GIÁO ÁN

Chủ đề: Động vật

Hoạt động: Khám phá khoa học

ĐỀ TÀI: BÉ BIẾT GÌ VỀ CHÚ ẾCH

                               Người dạy: Trần Thị Thương

 

I/ Mục đích yêu cầu:

  1. 1. Kiến thức:

– Trẻ biết được tên gọi,đặc điểm, tiếng kêu, cách vận động,thức ăn và môi trường sống của ếch.

– Biết được quá trình  sinh sản và phát triển của ếch.

– Trẻ biết được ích lợi của ếch.

  1. Kỹ năng:

– Kỹ năng so sánh, phân biệt.

– Phát triển ngôn ngữ mạch lạc, trả lời trọn câu.

– Rèn luyện, phát triển khả năng quan sát

– Rèn thao tác nhanh nhẹn.

  1. Thái độ:

– Bảo vệ môi trường sống của ếch.

– Giáo dục trẻ biết ích lợi của ếch đối với đời sống con người.

  1. Chuẩn bị:

– Nhạc ” Chú ếch con.” “ Êch ộp”

– Màn hình chiếu, các slide hình ảnh. Đồ dùng để chơi trò chơi

– Giáo án, địa điểm tổ chức hoạt động trong lớp.

– Video về câu chuyện “ Nòng nọc tìm mẹ”,Bể cá,con ếch.

– Hình ảnh về quá trình phát triển của ếch.

– Mũ ếch. Gấp thủ công ếch

III/ Tiến hành hoạt động:

  1. Hoạt động mở đầu:

– Cô cho cháu hát bài: “ Chú ếch con” và cùng trò chuyện về  con ếch.

Mỗi sự vật hiện tượng đều có 1 quy luật phát triển riêng, các con vật cũng vậy,để

biết được ếch sinh ra và lớn lên như thế nào – cô và các con cùng tìm hiểu qua tiết học KPKH này nhé!

  1. Hoạt động trọng tâm:

Cô mời các con vào màng hình xem phim

– Cô cho cháu xem 1 đoạn phim câu chuyện: “ Nòng nọc tìm mẹ”

– Trong câu chuyện các con vừa xem có những con vật nào? ( Cháu tự kể)

– Tôm, rùa, cá, ngổng…có phải là mẹ của nòng nọc không?

– Qua câu chuyện các con biết được điều gì? ( Cháu trả lời)

Vì sao ếch lại là mẹ của nòng nọc, để biết thêm được điều này cô mời các con đến hồ quan sát chú ếch.

Cho trẻ xem con ếch trong hồ và nhận xét

– Đầu ếch như thế nào? (Dẹp và nhỏ)

– Mắt ếch to lồi

– Da ếch như thế nào? (Da ếch sần có đốm)

Da ếch nhìn vào thì thấy nó sần nhưng khi ta sờ vào thì nó trơn đó các con.

– Ếch sống ở đâu? (Ở dưới nước)

Ngoài ở dưới nước ra ếch còn sống được ở trên cạn.

– Thức ăn của ếch là gì? ( côn trùng và bọ gậy)

Khi ở dưới nước ếch ăn bọ gậy để tiêu diệt bọ gậy không cho bọ gậy sinh ra muỗi

khi sống trên cạn ếch ăn côn trùng không cho côn trùng phá hoại hoa màu

– Tiếng kêu của ếch như thế nào?

– Ếch có mấy chân?

– Ếch vận động như thế nào? ( ếch nhảy)

+ Đùi chân ếch to ếch nhảy rất khỏe.

Các cháu làm những chú ếch nhaỷ cho cô xem nào. ( Cháu nhảy về chỗ)

– Cô giới thiệu về con ếch và cụm từ “ Con ếch”, lớp đọc đồng thanh.

– Cô cho cháu quan sát con ếch đang nằm.

– Cô mời cháu lên chỉ phần đầu, mình và chân?  (Cho trẻ đồng thanh)

Ếch có 4 chân( 2 chân trước 2 chân sau). Phần đầu của ếch có 2 mắt lồi ra, có miệng dẹp và nhỏ để thích nghi với môi trường sống.

– Cô đố các con ếch đẻ ra trứng hay ra con? Cô giới thiệu về trứng ếch và cùng trò chuyện, cho lớp gọi tên.

– Trứng ếch sẽ nở ra thành gì?

– Đó là nòng nọc đấy các con, cô cho cháu xem hình ảnh con nòng nọc và cùng gọi tên, trò chuyện về con nòng nọc.

– Nòng nọc lớn lên sẽ thành gì?

– Cô cho cháu xem hình ảnh con ếch con. Cho cháu gọi tên.

– Cô cho cháu xem hình ảnh con ếch trưởng thành. Cho cháu gọi tên.

– Cô cho cháu xem quá trình sinh ra và lớn lên của con ếch:

Ếch – trứng – nòng nọc – ếch con – ếch trưởng thành.(Vòng đời của ếch)

Vào cuối mùa xuân đầu mùa hạ, sau các trận mưa rào ếch cái cõng ếch đực trên lưng tìm hồ nước đẻ trứng,trứng ếch được bảo vệ bằng lớp keo dính tập trung thành từng đám nổi trên mặt nước và được ánh nắng mặt trời sưởi ấm, sau 10 ngaỳ sẽ nở thành nòng nọc,trãi qua một thời gian nòng nọc mọc 4chân và đứt đuôi trở thành ếch con

– Cô cho cháu nhắc lại.

  • So sánh:

+ Ếch trưởng thành                                          + Ếch con

– Da sần có đốm                                          – Da trơn có 2 màu

– Lưng cong nhô lên                                    – Lưng bằng

– Đùi to                                                        – Đùi nhỏ

Ngày xưa ếch chỉ có trong tự nhiên còn bây giờ ếch được con người chúng ta nuôi rất nhiều. Ếch cho ta thịt ăn ngon và bổ. Vì vậy chúng ta không vứt rác xuống dòng nước để cho môi trường nước không bị nhiễm bẩn ếch sinh sản tốt.

Cho lớp hát bài: “Ếch con” chuyển đội hình

  1. Trò chơi:

Trò chơi 1: “ Ai thông minh hơn”

Cô có 2 rỗ trong đó có đựng hình ảnh về ếch, trứng, nòng nọc…bây giờ thành viên trong 2 đội ếch xanh và ếch vàng chọn cho mình 1 hình ảnh sau đó đứng sắp xếp thành vòng tròn và nói lên được vòng đời của ếch. Đội nào xếp đúng và nói đúng thì đội đó chiến thắng.

Cô theo dõi nhận xét tuyên dương.

Trò chơi 2: “Ếch về đúng hang”

Hai đội ếch xanh và ếch vàng đi dạo chơi khi có tín hiệu thì chạy về đúng hang của đội mình,con ếch nào về sai hang thì bị phạt nhảy lại về cho đúng hang

Cháu hát bài: “ Ếch ộp” dạo chơi

Cô theo dõi nhận xét tuyên dương kịp thời

  1. Cũng cố kết thúc: Hát bài “Chú ếch con”

 

 

 

Cảm nhận của Phụ huynh

Chị Nguyễn Thị Hoài Thu – Phụ huynh bé: Nguyễn Huỳnh Linh Đan – Lớp lớn

Con tôi rất nhút nhát, do công việc bận rộn gia đình cũng không có thời gian để tạo điều kiện cho bé thường xuyên tiếp xúc với môi trường bên ngoài nên bé ngại giao tiếp hơn. Do đó khoảng thời gian đầu cho bé đi học là quãng thời gian khó khăn cho cả bé và gia đình. Tôi đã từng khóc khi thấy bé đứng thút thít do không thuộc những động tác thể dục buổi sáng… Thời gian trôi thật mau, giờ bé đã nên người và tự tin hơn rất nhiều, bé lại có thể phát huy được năng khiếu múa hát. Tất cả là nhờ sự yêu thương, gần gũi của các cô đã làm cho bé tìm được niềm vui khi đến lớp.