Website Trường Mầm Non Đại Hiệp – Đại Lộc – Quảng Nam

GIÁO ÁN CHỦ ĐỀ: HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN Đề tài: Thơ: GIỌT NẮNG Lớp: 5- 6 tuổi Giáo viên: Trần Thị Dung

GIÁO ÁN

CHỦ ĐỀ: HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN

Đề tài: Thơ: GIỌT NẮNG

Lớp: 5- 6 tuổi

Giáo viên: Trần Thị Dung

 

– Mục đích yêu cầu:

+ Kiến thức:

– Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả.

– Trẻ hiểu được nội dung bài thơ, biết trả lời đủ ý qua các câu hỏi đàm thoại

– Trẻ đọc thuộc, diễn cảm bài thơ và thể hiện được âm điệu, nhịp điệu khi đọc bài thơ.

+ Kỷ năng:

– Rèn cho trẻ kĩ năng đọc thơ diễn cảm.

– Rèn khả năng phát triển ngôn ngữ và diễn đạt mạch lạc cho trẻ.

+ Giáo dục:

– Biết cảm nhận được vẻ đẹp của giọt nắng bốn mùa.

– Giáo dục trẻ biết yêu thiên nhiên, biết bảo vệ môi trường.

– Chuẩn bị:

Giáo án pp có hình ảnh liên quan đến nội dung bài thơ.

Tranh thơ 3d.

Đồ dùng trò chơi: kéo, hình ảnh giọt nắng và chi tiết phụ để trẻ dán.

– Tiến hành hoạt động:

  1. a) Hoạt động mở đầu:

Lắng nghe, lắng nghe.

Sáng chiều gương mặt hiền hòa

Giữa trưa bộ mặt chói lòa gắt gây

Đi đằng Đông, về đằng Tây

Khi nào vắng mặt, trời mây tối mù

Là gì, là gì?

(Ông mặt trời)

– Khi ông mặt trời chiếu những tia nắng xuống thì mọi người làm gì?

– Cô cho trẻ xem hình ảnh trên pp.

  1. b) Hoạt động nhận thức:

* Cung cấp kiến thức:

– Cô giới thiệu bài thơ “Giọt nắng” của tác giả Vương Triều Hải

+ Lần 1: Cô đọc diễn cảm bài thơ kết hợp động tác minh họa.

Bải thơ miêu tả hình ảnh giọt nắng của 4 mùa: mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, mùa đông rất xinh động và đáng yêu.

+ Lần 2: Cô đọc kết hợp cho trẻ xem tranh minh họa

+ Lần 3: Đọc trích dẫn

– Đoạn 1: Giọt nắng của mùa xuân làm cho cây cối đâm chồi nảy lộc.

– Đoạn 2: Giọt nắng của mùa rất nóng nực, làm đồng lúa chín vàng.

– Đoạn 3: Giọt nắng mùa thu trong veo, có hoa cúc nở vàng rực.

– Đoạn 4: Giọt nắng mùa đông say sưa ngủ ngoài thềm mất rồi.

* Đàm thoại:

– Trong bài thơ có giọt nắng của những mùa nào?

– Giọt nắng của mùa xuân đã làm nên điều gì?

– Còn giọt nắng của mùa hạ thì ra sao?

– Câu thơ nào nói lên vẻ đẹp của giọt nắng mùa thu?

– Màu ngọc bích là màu gì?

– Cô đố: Say sưa ngủ ngoài đồng

Cho cây bắp cải nhỏ

Mở mắt tròn bâng khuâng

Đó là trạng thái của giọt nắng mùa nào?

* Giáo dục: Mỗi một mùa trong năm đều mang một bức tranh thiên nhiên rất đẹp. Để cho cảnh vật thiên nhiên lúc nào cũng đẹp và rạng ngời chúng ta phải biết chung tay bảo vệ môi trường luôn sạch sẽ.

* Dạy trẻ đọc thơ:

– Cô và trẻ cùng đọc thơ.

– Cho từng tổ đọc thơ

– Đọc theo hiệu lệnh.

– Cá nhân đọc thơ

– Trong những giọt nắng của 4 mùa, con thích giọt nắng mùa nào nhất? Vì sao?

* Trò chơi luyện tập:“Gọi nắng về chơi”.

– Cô đã chuẩn bị rất nhiều giọt nắng. Các con hãy dùng kéo cắt theo đường viền và trang trí giọt nắng sao cho thật xinh động .

– Chia lớp thành 4 nhóm trang trí giọt nắng

– Cho trẻ đọc thơ.

  1. c) Kết thúc hoạt động:

Cho trẻ hát bài: “Khúc ca bốn mùa” .

 

Cảm nhận của Phụ huynh

Chị Nguyễn Thị Hoài Thu – Phụ huynh bé: Nguyễn Huỳnh Linh Đan – Lớp lớn

Con tôi rất nhút nhát, do công việc bận rộn gia đình cũng không có thời gian để tạo điều kiện cho bé thường xuyên tiếp xúc với môi trường bên ngoài nên bé ngại giao tiếp hơn. Do đó khoảng thời gian đầu cho bé đi học là quãng thời gian khó khăn cho cả bé và gia đình. Tôi đã từng khóc khi thấy bé đứng thút thít do không thuộc những động tác thể dục buổi sáng… Thời gian trôi thật mau, giờ bé đã nên người và tự tin hơn rất nhiều, bé lại có thể phát huy được năng khiếu múa hát. Tất cả là nhờ sự yêu thương, gần gũi của các cô đã làm cho bé tìm được niềm vui khi đến lớp.