GIÁO ÁN CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT HOẠT ĐỘNG: TẠO HÌNH ĐỀ TÀI: NHỮNG CHÚ CÁ XINH ĐỘ TUỔI: 5-6 tuổi GIÁO VIÊN: NGUYỄN THU NGUYỆT
GIÁO ÁN
CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT
HOẠT ĐỘNG: TẠO HÌNH
ĐỀ TÀI: NHỮNG CHÚ CÁ XINH
ĐỘ TUỔI: 5-6 tuổi
GIÁO VIÊN: NGUYỄN THU NGUYỆT
- Mục đích yêu cầu:
- Kiến thức:
– Trẻ biết một số loại cá
– Trẻ biết gấp tạo thành con cá
- Kỹ năng:
– Trẻ biết sử dụng các kỹ năng đã học gấp đôi, gấp chéo, dùng ngón tay miết các nếp gấp
– Phát triển kỹ năng khéo léo của đôi tay, khả năng sáng tạo và phối hợp để có bức tranh đẹp
– Phát triển kỹ năng sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt suy nghĩ của mình về bức tranh và biết sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật khi mô tả về bức tranh.
- Giáo dục:
– Giáo dục trẻ yêu quý, bảo vệ và chăm sóc loài cá
- Chuẩn bị :
– Giáo án điện tử.
– Lớp học sạch sẽ và an toàn.
– Các bài nhạc về thế giới động vật
– Tranh gấp dán đàn cá
– Giấy A4, giấy màu, hồ dán, bút màu, khăn lau tay
III.Tiến hành hoạt động:
1.Hoạt động mở đầu:
– Chào mừng 3 đội về tham dự hội thi bé khéo tay ngày hôm nay, giới thiệu những thành viên của các đội và ban giám khảo của hội thi
– Chương trình của hội thi hôm nay là các đội phải trải qua 2 phần thi: tìm hiểu và thể hiện tài năng
- Hoạt động trọng tâm:
* Phần thi tìm hiểu:
– Lắng nghe, lắng nghe
Con gì có vẩy có đuôi
Tung tăng bơi lội
Khắp nơi trong hồ
Đố là con gì?
– Chúng ta cùng uốn lượn theo những chú cá, trẻ vận động bài hát “cá vàng bơi”
– Hỏi trẻ con cá sống ở đâu? Cá cung cấp cho ta những gì?
– Giáo dục trẻ chăm sóc, bảo vệ môi trường sống cho loài cá bằng cách không vứt rác xuống ao, hồ, biển
– Cho trẻ xem đoạn clip về một số loại cá
– Các con thấy gì trong đoạn clip? (nhiều con cá, con cá đang bơi, con cá vàng….)
– Trò chuyện với trẻ về các bộ phận của con cá
– Cô còn nhiều điều thú vị giành cho các con (cho trẻ xem tranh đàn cá)
– Các con nhìn xem cô có bức tranh gì đây?
– Các con có nhận xét gì về bức tranh?
– Cho trẻ nhận xét từng con cá và hỏi trẻ cách làm
– Cô tóm ý và hỏi trẻ ý tưởng trẻ thích làm con cá nào
– Tay đâu, tay đâu. Các con cùng tập cho đôi tay của mình khỏe đi nào.
* Phần thi thể hiện tài năng:
– 3 đội về vị trí và thực hiện
– Trẻ thực hiện cô quan sát động viên trẻ, gợi ý trẻ khá sáng tạo thêm chi tiết hoàn thành bức tranh.
– Trẻ triễn lãm tranh.
– Nhận xét sản phẩm.
– Cho 2-3 trẻ nhận xét sản phẩm.
– Cô nhận xét sản phẩm.
– Tuyên dương trẻ.
*Hoạt động kết thúc:
– Đọc thơ con cá vàng và đi ra ngoài
* Cô cho trẻ kể một số loại cây xanh trẻ biết.
– Cô nói: Các con ơi trong thiên nhiên có rất nhiều loại cây xanh, thế các con đã biết những loại cây gì?(Trẻ kể…)
– Thế người ta trồng cây xanh để làm gì?(trẻ nêu ích lợi của cây xanh…)
Cô tóm ý: Cây xanh không những cho chúng ta bóng mát, củi, gỗ, quả mà còn tạo cho môi trường thiên nhiên xanh-sạch-đẹp. Chúng ta cần phải bảo vệ cây xanh.
– Cô nói: Cô mời các con đến nghe tâm sự của các loài cây.
* Xem rối cây (Trẻ xem diễn rối cây).
– Cô nói: Cô còn mang đến cho lớp chúng ta nhiều điều thú vị nữa đấy các con.
* Xem tranh mẫu.
+ Trò chuyện về tranh mẫu:
Trò chuyện về tranh 1:
– Cô hỏi: Cô mang đến điều thú vị là gì đây?(Trẻ…)
– Vậy các con thấy bức tranh của cô có những chi tiết nào?(Trẻ…)
– Thế các con thấy cây xanh này như thế nào?(Trẻ nêu…)
– Cô tóm ý: Cây xanh có thân cây màu đà, nhiều nhánh với những tán lá màu xanh, xa xa có ông mặt trời tỏa ánh nắng lấp lánh xuống hàng cây, trên bầu trời có những đám mây trôi bồng bềnh tạo cho phong cảnh thiên nhiên thật là đẹp.
Trò chuyện về tranh 2:
– Cô nói: Trốn cô-trốn cô( trẻ nhắm mắt lại)
– Các con xem điều thú vị tiếp theo là gì đây?(Trẻ…)
– Cô hỏi: Các con có nhận xét gì về bức tranh vườn cây ăn quả của cô?( Trẻ trả lời…)
– Thế các con thấy cây ăn quả này như thế nào?(Trẻ trả lời…)
– Cô tóm ý: Bức tranh có nhiều cây ăn quả, thân cây màu đà, tán lá màu xanh, xen giữa những tán lá là những quả chín mọng trông thật hấp dẫn đấy các con.
Trò chuyện về tranh 3:
– Cô nói: Còn đây là cây gì các con( Trẻ…)
– Cô hỏi: Các con thấy cây dừa này như thế nào?( Trẻ nêu…)
– Cô tóm ý: Những cây dừa thân cao vút, tàu lá dừa dài và cong giống như những chiếc lược. Mỗi khi có làn gió thổi qua những tàu lá dừa đung đưa như đang chải vào mây xanh.
+ Hỏi trẻ cách thực hiện:
– Cô hỏi: Muốn có được những bức tranh như thế này, các con sẽ làm gì?( Trẻ…)
– Các con xé thân cây thì xé như thế nào?(Trẻ…)
– Còn tán lá các con xé như thế nào?(Trẻ…)
– Lá dài thì thế nào?(Trẻ…)
– Cô tóm ý: Muốn có được những bức tranh xé dán cây xanh như thế này, trước hết các con chọn mãnh giấy màu đà các con dùng ngón tay trỏ và ngón tay cái của hai bàn tay xé bấm từng tí một theo chiều dài của mãnh giấy tạo thành thân cây, các con nhớ ướt lượng sao cho phần gốc to hơn phần ngọn. Tiếp theo các con chọn mãnh giấy màu xanh lá, dùng ngón tay trỏ và ngón tay cái của hai bàn tay xé bấm từng tí một-xé tròn tạo thành tán lá, nếu lá dài các con cũng xé bấm từng tí một và xé theo đường cong tạo thành lá dài.
Sau khi xé phần thân cây và lá xong các con bôi hồ mặt sau của giấy và dán tạo thành cây. Các con nhớ bố cục hài hòa về khoảng cách giữa các cây sao cho không gần quá hoặc xa quá. Với cây ăn quả các con chọn giấy màu vàng hoặc màu đỏ xé bấm xé tròn nhỏ làm quả. Khi bôi hồ xong các con nhớ lau tay vào khăn.
Ngoài ra để bức tranh thêm sinh động, các con dùng bút màu vẽ thêm các chi tiết phụ như: Ông mặt trời, mây, cỏ.
+ Cô hỏi ý định của trẻ:
– Cô nói: Các con đã vừa được xem những bức tranh của cô, vậy các con thích xé loại cây gì?(Trẻ nêu…)
– Cô nói: Mỗi bạn một ý thích, cô nghĩ rằng các con sẽ tạo cho mình một bức tranh đẹp. Tay đâu-tay đâu: Cho trẻ chơi “năm ngón tay nhúc nhích”
Bằng đôi bàn tay khéo léo của mình các con xé dán nhiều cây xanh thật đẹp đi nào!
+ Trẻ thực hiện.
– Trẻ thực hiện cô quan sát động viên trẻ, gợi ý trẻ khá sáng tạo thêm chi tiết hoàn thành bức tranh.
+ Triễn lãm tranh.
– Trẻ triễn lãm tranh.
+ Nhận xét sản phẩm.
– Cho 2-3 trẻ nhận xét sản phẩm.
– Cô nhận xét sản phẩm.
– Tuyên dương trẻ.
*Hoạt động kết thúc:
+ Giáo dục:
– Cô hỏi: Các con ơi! Cây xanh cho con người nhiều lợi ích vì vậy mọi người chúng ta phải làm gì?(Trẻ…)
– Hát minh họa theo nhịp bài hát “Em yêu cây xanh”
*******************