Website Trường Mầm Non Đại Hiệp – Đại Lộc – Quảng Nam

GIÁO ÁN DỰ THI CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT CHỦ ĐỀ NHÁNH: ĐỘNG VẬT SỐNG DƯỚI NƯỚC HOẠT ĐỘNG: KHÁM PHÁ KHOA HỌC ĐỀ TÀI: BÉ BIẾT GÌ VỀ CON CÁ? Độ tuổi: 3 – 4 tuổi Giáo viên: Nguyễn Thị Lệ Mỹ

  1. Mục đích yêu cầu:
    1. Kiến thức:
    – Trẻ biết gọi tên và nêu được một số bộ phận chính của con cá .
    – Trẻ biết được lợi ích của con cá: chế biến được nhiều món ăn ngon và là nguồn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng.
              2. Kỹ năng:
    – Rèn luyện khả năng quan sát , ghi nhớ.

– Phát triển khả năng tư duy và ngôn ngữ của trẻ

  1. Thái độ:
    – Biết chăm sóc và bảo vệ con cá.
    – Giáo dục dinh dưỡng : Biết ăn những món ăn được chế biến từ cá để cơ thể mau lớn, khỏe mạnh và thông minh
    II. Chuẩn bị:

– Giáo án.

– Mô hình các con vật sống dưới nước.

– Các tấm bìa có gắn các con vật.

– Mô hình con cá

          III. Tiến hành hoạt động:

  1.        Hoạt động mở đầu:

          + Ổn định – trò chuyện:

– Các con ơi! Hôm nay cô sẽ dành cho lớp mình một điều bất ngờ, cô sẽ đưa các con đi thăm quan nơi trưng bày các loài động vật rất dễ thương.

– Nào chúng ta cùng đi! ( Vừa đi vừa hát bài “ Cá vàng bơi ” ).

– Cho trẻ quan sát mô hình và trò chuyện với trẻ về mô hình:

+ Các con thấy nơi trưng bày có đẹp không?

+ Sau khi thăm quan các con thấy những gì?

  1. Hoạt động nhận thức:

– Ôi ! Sắp đến giờ học rồi chúng ta cùng về lớp học nào!

– Cho trẻ kể tên các con vật trẻ vừa xem. Các con vật các con vừa xem sống ở đâu? Tất cả các con vật đó người ta gọi chung là động vật sống dưới nước đấy các con. Và hôm nay cô sẽ cho các con tìm hiểu về một con vật cũng rất là dễ thương. Cô và các con cùng tìm hiểu nhé!

– Cô đọc câu đố:

“ Con gì có vảy có vây

Tung tăng bơi lội khắp nơi sông hồ?

( Con cá )

– Cho trẻ quan sát hình ảnh con cá và cùng đồng thanh từ “ Cá chép”.

– Cho trẻ quan sát từng bộ phận con cá và đàm thoại với trẻ về đặc điểm, ích lợi của cá.

– Cá sống ở đâu? Khi vớt cá lên cạn thì cá có sống được không? Vì sao?

– Ngoài cá chép, các con còn biết những loại cá nào nữa? Cho trẻ kể tên các loại cá mà trẻ biết?

– Cho trẻ xem các loại cá trên màn hình.

– Cá là nguồn thực phẩm giàu chất đạm, có rất nhiều món ăn được chế biến từ cá. Vậy bạn nào đã ăn món ăn nào được chế biến từ cá kể cho cô nghe. Các món ăn đó có ngon không?

– Nếu ăn cá thường xuyên thì sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh và mau lớn nữa đấy!

– Cho trẻ xem những món ăn được chế biến từ cá.

* Trò chơi 1: Thử tài bé yêu
– Cách chơi:  Cô cho trẻ ngồi thành vòng tròn và cho cá bơi di chuyển về phía trẻ. Cá bơi về trúng bạn nào thì bạn đó trả lời câu hỏi của cô. Trả lời đúng sẽ được cô khen.

* Trò chơi 2:  Dung dăng dung dẻ

– Cô đặt những tấm bìa có gắn hình con cá, con tôm, con cua. Cho trẻ vừa đi vừa đọc bài đồng dao: “ Dung dăng dung dẻ ”. Khi có hiệu lệnh ngồi xụp, trẻ ngồi xụp xuống tấm bìa có gắn hình con vật đó. Trẻ nào ngồi sai sẽ bị phạt.

  1. Kết thúc hoạt động:

– Giáo dục trẻ chăm sóc và bảo vệ cá. Thường xuyên ăn cá để giúp cơ thể khỏe mạnh và mau lớn.

– Cho trẻ hát bài: “ Đi câu cá “ và đi ra ngoài.

 

************************

Cảm nhận của Phụ huynh

Chị Nguyễn Thị Hoài Thu – Phụ huynh bé: Nguyễn Huỳnh Linh Đan – Lớp lớn

Con tôi rất nhút nhát, do công việc bận rộn gia đình cũng không có thời gian để tạo điều kiện cho bé thường xuyên tiếp xúc với môi trường bên ngoài nên bé ngại giao tiếp hơn. Do đó khoảng thời gian đầu cho bé đi học là quãng thời gian khó khăn cho cả bé và gia đình. Tôi đã từng khóc khi thấy bé đứng thút thít do không thuộc những động tác thể dục buổi sáng… Thời gian trôi thật mau, giờ bé đã nên người và tự tin hơn rất nhiều, bé lại có thể phát huy được năng khiếu múa hát. Tất cả là nhờ sự yêu thương, gần gũi của các cô đã làm cho bé tìm được niềm vui khi đến lớp.