GIÁO ÁN Hoạt động: Giáo dục âm nhạc Chủ đề: Trường tiểu học và Bác Hồ Đề tài: Nghe hát “Bụi phấn” Độ tuổi: 5 – 6 tuổi Giáo viên: Nguyễn Thị Tuyết Anh
GIÁO ÁN
Hoạt động: Giáo dục âm nhạc
Chủ đề: Trường tiểu học và Bác Hồ
Đề tài: Nghe hát “Bụi phấn”
Độ tuổi: 5 – 6 tuổi
Giáo viên: Nguyễn Thị Tuyết Anh
+ Kiến thức:
– Trẻ hát nhớ tên bài hát nghe “ Bụi phấn” và tên tác giả Vũ Hoàng.
– Trẻ cảm nhận sâu sắc nội dung, giai điệu của bài hát nghe và cùng cô
minh họa theo bài hát để thể hiện tình cảm của mình.
– Trẻ hát và gõ đệm theo nhịp bài hát “Em yêu trường em”
+ Kỹ năng:
– Rèn luyện kỹ năng hát và vận động của trẻ theo bài hát.
– Trẻ có kỹ năng gõ đệm theo tiết tấu chậm.
+ Giáo dục:
– Hình thành ở trẻ yêu thích đến trường, thích vào lớp 1
– Giáo dục trẻ phải biết kính trọng thầy cô, biết giữ gìn và bảo quản đồ dùng học tập.
– Chuẩn bị:
– Không gian: Trong lớp
– Dụng cụ gõ nhạc.
– Giáo án điện tử.
– Tiến trình hoạt động:
– Cố đố: Thân em trắng muốt như nhau thẳng hàng
Mỏng dày là ở số trang
Lời thầy cô kiến thức vàng trong em
Quyển vở
Thân chia nhiều đốt rất mau rất đều
Tính tình chân thức đáng yêu
Muốn biết dài ngắn mọi điều có em.
Cái thước kẻ
- b) Hoạt động nhận thức:
* Vận động theo nhạc:
– Khi vào lớp 1 thì có rất là nhiều đồ dùng học tập.
– Cô cũng có một bài hát nói về một trong những đồ dùng đó.
– Các con hãy lắng nghe và đoán xem đây là giai điệu của bài hát gì?
– Cô cho trẻ nghe giai điệu bài hát Em yêu trường em và trẻ đoán tên bài
hát vừa nghe.
– Cô cùng trẻ hát và gõ phách theo nhịp bài hát dưới nhiều hình thức.
– Các con ơi, các con có muốn được lên lớp 1 không? Khi các con được
lên lớp 1 thì không những có cô giáo dạy con mà có những người thầy sẽ dạy
các con đó.
* Nghe hát:
Và nhạc sĩ Vũ Hoàng đã sáng tác bài hát “Bụi phấn” để nói lên sự yêu
nghề của người thầy. Cô mời các con cùng lắng nghe.
– Cô hát lần 1
– Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì? Bài hát do ai sáng tác?
Khi thầy viết bảng
Bụi phấn rơi rơi
Có hạt bụi nào
Rơi trên bục giảng
Có hạt bụi nào
Vương trên tóc thầy.
Các con à! Mỗi chúng ta sinh ra và lớn lên đều được đến trường được dạy
dỗ, bằng những con người ngày đêm miệt mài bên trang giáo án chỉ mong một ngày đất nước được thăng hoa. Những con người đó được xã hội tôn vinh và gọi là Thầy.
Để cảm nhận sâu sắc hơn về tình cảm đó. Cô mời các con lắng nghe lại bài hát lần nữa.
– Cô hát lần 2: Cô hát và thể hiện điệu bộ.
* Giáo dục:
Các con ơi! Người thầy như những người đưa đò thầm lặng, họ thầm lặng
trong suy nghĩ, trong hành động, trong cả ước mơ, chính họ đã chắp cánh cho biết bao thế hệ học trò bay cao bay xa vào những chân trời tri thức mới. Để thể hiện tình cảm kính trọng với mẹ thầy các con phải làm gì?
– Các con phải chăm ngoan, học giỏi, vâng lời thầy để thầy vui lòng.
– Các con phải biết giữ gìn đồ dùng học tập của mình cẩn thận.
– Lần 3: Và bây giờ cô mời một số bạn cùng cô minh họa cho bài hát để thể hiện tình cảm đó (Trẻ múa minh họa cùng cô)
-Trò chơi luyện tập:
* Trò chơi: Nghe tiết tấu tìm đồ vật
– Cách chơi: Trẻ ngồi thành vòng tròn. Một bạn sẽ che mắt lại, cô giấu khen vào 1 bạn khác. Cả lớp cùng hát bạn đó sẽ đi tìm chiếc khen mà cô giấu. Nếu bạn đó đến càng gần vật giấu thì cả lớp hát càng to, bạn đó đi xa vật giấu thì hát nhỏ dần.
- Kết thúc hoạt động:
Bây giờ chúng ta hãy cùng thể hiện một lần nữa tình cảm kính trọng ấy.
(Cô cùng trẻ minh họa lại bài hát nghe: Bụi phấn)