GIÁO ÁN Hoạt động: Khám phá khoa học Chủ đề: Nước và hiện tượng tự nhiên Đề tài: Sự kỳ diệu của nước Giáo viên: Trà Thị Phương Dung
GIÁO ÁN
Hoạt động: Khám phá khoa học
Chủ đề: Nước và hiện tượng tự nhiên
Đề tài: Sự kỳ diệu của nước
Giáo viên: Trà Thị Phương Dung
- Yêu cầu:
* Kiến thức:
– Trẻ biết được một số tính chất của nước là không màu, không mùi, không vị.
– Nước có thể hòa tan, không hòa tan được một số chất và có thể phân biệt được 1 số lớp chất lỏng khi cho vào trong nước.
– Biết được ích lợi của nước.
* Kỷ năng:
-Trẻ có kĩ năng làm một số thí nghiệm đơn giản về nước.
– Kỷ năng quan sát, so sánh, trả lời câu hỏi.
* Giáo dục:
– Giáo dục trẻ biết tiết kiệm nước trong sinh hoạt vì nước rất cần thiết cho cuộc sống.
– Giáo dục trẻ biết bảo vệ nguồn nước.
- Chuẩn bị:
– Dụng cụ thí nghiệm cho trẻ: Chai nhựa đựng nước, muỗng, muối, đường, cát, sỏi, si rô, dầu ăn, màu nước.
– Đồ dùng thí nghiệm của cô: chai đựng nước, lọ màu, nước nóng.
– Hồ đựng nước.
III. Tiến hành:
a. Hoạt động mở đầu:
– Hôm nay có người bạn rất đặc biệt đến thăm lớp chúng ta.
– Cho trẻ mang hình giọt nước vào lớp:
+ Xin chào các bạn. Các bạn có biết mình là ai không?
+ Đố các bạn biết mình được sinh ra từ đâu? Đúng rồi! Tôi được sinh ra từ biển cả, sông suối, ao hồ ở khắp mọi nơi và mang lợi ích đến cho mọi người. Ai ai cũng cần đến tôi đấy các bạn.
– Hôm nay mình mang đến tặng cho mỗi bạn một chai nước để các bạn tham gia khám phá sự kỳ diệu của nước.
- Hoạt động nhận thức:
* Giới thiệu bài:
– Bạn giọt nước đã mang nước đến tặng lớp chúng ta bây giờ cô và các con cùng khám phá về nước.
* Cung cấp kiến thức:
– Cô rót nước ra ly cho trẻ quan sát.
+ Con thấy nước có màu gì?
+ Con ngửi nước có mùi gì?
+ Các con cảm nhận như thế nào về nước mà chúng mình vừa được uống?
– Cô kết luận: Nước không có màu, không mùi, không vị.
– Mỗi tính chất của nước mang một điều kỳ diệu. Bây giờ cô và các con cùng khám phá về sự kỳ diệu của nước.
– Cho trẻ chơi trò chơi nhẹ “ nước”
– Cho trẻ về 4 nhóm cùng làm những thí nghiệm về nước.
– Cô quan sát, trò chuyện về các thí nghiệm trẻ làm.
– Cô mời những trẻ thí nghiệm với màu nước. Cho trẻ nói kết quả.
– Cô làm lại thí nghiệm với màu nước cho trẻ quan sát.
– Cô kết luận: Nước không màu nhưng nước có thể đổi màu.
– Cho lớp đọc bài thơ “Giọt nước”
– Cho trẻ thí nghiệm với muối, đường, cát, sỏi lên nói kết quả.
– Cho trẻ đọc vè.
– Cô làm lại các thí nghiệm cho trẻ quan sát.
– Cô kết luận: muối đường tan trong nước, cát sỏi không tan trong nước.
– Cho trẻ thí nghiệm với dầu ăn và si rô lên báo cáo kết quả.
– Cô làm lại thí nghiệm cho trẻ quan sát.
– Các con có biết vì sao si rô lại chìm ở dưới? Dầu ăn lại nổi lên trên?
– Cô kết luận: Do lớp si rô nặng hơn nước nên chìm xuống dưới cùng, lớp nước nhẹ hơn si rô nhưng nặng hơn dầu ăn do đó nằm ở giữa, lớp trên cùng là dầu ăn vì dầu ăn nhẹ hơn nước và si rô.
– Cho trẻ chơi trò chơi “Chìm nổi”
– Cho trẻ xem cô làm thí nghiệm: Nước nóng và nước lạnh.
+ Cô đổ nước lạnh và nước nóng vào đầy 2 chai sau đó nhỏ vài giọt màu thực phẩm vào 2 chai, cẩn thận thả chai nước vào trong 2 lọ lớn, mời trẻ sẽ theo dõi thí nghiệm lại sau vài phút.
*Trò chơi luyện tập:
*Trò chơi 1: Nhanh tay nhanh mắt
– Trên bàn cô có rất nhiều các chất tan và không tan được trong nước. Hai đội lần lượt lên chọn các chất theo yêu cầu của cô. Đội nào tìm được nhiều và chính xác hơn đội đó chiến thắng.
*Trò chơi 2: Ai đúng
– Cô có rất nhiều tranh về hành vi đúng và sai về cách sử dụng nguồn nước. Từng bạn của hai đội thi nhau lên chọn tranh có hành vi đúng dán vào mặt cười, tranh có hành vi sai dán vào mặt khóc. Trong thời gian quy định đội nào tìm đúng nhiều tranh hơn đội đó chiến thắng.
*Giáo dục:
– Nước dùng để làm gì?
– Chúng ta phải làm gì để tiết kiệm nước?
– Con làm gì để bảo vệ nguồn nước?
- Kết thúc hoạt động:
– Cho lớp hát “Cho tôi đi làm mưa với”