GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG: KỸ NĂNG SỐNG ĐỀ TÀI: BÉ VỚI KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG ĐIỆN GIẬT ĐỘ TUỔI: 5-6 TUỔI GV: ĐỖ THỊ ÁNH TUYẾT
GIÁO ÁN
HOẠT ĐỘNG: KỸ NĂNG SỐNG
ĐỀ TÀI: BÉ VỚI KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG ĐIỆN GIẬT
ĐỘ TUỔI: 5-6 TUỔI
I. Mục đích yêu cầu :
1. Kiến thức
– Trẻ biết được những việc không được làm để tránh bị điện giật.
– Trẻ biết được tác hại của điện giật
– Biết cách sơ cứu khi thấy người bị điện giật
2. Kĩ năng:
– Rèn cho trẻ kĩ năng phòng tránh bị điện giật.
– Rèn trẻ kỹ năng sơ cứu người bị điện giật
3. Giáo dục:
– Giáo dục trẻ luôn có ý thức tự bảo vệ mình mọi lúc mọi nơi.
II. Chuẩn bị :
– Giáo án điện tử.
– Máy vi tính.
– Một số bài hát: Bé ngoan bé biết vâng lời
– Trò chơi trên máy : Rung chuông vàng
– Một số hình ảnh, video người bị điện giật
– Một số đồ dùng cho trẻ chơi trò chơi
III. Tiến hành hoạt động:
1. Hoạt động mở đầu:
– Chơi trò chơi: “ Lắc lư, lắc lư”
2. Hoạt động nhận thức
– Cô đố, cô đố:
– Cô đố các con trên tay cô đang cầm cái gì?
– Làm thế nào để cô có thể sấy tóc được bây giờ?
– À! Cô sẽ cắm phích cắm vào ổ điện thì mới có thể sử dụng được đúng
không nào?
– Theo các con chúng mình còn nhỏ như vậy có nên cắm điện để sử dụng
không. Muốn biết nên hay không nên cô mời các con xem đoạn clip sau.
– Cho trẻ xem đoan phim
– Vừa rồi các con đã được xem đoạn video, trong đoạn video nói về điều gì?
– Vì sao em bé bị điện giật
– Khi em bé đi tắm vào tay em bé bị gì? Và em bé đã làm gì? Điều gì xảy ra
với em bé? Em bé bị điện giật đúng không nào? Em bé làm như vậy đúng hay sai
các con
– Cho trẻ xem video bác sĩ giải thích nguồn điện khi đi vào cơ thể con người
– Theo các con điện giật thì cơ thể sẽ như thế nào?( Trẻ trả lời)
– À! Khi bị điện giật nếu nhẹ thì sẽ bị tổn thương hệ thần kinh và các cơ quan
nội tạng, nếu bị nặng sẽ bị bỏng, hôn mê sâu và có thể sẽ bị tử vong.
– Như vậy điện giật có nguy hiểm không các con.
– Điện giật rất là nguy hiểm vì vậy chúng ta phải tìm hiểu cách để phòng
tránh điện giật
Cho trẻ xem những hình ảnh về những việc bé không được làm để phòng
tránh bị điện giật.
Vừa rồi các con đã được xem những việc không được làm để tránh bị điện
giật. Như vậy muốn không bị điện giật các con không được làm gì nào?
Cô tóm ý: Như vậy khi sử dụng điện muốn không bị điện giật tuyệt đối
không được nghịch dây điện, không được chạm vào công tắc điện, bật tắt đèn khi
tay bị ướt, không tùy ý nghịch ổ cắm, không được chọc tay hay bất cứ vật gì vào ổ
cắm, làm như vậy dễ bị điện giật, không xem điện thoại khi đang sạc pin, không lại
gần dòng điện hở, không chạm tay vào người bị điện giật vì điện có khả năng
truyền từ người này sang người khác
Vừa rồi các con đã được tìm hiểu những cách để phòng chống điện giật vì
vậy các con cố gắng để không bị điện giật nhé
Về đội hình 3 tổ
Cho trẻ xem video sơ cứu người bị điện giật
Cô hỏi trẻ: Khi con gặp người bị điện giật thì con làm thế nào? ( Hỏi 3-4 trẻ)
Giáo dục: Chúng mình còn nhỏ tuyệt đối không tự ý sử dụng những thiết bị
bằng điện nó không phải là đồ chơi, đừng chơi với nó. Bất cứ khi sử dụng những
thiết bị liên quan đến điện các con đều phải nhờ bố mẹ hoặc người lớn giúp đỡ
* Trò chơi:
-Trò chơi 1: Rung chuông vàng
Cho trẻ ngồi thành 3 hàng các con lắng nghe cô đọc câu hỏi và các đáp án
các con có 5 giây suy nghĩ khi hết thời gian suy nghĩ tất cả các con phải giơ đáp án
của mình lên. Bạn nào có đáp án sai sẽ bị loại khỏi cuộc chơi
-Trò chơi 2: Đội nào nhanh hơn
Cô chia lớp mình thành hai đội, cô mời đại diện mỗi đội 6 bạn lên làm vật
cản các con lần lượt đi qua vật cản lên chọn những hình ảnh những việc không
được làm để phòng tránh điện giật trong cùng thời gian cô quy định đội nào tìm
nhanh và đúng là đội đó chiến thắng.
-Trò chơi 3: Cùng nhau tranh tài
Mỗi đội sẽ tạo một tình huống điện giật và cách sơ cứu khi thấy người bị
điện giật
3. Kết thúc hoạt động :
Hát bài “ Bé ngoan bé biết vâng lời”
*****************************