Website Trường Mầm Non Đại Hiệp – Đại Lộc – Quảng Nam

GIÁO ÁN: HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC HOẠT ĐỘNG: KHÁM PHÁ KHOA HỌC CHỦ ĐỀ: HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN ĐỀ TÀI: SỰ KỲ DIỆU CỦA GIÓ ĐỘ TUỔI: 4 – 5 TUỔI GIÁO VIÊN: HUỲNH THỊ HẰNG

HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC

 HOẠT ĐỘNG: KHÁM PHÁ KHOA HỌC

CHỦ ĐỀ: HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN

ĐỀ TÀI: SỰ KỲ DIỆU CỦA GIÓ

ĐỘ TUỔI: 4 – 5  TUỔI

GIÁO VIÊN: HUỲNH THỊ HẰNG

 

  1. Mục đích yêu cầu:

* Kiến thức:

– Trẻ phân biệt được gió tự nhiên và gió nhân tạo.

– Biết đặc điểm đặc trưng của gió: không màu, không hình dạng, không cầm, nắm, sờ hay bắt được; gió đưa hương thơm đi mọi nơi.

– Biết ích lợi, tác hại của gió đối với con người, cây cối.

* Kỹ năng:

– Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, nhận xét, phân biệt sự giống và khác nhau của gió tự nhiên, gió nhân tạo.

– Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.

* Giáo  dục:

– Trẻ tham gia trò chơi tích cực, trẻ biết bảo vệ cơ thể khi thay đổi gió mạnh và lạnh.

– Có ý thức bảo vệ giữ gìn môi trường sạch đẹp không vứt rác bừa bãi

  1. Chuẩn bị:

– Giáo án điện tử

– Thau nước nhỏ, Thuyền buồm, 1 chậu cây xanh, 1 quạt điện, 3 quạt giấy

– Hình ảnh về ích lợi và tác hại của gió tự nhiên

– Xắc xô,

– Mỗi trẻ 1 cái chong chóng, 1 rổ đựng một số vật nặng, nhẹ cho trẻ thử nghiệm,

– Bài thơ: Gọi gió, Gió

– Bài hát: Tôi là gió, Mây và gió

  1. Tiến hành hoạt động:
  2. Hoạt động mở đầu:

* Ổn định, giới thiệu bài:

– Cho trẻ chơi trò chơi :”Gió thổi”

– Cô dùng quạt và quạt cho trẻ, hỏi cảm nhận khi được quạt. Vậy gió có từ

đâu, gió có đặc điểm gì, hôm nay cô và các con cùng nhau khám phá : “sự kì diệu của gió” nhé!

  1. Hoạt động nhận thức:

* Gió nhân tạo:

– Cô giới thiệu có nhiều rổ đựng đồ vật các con hãy về lấy rổ của mình và ngồi vào tổ. Cho trẻ vừa đi vừa đọc bài thơ: Gọi gió

– Cô cho trẻ lấy từng đồ vật để trong lòng bàn tay, yêu cầu trẻ dùng sức để thổi.

– Vật gì bay được? Tại sao vật đó bay được?

– Vật gì không bay được? Vì sao đồ vật đó không bay được?

– Gió là một hiện tượng trong thiên nhiên nên chúng ta không nhìn thấy bằng mắt thường. Nếu có một vật đứng trước nó thì ta mới biết là gió.

– Cô dùng quạt giấy quạt chậu cây xanh cho lá cây bay nhẹ

– Cô mời trẻ lên quạt chậu cây. Con thấy lá cây như thế nào khi có gió?

– Cô bật quạt máy vào chậu cây và hỏi trẻ. Quạt máy tạo ra gió như thế nào?

– Quạt máy quay được là nhờ có gì?  Vậy khi sử dụng quạt máy thì các con phải biết làm gì?( Tiết kiệm điện)

– Quạt máy trong tiếng anh còn đọc là “ Fan” đấy các con, cho cả lớp đọc cùng cô vài lần “Fan”.

– Dùng sức thổi, dùng quạt để tạo ra gió gọi là gió gì? Gió nhân tạo

=> Gió nhân tạo là do con người tạo ra và tác động vào

– Bây giờ cô cháu ta cùng đứng lên và nhìn xem các con có nhìn thấy gió không ( Cho trẻ đi xung quanh lớp và trãi nghiệm với gió ngửi, sờ, nắm, bắt)

– Cho trẻ nhận xét về gió

– Cô tóm lại: Gió không có màu, không có mùi, không vị, không hình dáng, không cầm nắm và không bắt được, nhưng gió lại mang hương thơm tỏa đi khắp nơi.

* Gió tự nhiên:

– Cô cùng trẻ chơi:  “Gió thổi” chuyển đội hình

– Cho trẻ xem về hình ảnh của gió ( Hình ảnh lá cờ bay, lá cây đung đưa )

– Vì sao mà lá cờ bay được và lá cây đung đưa?

– Các con có nhìn thấy gió không?

– Gió làm cho lá cờ bay, lá cây đung đưa được gọi là gió gì?

– Gió tự nhiên là hiện tượng do sự chuyển động của không khí và đã tạo ra gió

– Gió có ích lợi cho con người chúng ta

– Cho trẻ xem hình ảnh gió làm khô quần áo, trẻ thả diều trên đồng cỏ, hình ảnh thuyền buồm ra khơi, gió đưa hương thơm đi xa…

– Gió có lợi  làm cho con người mát mẻ, làm khô quần áo, làm sạch môi trường…

* So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa gió tự nhiên và gió nhân tạo

+ Giống nhau: Đều có gió và đều mát

+ Khác nhau:     Gió tự nhiên                                           Gió nhân tạo

Do sự chuyển động của không khí tạo ra gió .  Do con người tạo ra và tác động vào

– Gió mạnh, gió bão, gió lốc, gió xoáy cũng là gió tự nhiên nhưng nó có tác hại rất lớn đến đời sống của con người, cây cối…

* Tác hại của gió: Cho trẻ xem hình ảnh về gió mạnh, gió bão, …

– Các con có biết vì sao lại có gió mạnh gây nguy hiểm không?

– Chúng ta có thể làm giảm tác hại của gió không?

* Giáo dục: Các con làm gì để giảm tác hại của gió? (trồng cây, chăm sóc cây, không vứt rác bừa bãi, bảo vệ môi trường trong sạch, khi có gió bão hạn chế ra đường

* Trò chơi 1: “Ai nhanh hơn”

– Chia trẻ làm 3 đội chơi, cho trẻ vừa đi vừa đọc bài thơ: “Gió”

– Cô giới thiệu trên màng hình cô có các câu hỏi, cô lần lượt nêu từng câu hỏi và thời gian hội ý của mỗi đội là 5 giây. Sau thời gian hội ý đội nào có tín hiệu trước sẽ được quyền trả lời, trả lời đúng được cô và các bạn khen, trả lời sai sẽ nhường quyền trả lời cho đội còn lại.

– Cô nhận xét, động viên trẻ chơi

– Trò chơi 2: “Tạo gió”

– Cho trẻ cùng hát bài: “Tôi là gió”

– Cô giới thiệu các nhóm chơi, cách chơi, chia trẻ làm 3 nhóm.

+ Nhóm 1: Thả thuyền vào nước và tạo sức gió bằng sức thổi

+ Nhóm 2: Thổi chong chóng bằng sức thổi

+ Nhóm 3: Dùng quạt để quạt vật nặng, vật nhẹ

– Cô nhận xét, động viên và khen trẻ.

  1. Kết thúc: Hát bài: “Mây và gió”

–   Cho trẻ chơi với chong chóng ra ngoài sân trường.

 

Cảm nhận của Phụ huynh

Anh Võ Thành Hưng – Phụ huynh bé: Võ Gia Huy – Lớp nhỡ

ôi chưa từng thấy một ngôi trường mầm non nào có sân chơi rộng rãi – sạch sẽ – thoáng mát và nhiều trò chơi bổ ích như ngôi trường mầm non này ! Thật là bất ngờ thú vị , nó giống như một công viên thiếu nhi thực thụ ! Hàng ngày mỗi buổi sáng , tôi đều cùng bé Gia Huy chơi đùa dưới sân trước giờ học, bé rất thích thú và học hỏi được nhiều điều mới lạ. Và từ một đứa bé rụt rè nhút nhát, đến nay, sau hơn 4 tháng học tập vui chơi ở đây, bé đã được phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần lên rất nhiều !