Giáo án: KPKH-Đề tài: BÉ BIẾT GÌ VỀ CON ONG? Độ tuổi: 3-4 tuổi Giáo viên: Phạm Thị Tố Trinh
GIÁO ÁN
HOẠT ĐỘNG: KHÁM PHÁ KHOA HỌC
CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT
Đề tài: BÉ BIẾT GÌ VỀ CON ONG?
Độ tuổi: 3-4 tuổi
Giáo viên: Phạm Thị Tố Trinh
I.Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức:
– Trẻ biết tên gọi, một số đặc điểm đặc trưng của con ong.
– Biết được ích lợi của ong: Cho mật và thụ phấn cho cây
2. Kỹ năng:
– Rèn khả năng quan sát, ghi nhớ
– Phát triển khả năng tư duy và ngôn ngữ cho trẻ.
3. Giáo dục:
– Giáo dục trẻ biết phối hợp với bạn trong khi chơi. Biết tránh xa tổ ong, không chọc phá tổ ong.
II.Chuẩn bị
– Giáo án điện tử.
– Nhạc bài hát: Chị ong nâu và em bé, Ong và bướm…
– Mô hình con ong để quan sát.
– Đồ dùng trò chơi: mô hình con ong, những bộ phận của con ong được cắt rời.
III.Tiến hành hoat động:
1. Hoạt động mở đầu:
*Ổn định:
– Chơi Tập tầm vông Trẻ đoán con ong.
– Mời trẻ đến thăm nhà bạn ong. (Cho trẻ xem video về con ong. Cô trò chuyện cùng trẻ về con ong)
– Hát vận động: Chị ong nâu và em bé
2. Hoạt động nhận thức: Bé khám phá con ong
– Cô cho trẻ quan sát mô hình con ong. Cô và trẻ cùng trò chuyện về con ong:
+ Trên tay cô đang có con gì?
+ Con ong có những phần nào? ( phần đầu, phần thân ngực, phần bụng và đuôi)
+ Trên đầu con ong có gì? ( mắt, râu, vòi )
+ Vòi ong dùng để làm gì? Giáo dục trẻ thấy ong thì tránh xa, không được chọc phá tổ ong kẻo bị ong chích rất đau.
+ Con ong bay được nhờ gì? Con có nhận xét gì về đôi cánh của con ong?
+ Đôi cánh của ong nằm ở phần nào trên cơ thể ong?
Cô tóm ý: Đôi cánh con ong nằm trên phần thân ngực, ong có đôi cánh dài và mỏng có thể bay đi khắp nơi.
+ Con thấy phần bụng và đuôi của con ong như thế nào?
+ Các con quan thấy gì nữa? (chân con ong)
+ Các con thường thấy con ong ở đâu?
Ong là một con vật rất siêng năng, chăm chỉ, suốt ngày bay khắp các vườn hoa để giúp cây thụ phấn và hút mật hoa về làm mật, mật ong rất bổ dưỡng, Các con thấy mẹ mình dùng mật ong để làm gì? (mật ong dùng để chữa bệnh hoặc để chế biến thức ăn, nước uống….)
+ Vậy ong là con trùng có lợi hay có hại?
– Ong thuộc nhóm côn trùng có lợi. Cho trẻ nhắc laị “nhóm côn trùng”.
– Chơi trò chơi nhẹ: Trời tối trời sáng
– Các con nhìn thấy gì?
– Đố các con Ong làm tổ ở đâu?
– Thế khi thấy tổ ong các con phải như thế nào? Vì sao?
Ngoài đức tính siêng năng ong còn rất đoàn kết nữa đấy! Ong cùng làm tổ và sống theo đàn. Nếu ai phá tổ ong thì cả đàn cùng tấn công dùng vòi chích vào đối phương. Nếu bị ong chích sẽ rất đau nhứt đấy. Vì vậy, các con nhớ không nghịch phá tổ ong kẻo bị ong chích!
– Ngoài con ong ra, các con còn biết những con gì thuộc nhóm côn trùng nữa?
Mỗi con vật đều trải qua có quá trình phát triển của chúng. Để biết quá trình phát triển của con ong cô mời các con cùng hướng lên màn hình khám phá nào!
–
– Quá trình phát triển của con ong: Đầu tiên là con ong, ong đẻ trứng, trứng nở thành ấu trùng, ấu trùng lớn dần thành nhộng, nhộng phát triển thành con ong.
– cả lớp làm điệu bộ về quá trình sinh trưởng của ong
Hôm nay cô thấy các con học rất giỏi, cô sẽ thưởng cho lớp mình một trò chơi.
* Trò chơi 1: Ai thông minh hơn
– Cô cho trẻ ngồi vòng trong, cô cho con ong bay đến 1 bạn bất kì, bạn đó sẽ phải trả lời câu hỏi của cô đưa ra
+ Con ong gồm những phần nào?
+ Phần đầu con ong gồm những bộ phận nào?
+ Vòi ong dùng để làm gì?
+ Phía trên phần ngực con ong có gì?
+ Đôi cánh giúp con ong làm gì?
+ Dưới phần ngực con ong có gì?
+ Chân giúp con ong làm gì?
+ Con ong sống ở đâu?
+ Khi gặp tổ ong thì con làm gì? Vì sao?
* Trò chơi 2: Thử tài của bé.
– Cô chia trẻ thành 2 đội. Cô có những chú ong bị tách rời các bộ phận. Nhiệm vụ của các đội bật qua 3 vòng, tìm và gắn đúng bộ phận để tạo thành 1 chú ong hoàn chỉnh. Trong vòng 1 bài hát, đội nào nhanh tay và làm xong con ong hoàn chỉnh là đội chiến thắng.
– Cô cho trẻ chơi nhận xét và tuyên dương trẻ.
3. Kết thúc hoạt động:
– Cô cùng trẻ vận động bài Ong và Bướm.