Giáo án: KPKH- Đề tài: Bé tìm hiểu về mưa – Giáo viên: Nguyễn Thị Tú Trinh
CHỦ ĐỀ: THIÊN NHIÊN
HOẠT ĐỘNG: KHÁM PHÁ KHOA HỌC
ĐỀ TÀI : BÉ TÌM HIỂU VỀ MƯA
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
a) Kiến thức :
– Trẻ biết được hiện tượng mưa, biết được quá trình hình thành mưa
– Trẻ biết được ích lợi và tác hại của mưa đối với thiên nhiên, con vật và con người.
b) Kỹ năng :
– Rèn kỹ năng quan sát, nhận biết, ghi nhớ có chủ đích quá trình hình thành mưa.
– Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
c) Giáo dục :
– Trẻ biết phòng tránh một số biến đổi khí hậu : sấm sét, mưa, lũ lụt.
– Giáo dục trẻ đoàn kết tham gia trò chơi trong giờ học.
II. CHUẨN BỊ :
– Giáo án điện tử
– Một số hình ảnh về quá trình hình thành mưa
– Nhạc bài hát : Giọt mưa và em bé, Cho tôi đi làm mưa với
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG :
a) Hoạt động mở đầu :
– Lắng nghe, lắng nghe, các con có nghe thấy âm thanh gì không nào?
– Cho trẻ nghe âm thanh tiếng mưa rơi.
– Hỏi trẻ vừa nghe âm thanh gì ?
– Để xem các con có nói đúng không cô cháu mình cùng nhau hướng mắt lên màng hình nào
– Cho trẻ xem hình ảnh trời mưa
b) Hoạt động nhận thức :
– Khi trời mưa các con thường thấy kèm theo những hiện tượng gì?
– Thế khi đang đi chơi mà gặp trời mưa hoặc sấm sét thì các con phải làm gì?
– Cô tóm lại : Khi đi chơi mà gặp trời mưa hoặc sấm sét thì các con phải chạy nhanh vào nhà, không nên trú mưa ở những gốc cây, cột điện các con nhớ chưa nào
– Cô cùng trẻ hát bài “Giọt mưa và em bé” chuyển đội hình
+ Tìm hiểu về mưa :
– Thế các con cho cô hỏi mưa từ đâu mà có
– Cho trẻ xem đoạn phim về quá trình hình thành mưa.
– Các con nhìn thấy gì trong đoạn phim kể cô và các bạn cùng biết nào?
– Vậy các con cho cô biết khi ông mặt trời chiếu những tia nắng nóng xuống mặt nước thì hiện tượng gì xảy ra?
– Vậy nước bốc hơi lên tạo thành gì?
– Mây đen gặp không khí lạnh sẽ như thế nào?
– Cô tóm lại : Khi ông mặt trời chiếu những tia nắng nóng xuống mặt nước, thì nước sẽ bốc hơi lên, nước bốc hơi lên tạo thành mây đen, mây đen gặp không khí lạnh sẽ tạo thành mưa.
– Cho trẻ xem hình ảnh sơ đồ quá trình hình thành mưa.
– Cô cùng trẻ chơi trò chơi “Trốn mưa”. Cô cùng trẻ vừa đi vừa hát khi nghe âm thanh của tiếng sấm sét thì các con hãy tìm chỗ trốn mưa.(1 ngôi nhà, 1 cây xanh, 2 đám mây)
– Cô hỏi trẻ sao các con không trú mưa dưới gốc cây và những đám mây?
– Cô tóm lại và lồng ghép giáo dục biến đổi khí hậu : Các con nhớ là khi chơi mà gặp trời mưa kèm theo sấm sét thì các con phải chạy thật nhanh vào nhà để trú mưa và nhớ là không nên trú mưa ở những gốc cây to, cột điện để phòng tránh sét đánh các con nhớ rõ chưa nào.
– Cô cùng trẻ đọc bài đồng dao về mưa.
+ Ích lợi , tác hại của mưa :
– Mưa có ích lợi gì ?
– Cô tóm lại : Đúng rồi mưa là một hiện tượng tự nhiên rất quan trọng đới với đời sống con người, mưa xuống giúp cho con người và con vật có nước để uống, có nước để sinh hoạt, cho bác nông dân trồng trọt, mưa làm cây tươi tốt, thời tiết mát mẻ.
– Nhưng nếu mưa to kéo dài nhiều ngày quá thì sẽ xaye ra hiện tượng gì?
– Vậy theo các con mọi người cần làm gì để phòng chống lũ lụt?
– Cô tóm lại : Để phòng chống lũ lụt thì người ta thường trồng cây và đắp đê để chống lũ
– Vậy còn đối với gia đình và bản thân chúng ta thì chúng ta phải làm gì để tránh lũ nào?
– Các con biết không hiện nay khí hậu thường hay biến đổi thất thường vì vậy để chủ động phòng chống bão lũ thì mọi người phải chuẩn bị nhiều áo phao và phao nổi ở trong nhà và khi có mưa lũ thì các con nhớ chạy lên những nơi cao, không được tự ý đi chơi khi không có người lớn đi kèm, còn các đồ dùng, vật dụng trong gia đình thì phải vận chuyển đến những nơi cao trong nhà.
– Cô cùng trẻ hát bài “Cho tôi đi làm mưa với” và chuyển đội hình
+ Trẻ luyện tập :
– Cô tôt chức cho trẻ tìm hình ảnh theo yêu cầu của cô
– Cô nhận xét và tuyên dương trẻ
– Hôm nay cô thấy lớp chúng ta học rất giỏi và ngoan cô có một trò chơi dành tặng cho lớp chúng ta trò chơi của cô có tên là “Cùng nhau thử tài”
+ Trò chơi 1 : Thử tài của bé
– Cách chơi : Cho trẻ chia làm 2 đội thi đua chạy theo đường dích dắt lên chọn và gắn hình ảnh về quá trình hình thành mưa, ích lợi và tác hại theo yêu cầu cô.
– Luật chơi : Đội nào chọn, gắn được nhiều và đúng hình ảnh theo yêu cầu của cô thì đội đó chiến thắng
+ Trò chơi 2 : Đối mặt
– Cách chơi : Cô sẽ là người đặt câu hỏi, các con sẽ là người trả lời câu hỏi. Khi trả lời đúng thì các con nhớ bước vào 1 bước và sẽ được cô và các bạn tuyên dương, còn nếu trả lời chưa đúng thì phải nhường quyền trả lời cho bạn khác. Các con đã nghe rõ chưa nào.
c) Hoạt động kết thúc:
– Giáo dục : Các con ơi, Khi các con đang đi chơi mà gặp trời mưa kèm theo sấm sét thì các con nhớ là phải chạy thật nhanh vào nhà để trú mưa và nhớ là không được trú mưa dưới những gốc cây to, dưới cột điện để phòng bị sét đánh các con nhớ chưa nào.
+ Các con ơi, cô cháu mình vừa cùng nhau tìm hiểu về gì nào ?
– À, đúng rồi cô cháu ta vừa cùng nhau tìm hiểu về mưa đấy các con
– Cô cùng trẻ hát “Giọt mưa và em bé” và đi ra ngoài