Website Trường Mầm Non Đại Hiệp – Đại Lộc – Quảng Nam

GIÁO ÁN: LÀM QUEN VĂN HỌC Chủ đề: NHU CẦU GIA ĐÌNH Đề tài: Thơ: CÁI BÁT XINH XINH Giáo viên: Trần Thị Thương

GIÁO ÁN: LÀM QUEN VĂN HỌC
Chủ đề: NHU CẦU GIA ĐÌNH
Đề tài: Thơ: CÁI BÁT XINH XINH
Giáo viên: Trần Thị Thương
1. Mục đích yêu cầu:
a) Kiến thức:
– Trẻ nhớ tên bài thơ: Cái bát xinh xinh, tên tác giả: Thanh Hòa
– Trẻ hiểu nội dung bài thơ: nói về công việc của cha mẹ làm ra cái bát từ nhà máy, được làm từ bùn đất xét và mang về cho bé, mỗi bữa ăn bé cầm trên tay, bé giữ gìn, nâng niu từng ngày
– Trẻ đọc thuộc bài thơ, thể hiện cảm xúc khi đọc thơ
– Trẻ trả lời được các câu hỏi đàm thoại trong bài thơ: Cái bát xinh xinh
b) Kỹ năng:
– Rèn kĩ năng tập trung ghi nhớ có chủ định
– Rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm, to, rõ ràng từng lời bài thơ: Cái bát xinh xinh
– Rèn kỹ năng nói đủ câu phát triển ngôn ngữ cho trẻ
c) Giáo dục:
– Giáo dục trẻ giữ gìn đồ dùng gia đình cẩn thận và quý trọng sức lao động của người làm ra sản phẩm cho trẻ dùng.
2. Chuẩn bị:
– Giáo án powerpoint
– Cái bát bằng sứ
– Tranh tô màu cái bát
3. Tiến hành hoạt động :
a) Hoạt động mở đầu:
– Cô cùng trẻ múa hát “ cả nhà thương nhau”
– Các con vừa hát bài hát nói về gì ?
– Mọi người trong gia đình như thế nào với nhau?
– Một gia đình sống vui vẻ hạnh phúc còn cần rất nhiều đồ dùng trong gia đình, bạn nào giỏi kể xem trong gia đình của mình có những đồ dùng gì?
– Cô đố các con khi ăn cơm thì phải dùng gì để đựng cơm ?

b) Hoạt động nhận thức:
– Có 1 bạn nhỏ có bố mẹ làm ở nhà máy Bát Tràng đã tặng cho bạn 1 cái bát hoa thế các con có biết cảm xúc bạn nhỏ như thế nào khi được tặng bát hoa không?
– Bạn nhỏ rất yêu quý cái bát do bố mẹ đã làm ra. Để biết được tình cảm của bạn nhỏ dành cho cái bát như thế nào cô mời các con cùng lắng nghe cô đọc bài thơ “ Cái bát xinh xinh” tác giả Thanh Hòa
– Cô đọc lần 1 : Cô đọc thơ diễn cảm
– Cô đọc lần 2: kết hợp cho trẻ xem hình ảnh minh họa
– Cô kể lần 3 : trích dẫn làm rõ các ý, kết hợp giải thích từ khó
+ Trích đoạn:“Từ đầu…… rung rinh” .
Ba mẹ bạn nhỏ làm việc từ nhà máy Bát Tràng rất vất vả để có cái bát hoa mang về cho bé dùng trong những bữa ăn
+ Trích đoạn: “Từ hòn ………cái bát hoa”.
Cái bát được làm từ hòn đất sét qua sự khéo léo của bàn tay ba mẹ
+ Trích đoạn còn lại
Bạn nhỏ rất biết ơn ba mẹ và nâng niu, giữ gìn bát cẩn thận
*Giải thích từ khó: “Nâng niu” rất quí cái bát và giữ cẩn thận.
* Đàm thoại: .
– Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì?
– Bài thơ do ai sáng tác ?
– Trong bài thơ có những ai ?
– Bố mẹ của bạn nhỏ làm ở đâu?
– Cái bát được làm bằng gì?
– Khi được bố mẹ tặng cho cái bát, bạn nhỏ đã làm gì?
– Vì sao bạn nhỏ lại nâng niu giữ gìn cái bát?
* Giáo dục trẻ biết quí trọng sức lao động của những người làm ra sản phẩm và biết giữ gìn đồ dùng cẩn thận khi ăn.
* Dạy trẻ đọc thơ:
– Cô cho các cháu đọc thơ theo nhiều hình thức: lớp, tổ, cá nhân.
+ Lớp đọc 2 lần
+ Tổ đọc 3 lần
+ Cô và trẻ đọc luôn phiên
+ Cho 2-3 trẻ đọc lại (cô sữa sai khi trẻ đọc thơ).

yêu cầu của cô.
*Trò chơ:
*Trò chơi 1: “Thi xem ai nhanh”
– Cách chơi: Chia trẻ thành 3 đội chơi thi nhau đi theo đường hẹp chọn đồ dùng trong ăn uống xếp vào kho. Trong cùng thời gian đội nào xếp đúng được nhiều hơn đội đó sẽ giành chiến thắng.
– Luật chơi: Mỗi bạn chỉ được chọn một đồ dùng và phải đi trong đường hẹp
*Trò chơi 2: “Ai thông minh hơn”
– Cách chơi: Cô có các bức tranh vẽ về nội dung bài thơ được cắt rời, cô chia trẻ ngồi thành 3 vòng tròn, nhiệm vụ mỗi đội sẽ gắn các bức tranh lại theo đúng thứ tự nội dung bài thơ. Trong thời gian 1 bản nhạc đội nào ghép nhanh đúng nội dung bài thơ đội đó sẽ giành chiến thắng.
– Cô nhận xét tuyên dương trẻ sau khi chơi
c) Hoạt động kết thúc:
– Trẻ đọc minh hoạ lại bài thơ“Cái bát xinh xinh”

Cảm nhận của Phụ huynh

Anh Võ Thành Hưng – Phụ huynh bé: Võ Gia Huy – Lớp nhỡ

ôi chưa từng thấy một ngôi trường mầm non nào có sân chơi rộng rãi – sạch sẽ – thoáng mát và nhiều trò chơi bổ ích như ngôi trường mầm non này ! Thật là bất ngờ thú vị , nó giống như một công viên thiếu nhi thực thụ ! Hàng ngày mỗi buổi sáng , tôi đều cùng bé Gia Huy chơi đùa dưới sân trước giờ học, bé rất thích thú và học hỏi được nhiều điều mới lạ. Và từ một đứa bé rụt rè nhút nhát, đến nay, sau hơn 4 tháng học tập vui chơi ở đây, bé đã được phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần lên rất nhiều !