GIÁO ÁN Lĩnh vực : Phát triển ngôn ngữ Chủ đề: Thế giới động vật Hoạt động: Làm quen văn học Đề tài: Thơ “Mèo đi câu cá” Đối tượng: 5 – 6 tuổi giáo viên: Trần Thị Thương
GIÁO ÁN
Lĩnh vực : Phát triển ngôn ngữ
Chủ đề: Thế giới động vật
Hoạt động: Làm quen văn học
Đề tài: Thơ “Mèo đi câu cá”
Đối tượng: 5 – 6 tuổi
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
1. Kiến thức:
– Trẻ thuộc bài thơ, nhớ tên bài thơ, tên tác giả.
– Trẻ hiểu được nội dung bài thơ.
2. Kĩ năng:
– Trẻ đọc diễn cảm bài thơ.
– Biết phối hợp cùng bạn đóng kịch theo nội dung bài thơ.
3. Giáo dục:
– Giáo dục trẻ chăm chỉ, không lười biếng, ỷ lại vào người khác.
II. CHUẨN BỊ:
– Bài giảng điện tử bài thơ: “Mèo đi câu cá”.
– Mũ mèo cho cô và trẻ.
– Tranh minh họa nội dung bài thơ.
– Nhạc bài hát”Gà trống,mèo con và cún con”.
-3 bảng gắn tranh có nội dung bài thơ
– 3 bộ quần áo mèo trắng, 3 cần câu, 2 giỏ cá cho trẻ đóng kịch
III.TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
1.Hoạt động mở đầu:
-Cho trẻ hát: Gà trống, mèo con, cún con
+Các con vừa hát bài hát gì?
+Trong bài hát có những con vật nào?
-Hôm nay cô cũng có một bài thơ nói về hai anh em chú mèo trắng rủ nhau
đi câu cá. Không biết hai chú mèo có câu được nhiều cá không thì các con lắng
nghe bài thơ: Mèo đi câu cá của tác giả Thái Hoàng Linh nhé
2.Hoạt động nhận thức:
* Dạy trẻ đọc diễn cảm bài thơ”Mèo đi câu cá”
– Cô đọc thơ diễn cảm lần 1
+ Bài thơ có tên là gì? Do ai sáng tác?
+ Để muốn hiểu rõ hơn nội dung bài thơ các con lắng nghe cô đọc bài thơ
một lần nữa nhé!
-Cô đọc thơ diễn cảm lần 2+ hình ánh minh họa:
– Lần 3:Đàm thoại, giảng giải, trích dẫn
+Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì?
+Do ai là tác giả?
+Trong bài thơ nói đến ai?
+Trong bài thơ anh em mèo trắng đi làm gì?
=>Cô vừa đọc xong bài thơ:Mèo đi câu cá của tác giả Thái Hoàng Linh,bài
thơ nói về 2 anh em mèo trắng rủ nhau đi câu cá
Trích: Anh em mèo trắng
Vác giỏ đi câu
+Mèo anh,mèo em câu cá ở đâu?
Anh ngồi bờ ao
Em ra sông cái
+Vậy mèo anh có câu được cá không?mèo anh đã làm gì?
=>Mèo anh đã lười biếng ,buồn ngủ và đã ngủ luôn một giấc,không câu cá
và ỷ lại là đã có em rồi,thể hiện qua câu thơ:
Trích “Hiu hiu gió thổi
Buồn ngủ quá chừng
Mèo anh ngả lưng
Ngủ luôn một giấc
Lòng riêng thầm nhắc
Đã có em rồi’’
+Thế còn mèo em thì như thế nào?có câu được cá không các bạn?
=>Mèo em ngồi bờ ao,và muốn được vui chơi cùng bầy thỏ bạn, không
muốn câu cá nên đã ỷ lại cho mèo anh
Trích: “Mèo em đang ngồi
Thấy bầy thỏ bạn
Đùa chơi múa lượn
Vui quá là vui
Mèo nghĩ: Ồ thôi
Anh câu cũng đủ
Nghĩ rồi hớn hở
Nhập bọn vui chơi”
=>Giải thích từ “hớn hở”:Thể hiện sự vui mừng,thích thú.
+Kết quả của buổi đi câu của hai anh em mèo thế nào?vì sao?
=>Vì hai anh em mèo trắng đều lười biếng, muốn chơi, không muốn câu cá.
Nên cuối cùng cả hai anh em mèo trắng đều không câu được con cá nào nên không
có cá để ăn
Trích: “Lúc ông mặt trời
Xuống núi đi ngủ
Đôi mèo hối hả
Quay về lều gianh
Giỏ em giỏ anh
Không con cá nhỏ
Cả hai nhăn nhó
Đều khóc meo meo”
=>Giải thích từ “hối hả”: Thể hiện sự gấp gáp,vội vàng nhanh chóng.
Từ “lều gianh”:căn nhà nhỏ được lợp bằng tranh.
=>.Qua bài thơ Chú Thái Hòang Linh muốn nhắn nhủ với chúng ta điều gì?
– Giáo dục trẻ:Vì mải chơi và ỷ lại vào nhau nên anh em mèo đã không câu
được con cá nào và không có gì để ăn.Các bạn nhớ không được lười biếng,không
được ỷ lại vào người khác mà phải chăm chỉ,siêng năng thì mới là con ngoan trò
giỏi của ông bà,cha mẹ và thầy cô.
* Dạy trẻ đọc thơ.
– Bây giờ cô mời cả lớp cùng thể hiện thật hay bài thơ này với cô nào.
– Cô cho cả lớp đọc 2 lần:
– Cho trẻ đọc theo tổ
– Nhóm bạn trai, nhóm bạn gái đọc.
– Cô chú ý sửa sai cho trẻ.
– Trẻ đọc thơ nối tiếp
– Cá nhân đọc
*Trò chơi:
– Trò chơi 1: “Đội nào nhanh hơn”
– Cách chơi : Chúng ta sẽ có 3 đội:Mèo trắng,mèo vàng và mèo hồng,và ở
trên này cô có các bức tranh chứa nội dung của bài thơ và nhiệm vụ các bạn sẽ
chạy lên tìm đúng bức tranh theo thứ tự nội dung của bài thơ và gắn vào bảng,đội
nào nhanh hơn và gắn chính xác hơn thì sẽ chiến thắng.chú ý mỗi bạn chỉ được
chọn một bức tranh gắn vào bảng và về cuối hàng
– Trò chơi 2:” Bé làm diễn viên”
Bài thơ “Mèo đi câu cá” còn được chuyển thể thành vở kịch đấy! Sau đây
cô mời các con đón xem vở kịch “Mèo đi câu cá” với sự tham gia diễn xuất của các
bạn lớp Lớn 5.
– Cô cho trẻ chơi đóng kịch.
– Cô nhận xét – Tuyên dương trẻ.
3. Kết thúc hoạt động:
– Cho trẻ làm những chú mèo ra ngoài sân sưởi nắng.