Website Trường Mầm Non Đại Hiệp – Đại Lộc – Quảng Nam

Giáo án: LQVH: Chuyện Rùa con tìm nhà- Độ tuổi 3-4 tuổi – Giáo viên:Nguyễn Vũ Trà

GIÁO ÁN
Chủ đề: Thế giới động vật
Chủ đề nhánh: Động vật sống dưới nước
Hoạt động học: Làm quen văn học
Đề tài: Chuyện: Rùa con tìm nhà
Giáo viên: Nguyễn Vũ Trà
Độ tuổi: 3-4 tuổi

1. Mục đích yêu cầu:
a) Kiến thức:
– Trẻ nhớ tên câu truyện “Rùa con tìm nhà” và các nhân vật trong truyện: Rùa con, ong, chuột, ốc sên.
– Trẻ hiểu nội dung câu truyện: Rùa con vừa nở ra đã muốn tìm nhà của mình, chú gặp ong rồi chuột mà vẫn không tìm được nhà, chỉ khi gặp được ốc sên, nhờ có ốc sên mà rùa con đã tìm được nhà của mình.
– Trẻ biết mỗi con vật có đặc điểm sống khác nhau. Biết mỗi con vật có một ngôi nhà riêng (đặc điểm sống), nhà của rùa chính là mai rùa.
– Giải thích từ khó cho trẻ: Giải thích từ “Nằm im” là hành động nằm im tại chỗ, không nhúc nhích, không động đậy.
b) Kỹ năng:
– Rèn cho trẻ khả năng quan sát, ghi nhớ có chủ đích.
– Trẻ có kỹ năng nghe hiểu để trả lời câu hỏi của cô.
– Trẻ trả lời các câu hỏi của cô rõ ràng, mạch lạc bằng các câu đơn, câu ghép.
c) Giáo dục:
– Giáo dục trẻ biết cảm ơn khi được người khác giúp đỡ.
3.2. Chuẩn bị:
– Chiếc hộp câu chuyện kèm các hình ảnh minh họa (Con rùa, ngôi nhà, dòng sông).
– Rối ô câu chuyện “Rùa con tìm nhà” ( Rùa con, ong, chuột, ốc sên).
– Nhạc không lời khi cô kể chuyện.
– Tranh nền minh họa câu chuyện và các nhân vật gắn rời.
3.3. Tiến hành hoạt động:
a) Hoạt động mở đầu:
– Cô cho trẻ chơi trò chơi “Chiếc hộp câu chuyện”
– Cô cho trẻ nhắc lại cách chơi và ý nghĩa của từng chiếc hộp.
-Cô tổ chức cho trẻ chơi và nêu lên những hiểu biết của mình về những hình ảnh minh họa được tìm thấy trong chiếc hộp.
b) Hoạt động nhận thức:
– Giới thiệu tên câu chuyện: “Rùa con tìm nhà”
* Lần 1: Cô kể truyện cho trẻ nghe. Chú ý đọc ngắt nghỉ theo dấu chấm, phẩy, đọc diễn cảm theo tình tiết của câu truyện.
– Cô vừa đọc cho các con nghe câu chuyện gì?
– Trong câu truyện cô đọc có những ai?
– Bây giờ cô mời các con cùng gặp lại những nhân vật trong câu chuyện nhé!
* Lần 2: Cô kể chuyện kết hợp rối ô.
* Lân 3: Cô kể chuyện kết hợp Đàm thoại, giảng giải và trích dẫn cho trẻ hiểu nội dung câu chuyện:
– Câu chuyện này kể về ai? Bạn ấy đã đi đâu?
Cô đọc trích dẫn câu : “Có một chú rùa con, vừa mới nở được mấy ngày đã vội vàng đi tìm nhà của mình”.
– Đầu tiên Rùa con đã gặp ai? Và chuyện gì đã xảy ra với Rùa con?
Cô đọc trích dẫn câu : “Thấy tổ ong trên cây, tưởng đó là nhà của mình, Rùavươn cổ lên hỏi: “ Có phải nhà của tôi đây không ? Nhưng đàn ong bay túa ra định đốt làm Rùa con sợ quá, thụt cổ vào nằm im “.
– Tiếp đến Rùa con gặp ai và bạn đã nói gì với Rùa con?
Cô đọc trích dẫn câu: “Sau đó Rùa bò tới chân một bức tường. Thấy hang chuột, định chui vào thì một chú chuột ngăn lại : Đây là nhà của chúng tôi. Không phải nhà của bạn đâu, Rùa ạ”.
– Cuối cùng ai đã giúp Rùa con tìm được nhà?
– Bạn Ốc sên đã nói gì với Rùa con?
Cô đọc trích dẫn câu : “Ôi ! Bạn hãy nhìn tớ đây rồi hãy nhìn lại lưng mình mà xem.”
– Vậy đố các bạn biết nhà của Rùa con ở đâu?
– Trong truyện thì các con thấy bạn nào xuất hiện nhiều nhất?
Giới thiệu sợi dây câu chuyện
(Bạn Rùa xuất hiện nhiều nhất nên Rùa con chính là nhân vật chính của câu chuyện đấy.)
– Trong truyện có từ “nằm im” , các con có nhớ Rùa nằm im khi gặp bạn nào không? Vì sao Rùa phải “ nằm im” khi gặp đàn ong. Nằm im là như thế nào?
Cô giải thích cho trẻ từ khó “nằm im”: là hành động nằm im tại chỗ, không nhúc nhích, không động đậy.
* Bài học giáo dục: Cho trẻ xem hình ảnh mỗi con vật đều có ngôi nhà riêng của mình. Ong sống ở đâu?( tổ trên cây), chuột sống ở đâu? ( trong hang), còn ốc sên? (chiếc vỏ ốc đeo trên lưng), còn rùa, nhà của rùa ở đâu? (chính là chiếc mai sau lưng rùa đấy).
Trong câu chuyện Ốc sên đã giúp Rùa con tìm được nhà của mình, bạn Ốc sên đúng là người bạn tốt.
* Trò chơi luyện tập: Tìm nhà
– Tổ chức cho trẻ chơi
– Tạo tình huống dẫn trẻ đóng kịch
– Cho trẻ chơi 1-2 lần và cô nhận xét sau mỗi lần chơi.
c) Kết thúc hoạt động :
– Hát vận động: Rì rà rì rầm

Cảm nhận của Phụ huynh

Chị Nguyễn Thị Hoài Thu – Phụ huynh bé: Nguyễn Huỳnh Linh Đan – Lớp lớn

Con tôi rất nhút nhát, do công việc bận rộn gia đình cũng không có thời gian để tạo điều kiện cho bé thường xuyên tiếp xúc với môi trường bên ngoài nên bé ngại giao tiếp hơn. Do đó khoảng thời gian đầu cho bé đi học là quãng thời gian khó khăn cho cả bé và gia đình. Tôi đã từng khóc khi thấy bé đứng thút thít do không thuộc những động tác thể dục buổi sáng… Thời gian trôi thật mau, giờ bé đã nên người và tự tin hơn rất nhiều, bé lại có thể phát huy được năng khiếu múa hát. Tất cả là nhờ sự yêu thương, gần gũi của các cô đã làm cho bé tìm được niềm vui khi đến lớp.