Website Trường Mầm Non Đại Hiệp – Đại Lộc – Quảng Nam

Giáo án – LQVT: Nhận biết hình tròn, hình vuông- Giáo viên: Nguyễn Thị Tú Trinh

GIÁO ÁN

HOẠT ĐỘNG: LÀM QUEN VỚI TOÁN

CHỦ ĐỀ: NGÀNH NGHỀ

Đề tài: Nhận biết hình tròn, hình vuông

Lứa tuổi: 3-4 tuổi

Giáo viên: Nguyễn Thị Tú Trinh

1. Mục đích yêu cầu

– Kiến thức

Trẻ nhận biết và gọi tên hình tròn, hình vuông

Trẻ biết đặc điểm của hình tròn có đường cong khép kín và lăn được. Hình vuông có 4 cạnh bằng nhau và 4 góc, không lăn được

– Kỹ năng

Rèn kỹ năng nhận biết hình tròn, hình vuông

Rèn kỹ năng nhận dạng hình tròn, hình vuông trong thực tế

– Giáo dục

Trẻ biết yêu quý, kính trọng chú bộ đội

Có thái độ tích cực tham gia trò chơi

2. Chuẩn bị

Giáo án

Giai điệu các bài hát “Cháu hát về đảo xa”, “Làm chú bộ đội”

Mỗi trẻ một hình tròn, hình vuông, đồ dùng trò chơi

Phương pháp:

Quan sát – trò chuyện – thực hành

3. Tiến hành hoạt động

a) Hoạt động mở đầu

Cô và trẻ hát “Cháu hát về đảo xa”

Chú bộ đội làm những công việc gì?

Ngày 22/12 là ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam, cô có món quà tặng các chú bộ đội, bây giờ cả lớp cùng xem cô tặng gì nhé!

b) Hoạt động nhận thức

Hộp quà 1: chiếc đồng hồ

Đây là gì?

Chiếc đồng hồ có dạng hình gì?

Hộp quà 2: chiếc khăn tay

Đây là gì?

Chiếc khăn có dạng hình gì?

Bây giờ các con tìm xung quanh lớp những đồ dùng có dạng hình tròn, hình vuông!

* Nhận biết hình tròn

Cho trẻ chơi: Trời tối, trời sáng.

Cô có hình gì? (Hình tròn)

Cá nhân, cả lớp.

Hình tròn có màu gì?

Hình tròn có đặc điểm gì? (Có đường cong khép kín)

Cô đố lớp mình hình tròn có lăn được không? Để biết được hay không c/c hãy chú ý cô lăn thử nhé!

Cô khái quát: Hình tròn có đường cong khép kín và lăn được.

* Nhận biết hình vuông

Cho trẻ quan sát hình vuông.

Cô có hình gì? (hình vuông)

Hình vuông có màu gì?

Hình vuông có đặc điểm gì? (4 cạnh bằng nhau, 4 góc)

Hình vuông có lăn được không? Vì sao?

Cô khái quát: Hình vuông có 4 cạnh bằng nhau và 4 góc ko lăn được.

Luyện tập: Bây giờ các con hãy lắng nghe yêu cầu của cô nhé

“Hình gì có đường cong khép kín và lăn được”

(Hình tròn)

Trẻ đưa hình cô kiểm tra và cho trẻ đọc tên hình

“Hình gì có bốn cạnh bằng nhau và 4 góc, không lăn được”

(Hình vuông)

Trẻ đưa hình cô kiểm tra và cho trẻ đọc tên hình

* Trò chơi 1: “Đội nào nhanh hơn”

Cách chơi: Cô chia lớp thành 2 đội, mỗi bạn đi theo đường hẹp lên chọn hình vuông hoặc hình tròn lắp vào hình rỗng sao cho phù hợp theo yêu cầu của cô.

Luật chơi: Mỗi bạn lên thực hiện chỉ được lắp vào 1 hình, trong thời gian đội nào ghép đúng và nhiều sẽ chiến thắng

* Trò chơi 2: “Thử tài của bé”

Cách chơi: Cô chuẩn bị 2 bảng gồm hình tròn, hình vuông và hình đồ vật, nhiệm vụ của mỗi đội tìm đồ dùng có dạnh hình tròn nối với hình tròn, đồ dùng có dạnh hình vuông nối với hình vuông.

Luật chơi: Trong thời gian quy định đội nào nối đúng và nhiều sẽ chiến thắng

c) Hoạt động kết thúc:

Các con ơi! Các chú bộ đội rất vất vả canh giữ, bảo vệ bình yên cho đất nước. Vì vậy các con phải biết yêu quí, kính trọng và chăm ngoan học giỏi để không phụ lòng các chú nhé!

Cô và trẻ cùng hát “Làm chú bộ đội

Cảm nhận của Phụ huynh

Chị Nguyễn Thị Hoài Thu – Phụ huynh bé: Nguyễn Huỳnh Linh Đan – Lớp lớn

Con tôi rất nhút nhát, do công việc bận rộn gia đình cũng không có thời gian để tạo điều kiện cho bé thường xuyên tiếp xúc với môi trường bên ngoài nên bé ngại giao tiếp hơn. Do đó khoảng thời gian đầu cho bé đi học là quãng thời gian khó khăn cho cả bé và gia đình. Tôi đã từng khóc khi thấy bé đứng thút thít do không thuộc những động tác thể dục buổi sáng… Thời gian trôi thật mau, giờ bé đã nên người và tự tin hơn rất nhiều, bé lại có thể phát huy được năng khiếu múa hát. Tất cả là nhờ sự yêu thương, gần gũi của các cô đã làm cho bé tìm được niềm vui khi đến lớp.