Giáo án: LQVT: Những đồ dùng của bé ghép đôi- Giáo viên: Phạm Thị Thanh Thảo
GIÁO ÁN
CHỦ ĐỀ: Bản Thân
HĐCCĐ: Làm quen với toán
ĐỀ TÀI: Những đồ dùng của bé ghép đôi.
Độ tuổi : Bé
I. Mục đích yêu cầu:
* Kiến thức:
– Dạy trẻ biết kỹ năng ghép đôi những đồ dùng có hoa văn, màu sắc, kích thước, công dụng giống nhau.
– Dạy trẻ biết cách mang giầy, dép đúng cách.
* Kỹ năng:
– Rèn kỹ năng ghép đôi, kỹ năng mang giầy, dép đúng.
– Kỹ năng phát âm ngôn ngữ toán học
* Thái độ:
– Giáo dục trẻ biết mang giầy, dép đủ đôi, đúng chân.
– Biết sử dụng đồ dùng cẩn thận, khi dùng xong cất đồ dùng đúng nơi qui định.
II. Chuẩn bị:
– Một số đôi giầy, đôi dép thật.
– Giầy, dép làm bằng xốp.
– 2 bức tranh, rổ nhựa.
– Một số hình ảnh tất, dép được làm pwerpoint.
III. Tiến trình hoạt động:
1. Hoạt động mở đầu:
– Các con nhìn xem thời tiết hôm nay như thế nào?
Thời tiết hôm nay, rất là đẹp phải không? Hôm nay, cô sẽ dẫn lớp mình đi thăm quan hội chợ được tổ chổ chức gần đây. C/c có thích đi không nào?
Đường đến hội chợ rất gần, vì vậy cô cháu ta sẽ đi bộ. Khi đi c/c nhớ đi thẳng một hàng, đi sát lề đường bên phải và không chạy nhảy lung tung nhớ chưa?
Vận động bài: Đi đường em nhớ
2. Hoạt động trọng tâm:
– Đi hội chợ về c/c nhìn xem cô mua được gì?
– Trẻ quan sát những đồ dùng của cô và gọi tên.
– Cô cho một trẻ lên chọn đồ dùng mà trẻ thích.
Các con quan sát đồ dùng mà bạn chọn và nêu nhận xét ( màu sắc, hình dạng, kích thước, cách trang trí…)
Bạn đã chọn 2 chiếc dép( giầy) giống nhau nên người ta gọi chúng là một đôi dép( giầy). Cách chọn 2 chiếc dép( giầy) có hình dạng, kích thước, màu sắc, cách trang trí giống nhau tạo thành 1 đôi gọi là ghép đôi.( Cho trẻ nhắc lại)
Mời trẻ mang dép vào chân.( Hỏi trẻ bạn mang đúng chưa? Vì sao?)
Đôi dép( giầy) có một chiếc bên trái thì chúng ta mang vào chân trái, chiếc bên phải thì mang vào chân phải. Đó là cách mang dép( giầy) đúng cách. Mang dép đúng cách giúp c/c đi lại dễ dàng và làm cho bàn chân thêm đẹp. Tương tự cô mời một trẻ khác lên chọn.
C/C nhìn xem ngoài những đôi giầy thật đẹp bạn vừa chọn, cô còn có nhừng đồ vật thật là dễ thương trên máy c/c cùng nhìn xem?
Cô để 5 chiếc tất để xen kẻ “2 đôi tất”. Yêu cầu cháu lên chọn những chiếc có cùng kích thước, hoa văn , màu sắc, công dụng giống nhau để tạo thành đôi.
Tương tự Cô để 5 chiếc dép để xen kẻ “2 đôi dép” và cho trẻ thực hiện.
Cô mời trẻ lên chọn đồ vật có kích thước, màu sắc, hình dạng, cách trang trí giống của cô để ghép đôi.
Các con ơi ngoài những đồ dùng đó ra, trên cơ thể chúng ta có bạn nào phát hiện ra bộ phận nào giống nhau tạo thành 1 đôi nào ?
* Liên hệ thực tế: đôi mắt, đôi tai, đôi bàn tay, đôi chân
* Luyện tập:
Cô cho cháu đọc bài thơ đôi dép chuyển thành 2 nhóm ( khi cháu chuyển cháu vừa lấy đồ dùng của tổ). Cô phát mỗi tổ một bức tranh có dán một số đồ dùng chỉ có 1 chiếc. Các cháu phải tìm đồ dùng ghép lại thành đôi. Trong cùng thời gian tổ nào gắn được nhiều đôi đúng thì tổ đó thắng.
* Giáo dục: Cô giáo dục trẻ khi mang dép, giầy, bao tay, tất nên mang đúng đôi . Khi mang đúng đôi sẽ làm con đẹp thêm và không gây khó khăn trong quá trình sử dụng, đồng thời khi mang xong phải để đồ dùng đúng nơi qui định. Vì nếu mất 1 chiếc thì chúng ta sẽ không sử dụng được các con nhớ không?
Cho trẻ hát bài “vui là vui quá” chuyển đội hình thành vòng tròn.
3.Trò chơi: “Tìm bạn ghép đôi”
Các cháu rất giỏi cô thưởng các cháu 1 trò chơi, đó là trò chơi:“Tìm bạn ghép đôi”.
Cách chơi: Cô sẽ phát cho mỗi bạn một đồ dùng như: tất, bao tay, vòng, dép… Sau đó, cô và c/c cùng hát bài hát:“ Tìm bạn thân” khi bài hát kết thúc cô yêu cầu c/c hãy tìm bạn ghép đôi thì c/c hãy chạy thật nhanh xem bạn nào tìm có đồ dùng giống mình để ghép đôi.
Luật chơi: Bạn nào tìm không đúng bạn ghép đôi của mình sẽ nhảy lò cò quanh lớp được không nào?
Cô nhận xét tuyên dương.
Các con đã tìm được bạn thân của mình thật vui phải không nào! Vậy các bé hãy nở những nụ cười xinh để các bạn của mình đi dạo chơi.
*Kết thúc: Cho cả lớp hát bài : Tìm bạn thân” và đi ra ngoài
********************