Website Trường Mầm Non Đại Hiệp – Đại Lộc – Quảng Nam

Giáo án : Nhận biết tập nói ( 24-36 tháng)Giáo Viên: Ngô Thị Hoa Hồng

GIÁO ÁN
CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT
HOẠT ĐỘNG: NHẬN BIẾT TẬP NÓI
Đề tài: NHẬN BIẾT TẬP NÓI CON VỊT CON
Đối tượng : Trẻ 24-36 tháng
Giáo viên: Ngô Thị Hoa Hồng
I. Mục đích yêu cầu:
+ Kiến thức:
– Trẻ nói được tên: “ Con vịt con” theo khả năng với sự giúp đỡ của cô giáo
– Nêu được các bộ phận, đặc điểm hình dạng bên ngoài của con vịt con
+ Kỹ năng:
– Rèn khả năng ghi nhớ có chủ định cho trẻ
– Rèn kỹ năng trả lời trọn câu cho trẻ
– Rèn kĩ năng nhanh nhẹn, kĩ năng phối hợp nhóm khi tham gia trò chơi
+ Giáo dục:
– Giáo dục trẻ biết chăm sóc và yêu quý con vật nuôi.
II. Chuẩn bị:
– Giáo án.
– Hai con vịt con thật
– Nhạc hát: “Đàn vit con”, “Nhảy múa nào bạn ơi”
III. Tiến hành hoạt động:
* Hoạt động mở đầu:
– Hôm nay thời tiết đẹp quá! Cô cháu ta cùng đi dạo chơi nào. Vừa đi vừa hát “ Nhảy múa nào bạn ơi ”
*Hoạt động trọng tâm:
*Hoạt động 1:Nhận biết tập nói con vịt
– Cô cho trẻ nghe tiếng vịt con kêu “vít,vít,vít”
– Cô hỏi trẻ tiếng con gì kêu?
– Cô và trẻ cùng đi tìm xem phải con vịt không.
– Các con vịt rất đáng yêu đúng không nào! Các con nói cùng cô nhé: Vịt con( lớp, cá nhân nói cùng cô: Vịt con)
– Vậy con vịt kêu như thế nào?
– Cô cho trẻ bắt chước tiếng vịt kêu “vít,vít,vít”( Cho 3-4 trẻ giả làm tiếng vịt kêu của vịt con)
* Hoạt động 2: Trẻ trải nghiệm
– Cô chỉ vào đầu vịt và hỏi trẻ con vịt có gì đây? (Đầu vịt)
+ Đúng rồi”Đây là đầu vịt”
+ Cô cho trẻ đọc ,cả lớp đọc
– Cô chỉ vào mỏ vịt ”Đây là gì?(mỏ vị)
+ Cô cho trẻ chỉ mỏ vịt và đọc:Mỏ vịt”
– Tương tự cô chỉ vào chân vịt,cánh vịt và hỏi trẻ
+ Cô cho trẻ đọc theo tổ ,cá nhân
– Cô đố các con lông vịt màu gì? ( Hỏi 2-3 trẻ trả lời )
– Cô cho trẻ sờ vào lông vịt
– Các con thấy vịt đi như thế nào?
– Dáng đi của chú vịt “Lạch bạch,lạch bạch”
– Cho 3-4 trẻ đọc “lạch bạch”
– Các con cùng làm chú vịt đi lạch bạch nào?
– Cô cho trẻ vừa đi vừa vận động bài “đàn vịt con”
– Các con ơi các chú vịt cũng muốn đi chơi với chúng mình đấy chúng mình cùng đến để rủ các chú vịt đi chơi nào!
– Cô cho trẻ ra quan sát con vịt đang bơi và trò chuyện
– Cho trẻ làm động tác vịt bơi
– Bây giờ chúng mình có muốn làm chú vịt bơi k nào?
– Cô sẽ là vịt mẹ các con làm chú vịt con bơi theo mẹ nhé!
– Các con ơi các con vừa xem các chú vịt con bơi có đáng yêu không?
– Cô thấy các con làm chú vịt bơi cũng rất là đáng yêu đây bây giờ cô có điều bất ngờ dành cho chúng mình đấy.
– Cho trẻ xem video đàn đang bơi (đây là những chú vịt con ăn no tắm mát trở thành chú vịt to cao lớn hơn các chú vịt con đấy)
– Nhiều chú vịt được gọi là đàn vịt đấy các con.
– Cô hỏi trẻ xem nhà chúng mình có nuôi vịt không?
– Cô hỏi trẻ nhà các con ngoài nuôi vịt còn nuôi con gì nữa?
– Nuôi vịt chúng mình phải làm gì nhỉ?
– Bây giờ chúng mình nhìn lên đây xem cô có gì nào?
– Dây là chú vịt con đấy,chú vịt con có đầu vịt,mỏ vịt,chân vịt,cánh vịt. (lông vịt màu vàng và không thấm nước, chân vịt có màng giúp vịt bơi được dưới nước dễ dàng đấy các con)
– Con vịt là vật nuôi trong gia đình nên chúng mình phải chăm sóc,yêu thương những chú vịt nhé!
– Hôm nay cô thấy các con thật giỏi, cô tặng các con một trò chơi đó là trò chơi “Ai nhanh nhất”
*Hoạt động 3:Trò Chơi
*Trò chơi 1: “Ai nhanh nhất”
+ Cách chơi :Trên màm hình suất hiện một chú vịt con khi vòng tròn xuất hiện vào bộ phận nào của con vịt thì các con phải nói thật to bộ phận đấy nhé.
– Và còn một trò chơi nữa với vịt con chúng mình có thích không?đó là trò chơi “vui cùng vịt con”
*Trò chơi 2: “Vui cùng vịt con”
+ Cách chơi : Bây giờ các con vừa đi vừa nghe nhạc khi cô giáo yêu cầu chúng mình làm động tác nào của chú vịt thì các con làm theo nhé!
– Cô và trẻ cùng tham gia chơi.

Cảm nhận của Phụ huynh

Chị Nguyễn Thị Hoài Thu – Phụ huynh bé: Nguyễn Huỳnh Linh Đan – Lớp lớn

Con tôi rất nhút nhát, do công việc bận rộn gia đình cũng không có thời gian để tạo điều kiện cho bé thường xuyên tiếp xúc với môi trường bên ngoài nên bé ngại giao tiếp hơn. Do đó khoảng thời gian đầu cho bé đi học là quãng thời gian khó khăn cho cả bé và gia đình. Tôi đã từng khóc khi thấy bé đứng thút thít do không thuộc những động tác thể dục buổi sáng… Thời gian trôi thật mau, giờ bé đã nên người và tự tin hơn rất nhiều, bé lại có thể phát huy được năng khiếu múa hát. Tất cả là nhờ sự yêu thương, gần gũi của các cô đã làm cho bé tìm được niềm vui khi đến lớp.