Website Trường Mầm Non Đại Hiệp – Đại Lộc – Quảng Nam

GIÁO ÁN THI GIÁO VIÊN GIỎI Hoạt động: Làm quen với toán Chủ đề: Thế giới động vật Đề tài: So sánh, sắp xếp chiều cao 3 đối tượng Lứa tuổi: 4 – 5 tuổi Người dạy: Phạm Thị Thanh Thảo

GIÁO ÁN THI GIÁO VIÊN GIỎI
Hoạt động: Làm quen với toán
Chủ đề: Thế giới động vật
Đề tài: So sánh, sắp xếp chiều cao 3 đối tượng
Lứa tuổi: 4 – 5 tuổi
Người dạy: Phạm Thị Thanh Thảo
I. Mục đích yêu cầu:
* Kiến thức:
– Trẻ biết so sánh nhận biết cao hơn và thấp hơn giữa ba đối tượng.
– Biết sử dụng đúng thuật ngữ toán học cao hơn- thấp hơn, thấp nhất.
* Kỹ năng:
– Rèn khả năng quan sát, so sánh, nhận biết.
– Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
* Thái độ:
– Trẻ nhanh nhẹn và tích cực trong hoạt động.
– Biết yêu quý, chăm sóc các con vật.
II. Chuẩn bị:
* Đồ dùng của cô.
– Giáo án điện tử.
– Con chim bằng bông, cây xanh.
– Gấu bông, con thỏ bông, con voi bông, con hươu bông
* Đồ dùng của trẻ:
– Vòng thể dục 3 màu
– Hình ảnh các con vật cắt rời.
– Những tấm bìa nhỏ được chia làm 3 phần: ô màu đỏ, ô màu vàng, màu xanh
III. Tiến hành hoạt động:
1. Hoạt động mở đầu:
* Ổn định:
– Xin nhiệt liệt chào mừng tất cả các bé về tham dự chương trình “Ngày hội muôn thú ngày hôm nay”.
– Về tham dự chương trình hôm nay sẽ có Ban giám khảo và các bạn lớp Nhỡ 4 các con cùng chào đón các cô nào.
– Cho trẻ vận động bài hát: “Ta đi vào rừng xanh”.
– Các con nhìn xem trên cành cây có gì nào?
– Cho trẻ lấy con vật trên cao.
+ Vì sao con lấy con vật không được? ( Con với không tới)
+ Vì sao cô lấy con vật được? ( Cô cao).
– Vậy các con nhìn xem cô và bạn như thế nào với nhau?
2. Hoạt động nhận thức:
– Trong khu rừng còn có rất nhiều điều hấp dẫn cô cháu mình cùng đi xem nào!
– Loa! Loa! Loa!
– Hôm nay muôn thú mở hội thi tài, các con cùng đi xem hội thi so sánh ai cao hơn, ai thấp hơn.
– Cho trẻ xem câu chuyện:
* Trong một khu rừng nọ có rất nhiều con vật, khi nghe muôn thú mở hội thi tài Voi con đã nhanh chân đi đến hội thi và chú rất tự tin ca hát:
+ Voi con: La lá la la la: “ Lâu nay nhờ tập thể thao
Nên tôi cao lớn bảnh bao thế này
Chắc chắn ngày hội hôm nay
Mệnh danh cao nhất thuộc về tôi đây”
+ “Ha ha” chắc chắn là vậy rồi còn ai cao hơn mình nữa chứ!
– Voi con ta đang vỗ ngực vui sướng tự hào thì bỗng chú Gấu xuất hiện và cất giọng nói ồm ồm:
+ Gấu: Này nhóc con, hãy nhìn lại mình đi. Thấp bé như cậu mà cũng đòi dành danh hiệu cao nhất. Xem tôi đây này, cao như Gấu tôi đây mà còn chưa dám nói đến nữa là.
+ Gấu và Voi con tranh cải nhau: “ Tôi cao hơn. Tôi cao hơn”.
– Huơu xuất hiện: Lâu nay ăn uống đầy đủ chất nên tôi có thân hình khỏe mạnh, cao thật là cao. Là la lá la la là. La là la lá la.
– Ô kìa, 2 anh có chuyện gì mà tranh giành dữ vậy.
– A, Huơu. Em làm gì ở đây vậy.
– Huơu : Em đi tham gia ngày hội phân tranh cao thấp. Các anh cũng tham gia ngày hội đấy à.
– Bác Gấu: Hôm nay có đến 3 thí sinh tham gia thi cơ đấy. Làm sao biết ai cao hơn, ai thấp hơn và ai thấp nhất đây nhỉ. Các bạn nhỏ ơi, các bạn giúp chúng tôi so sánh xem ai cao hơn, ai thấp hơn và ai thấp nhất nhé.
– Cả 3: Đúng rồi đúng rồi, các bạn giúp chúng tôi đi.
– Cô giáo: các con ơi, 3 bạn ấy muốn nhờ chúng mình so sánh chiều cao của các bạn ấy đấy. Các con hãy nói xem, các con có nhật xét gì về chiều cao của 3 bạn ấy nào (Không bằng nhau).
– Con có nhận xét gì về chiều cao của Huơu (Gợi ý trẻ nói: Huơu cao hơn Gấu và Voi)
– Còn chiều cao của Gấu thì sao? Con có nhận xét gì về chiều cao của Gấu so với 2 đối tượng còn lại (Gợi ý trẻ nói: Gấu thấp hơn Huơu và cao hơn Voi).
– Con có nhận xét gì về chiều cao của Voi so với 2 đối tượng còn lại? (Voi thấp hơn Gấu và Huơu).
– Như vậy, trong 3 dối tượng Huơu, Gấu và Voi con thì Huơu có chiều cao cao hơn so với 2 đối tượng còn lại nên Huơu cao hơn.
– Còn Gấu thấp hơn so với Huơu và cao hơn so với Voi con nên Voi thấp hơn.
– Voi con có chiều cao thấp hơn so với 2 đối tượng còn lại nên Voi thấp nhất.
– Cho trẻ đồng thanh: Cao hơn, thấp hơn, thấp nhất.
– Cô gợi ý cho trẻ nhắc lại: Trong 3 đối tượng trên thì ai cao hơn, ai thấp hơn và ai thấp nhất. (khai thác 4-5 trẻ)
– Và theo như thứ tự mà 3 bạn đang đứng thì có nhận xét gì về cách sắp xếp vị trí đứng của 3 bạn (đứng từ cao đến thấp)
– Đúng rồi, khi 3 đối tượng được sắp xếp theo thứ tự từ cao hơn đến thấp hơn, thấp nhất thì người ta gọi cách sắp xếp đó là sắp xếp theo thứ tự từ cao đến thấp.
– Cho trẻ nhắc lại “Từ cao đến thấp”.
– Các bạn ơi, chúng tôi đã có kết quả trong hội thi hôm nay rồi đấy. Xin mời 3 bạn nghe gọi tên và bước lên phía trước để chúng tôi công bố kết quả nào.
– Xin mời bạn Voi (voi di chuyển lên trước)
– Xin mời bạn Gấu đứng bên cạnh phía bên trái bạn Voi (Voi di chuyển ra)
– Tiếp theo xin mời Huơu đứng bên cạnh Gấu, phía bên trái.
– Các con nhìn xem lúc này 3 bạn Voi, Gấu, Huơu được sắp xếp theo như thế nào? (Gợi ý cho trẻ nói: từ thấp đến cao)
– Đúng rồi, lúc này 3 bạn ấy đã được sắp xếp theo thứ tự từ thấp đến cao.
– Cho trẻ nhắc lại: Từ thấp đến cao.
– Các bạn ơi, chúng tôi đã có kết quả hội thi hôm nay rồi đấy. Bằng phép đo, các bạn nhỏ lớp Nhỡ 4 đã xác định được trong 3 bạn thì Huơu cao hơn, Gấu thấp hơn và Voi con thấp nhất. Xin chúc mừng các bạn.
– Xin cảm ơn các bạn nhỏ, chúng tôi phải về đây. Chào tạm biệt.
– Các con ơi, trong hội thi còn có rất nhiều con vật về tham dự hội thi, chúng ta cùng làm những chú thỏ đi dạo trong khu rừng nhé.
– Cô cho trẻ xem slide về các con vật.
– Về tham dự hội thi hôm nay còn có con gì nào?( Con ngựa).
– Tranh tài với ngựa là con gì?( Con Thỏ).
– Và tiếp tục trong hội thi còn có con gì nữa nào?( Con Dê).
– Các con có nhận xét gì về chiều cao của ba con này?
– Tiếp theo là các con gì nữa các con?( Con Nai, con Khỉ, con Sóc)
– Và chiều cao của các con này như thế nào?
* Luyện tập:
– Trò chơi: Thi xem ai giỏi.
– Cách chơi: Cô cho trẻ vừa đi vừa hát một bài hát, khi nghe hiệu lệnh của cô thì các con sẽ tìm cho mình một bạn cao hơn và một bạn thấp hơn và một người bạn thấp nhất để kết thành một nhóm 3 bạn.
– Cô quan sát và hỏi trẻ.
– Con và bạn ai cao hơn, ai thấp hơn?
– Cô hỏi nhiều trẻ.
* Trò chơi: Tặng quà cho bạn
– Cách chơi: Cô sẽ tặng cho mỗi đội 3 phần quà. Trong mỗi phần quà của các đội có các tấm bìa nhỏ gồm có 3 màu: Đỏ, xanh, vàng và rất nhiều hình ảnh về các con vật. Mỗi tấm bìa chỉ dán được 3 hình ảnh. Các bạn trong mỗi đội hãy nhanh chóng tìm cho mình ba hình ảnh, một cao hơn và một thấp hơn và một thấp nhất để dán vào tấm bìa của mình. Các con nhớ khi gắn thì hình ảnh nào cao hơn thì gắn vào ô màu đỏ. Hình ảnh nào thấp hơn thì gắn vào ô màu xanh, hình ảnh nào thấp nhất dán vào ô vàng. Các bạn trong đội hội ý thật kỹ và làm thật nhanh, sau đó đêm lên gắn vào bảng của đội mình.
– Luật chơi: Đội nào gắn đúng, nhanh và nhiều sẽ giành chiến thắng.
– Cho 2 đội chơi, cô kiểm tra kết quả, nhận xét, tuyên dương các đội.
* Trò chơi: Ai nhanh hơn..
– Cách chơi: Cô chia trẻ thành 2 đội lần lượt bật qua 3 vòng, nhiệm vụ của các đội lên lấy vòng tròn màu dỏ tặng cho bạn cao hơn, vòng màu xanh tặng cho bạn thấp hơn, vòng màu vàng tặng cho bạn thấp nhất. Mỗi đội lần lượt từng bạn lên chơi, lấy 1 vòng bỏ vào rổ của đội mình rồi về đứng cuối hàng, bạn thứ 2 mới được lên chơi. Đội nào lấy đúng và nhiều vòng hơn thì đội đó chiến thắng.
– Luật chơi: Đội nào lấy vòng sai sẽ không được tính.
* Giáo dục: Các con thường thấy các con vật ( Voi, khỉ, thỏ….) ở đâu? Chúng như thế nào?
– Các con vật này rất hiền lành, chúng được nuôi trong vườn bách thú, vì vậy khi thăm quan vườn bách thú các con không nên chọc phá, ném đá vào chúng nhé.
3. Kết thúc hoạt động:
– Cho trẻ hát bài và vận động: “Chú thỏ con”

Cảm nhận của Phụ huynh

Chị Nguyễn Thị Hoài Thu – Phụ huynh bé: Nguyễn Huỳnh Linh Đan – Lớp lớn

Con tôi rất nhút nhát, do công việc bận rộn gia đình cũng không có thời gian để tạo điều kiện cho bé thường xuyên tiếp xúc với môi trường bên ngoài nên bé ngại giao tiếp hơn. Do đó khoảng thời gian đầu cho bé đi học là quãng thời gian khó khăn cho cả bé và gia đình. Tôi đã từng khóc khi thấy bé đứng thút thít do không thuộc những động tác thể dục buổi sáng… Thời gian trôi thật mau, giờ bé đã nên người và tự tin hơn rất nhiều, bé lại có thể phát huy được năng khiếu múa hát. Tất cả là nhờ sự yêu thương, gần gũi của các cô đã làm cho bé tìm được niềm vui khi đến lớp.