Hoạt động học: LÀM QUEN VĂN HỌC Đề tài: Thơ: “EM YÊU MÙA HÈ” GV: Huỳnh Thị Hằng
Giáo án
3. Hoạt động học: LÀM QUEN VĂN HỌC
Đề tài: Thơ: “EM YÊU MÙA HÈ”
3.1 Mục đích yêu cầu:
a) Kiến thức:
– Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả và hiểu nội dung bài thơ: Em yêu mùa hè và đọc thuộc diễn cảm bài thơ: Em yêu mùa hè
– Trẻ trả lời được các câu hỏi đàm thoại trong bài thơ: Em yêu mùa hè
b) Kỹ năng:
– Rèn kĩ năng tập trung, ghi nhớ có chủ định
– Rèn luyện kỹ năng đọc thơ diễn cảm, to, rõ ràng từng lời bài thơ: Em yêu mùa hè
– Rèn kỹ năng nói đủ câu phát triển ngôn ngữ cho trẻ
b) Giáo dục
– Giáo dục trẻ biết mặc áo quần giữ gìn sạch sẽ và phù hợp với thời tiết mùa hè.
3.2 Chuẩn bị:
– Hình ảnh theo nội dung bài thơ
– 3 tấm phông
– Cô thuộc thơ
3.3 Tiến hành hoạt động:
a) Hoạt động mở đầu:
– Hát bài “Mùa hè đến”
– Trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát
– Quan sát hình ảnh trên máy về mùa hè
b) Hoạt động nhận thức:
* Giới thiệu: Bài thơ “Em yêu mùa hè” của tác giả Nguyễn Thanh Toàn
* Cung cấp kiến thức:
– Đọc thơ lần 1 diễn cảm, giới thiệu tác giả: Nguyễn Thanh Toàn
– Đọc lần 2 Cô thể hiện điệu bộ
* Giảng nội dung:
– Trong bài thơ nói về mùa hè bé được hái sim ăn
– Lần 3: Xem tranh – Giải thích từ khó – kết hợp trích dẫn
– Cô giải thích từ “sim tím” màu tím rất đẹp.
-“ra rả” là tiếng ve kêu báo hiệu mùa hè
* Xem hình ảnh và trích dẫn:
* 4 câu thơ đầu: Mùa hè ở đồi quê có hoa sim tím và bướm lượn
* 4 câu thơ tiếp: Thả trâu và được ăn sim thật ngọt
* 4 câu thơ cuối: Nghe tiếng ve kêu và thả diều vào mùa hè thích thú khi mùa hè về
– Đọc lần 3 có môi trường chữ
* Đàm thoại:
– Các con vừa nghe bài thơ gì?
– Bài thơ của ai ?
– Bài thơ em yêu mùa hè có hoa gì?
– Hoa sim màu gì?
– Trong bài thơ có con vật gì?
– Mùa hè được chơi trò chơi gì?
* Trò chuyện:
– Qua bài thơ các con có yêu thích đến mùa hè không?
– Ước mơ của con đến mùa hè được chơi những trò chơi thật là lý thú.
+ Giáo dục: Các con yêu thích mùa hè các con còn nhỏ phải biết vâng lời cô, ngoan ngoãn siêng năng học tập thì đến mùa hè ba mẹ mới dẫn các con đến chơi những nơi có nhiều điều mới lạ hơn nhé.
+ Trẻ đọc thơ: – Lớp đọc thơ thể hiện điệu bộ.
– Tổ đọc thơ ( cô chú ý sửa sai).
– Đọc nối tiếp theo cô.
– Cho trẻ đọc thơ với nhiều hình thức: tổ, nhóm, cá nhân đọc thơ.
Vừa rồi cô thấy các con tham gia chơi các trò chơi thật xuất sắc, cho một tràn vỗ tay dành cho lớp mình nào?
* Trò chơi luyện tập: “Ai sáng tạo hơn”.
– 3 nhóm tạo hình ảnh mùa hè theo ý tưởng
– Đọc thơ theo hình ảnh minh họa
c) Kết thúc hoạt động:
Hát bài “Mùa hè đến” kết hợp cho trẻ đi thời trang.