Website Trường Mầm Non Đại Hiệp – Đại Lộc – Quảng Nam

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẪU GIÁO 4- 5 TUỔI Giáo viên Nguyễn Thị Xuân Hương

1.Mô tả bản chất của sáng kiến7:
Theo nghiên cứu về sự phát triển tâm sinh lý trẻ em cho thấy rằng ở lứa tuổi
mầm non trẻ đã có nhiều kỹ năng: giao tiếp, ứng xử, xử lý tình huống, thể hiện
cảm xúc cá nhân, … Những khả năng này góp phần không nhỏ về kết quả học tập
của trẻ. Theo chương trình giáo dục mầm non, với phương pháp dạy học tích cực,
nhiều nội dung dạy học phù hợp giúp trẻ có nhiều cơ hội để phát triển những khả
năng đó. Trong đó có nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ nghe tưởng như phức tạp nhưng thật ra rất
đơn giản, đó là kỹ năng sống tự tin, kỹ năng sống hợp tác, kỹ năng thích tò mò,
ham học hỏi, khả năng thấu hiểu, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lao động tự phục vụ
… Tuy đơn giản là vậy nhưng với vai trò của người lớn, đặc biệt là cô giáo mầm
non để có biện giáo dục kỹ năng sống mang lại kết quả tốt nhất cho trẻ thì không
phải là việc dễ dàng. Để định hướng cho trẻ có nhận thức và hành động đúng đắn,
tự tin, lịch sự, để cho trẻ biết xử lý một số tình huống đơn giản, hạn chế và tránh
được những nguy cơ không an toàn… Đó cũng chính là những điều mà bản thân
tôi trước đây luôn trăn trở, suy nghĩ và đến bây giờ tôi đã làm tốt được những điều
đó để giúp trẻ phát triển tốt những khả năng vốn có của bản thân tạo tiền đề nắm
bắt những cơ hội để trẻ thành công trong cuộc sống sau này.
Chính vì thế, trong năm học 2023-2024tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mấu giáo 4-5 tuổi”.Thực tế tôi và một số đồng nghiệp đã áp dụng sáng kiến vào lớp mình phụ trách sáng kiến đã mang lại lợi ích thiết thực cho đơn vị mình và đạt hiệu quả trên trẻ rất cao.
1.2. Các bước và cách thức thực hiện giải pháp:
Biện pháp 1: Cô giáo là tấm gương sáng
Ở trường cô giáo là người mẹ thứ hai đối với trẻ. Trẻ rất thích được cô yêu
thương, gần gũi. Mọi hành động cử chỉ của cô trẻ rất lưu tâm và bắt chước theo.
Vì vậy cô phải luôn luôn chuẩn mực trong mọi lĩnh vực: như cách giao tiếp
với phụ huynh, với trẻ hay tác phong của cô, hành động cử chỉ của cô… Tôi luôn
ân cần dịu dàng thương yêu trẻ, luôn tạo mối thân thiện giữa cô và trẻ. Cô là tấm
gương cho trẻ thực hiện và noi theo.
Khi chúng ta dạy trẻ nói lời cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ của người
khác hoặc khi người khác làm một điều gì đó cho mình. Nhưng trong mối quan hệ
giữa các cô giáo và giữa cô với trẻ, người lớn không nói cám ơn thì trẻ sẽ không
hình thành ý thức của việc nên cảm ơn người khác.
Khi thấy trên sân trường có lá cây, cô nhặt lá cây bỏ vào thùng rác và hỏi
trẻ: Con biết tại sao cô bỏ lá cây vào thùng rác không? Giải thích cho trẻ hiểu: việc
làm này nhằm giữ sân trường sạch đẹp cho các con học và chơi. Lần sau thấy rác
trẻ sẽ tự động nhặt rác vì trẻ hiểu rằng: nhặt rác làm sạch sân trường.
Thực hiện biện pháp trên hiệu quả đạt rất tốt: Khi cô giáo là mẹ hiền thì các
cháu sẽ là con ngoan.
Biện pháp 2: Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua các hoạt động trong
ngày
Trẻ mầm non thời gian ở trường chiếm rất nhiều thời gian trong ngày. Ở đó
trẻ có nhiều cơ hội được học hỏi lẫn nhau về cái tốt, chưa tốt. Vì thế giáo dục kỹ
năng sống cho trẻ thông qua các hoạt động trong ngày là rất cần thiết và phù hợp
bởi vì thông qua các hoạt động được lặp đi lặp lại hằng ngày ở trường trẻ được rèn
luyện nhiều và thực hiện các công việc đó một cách dễ dàng. Ngoài ra, trong sinh
hoạt trẻ cũng gặp phải những vấn đề mới nảy sinh, đó chính là cơ hội quý để hình
thành những kĩ năng sống mới.
* Giáo dục kỹ năng sống thông qua giờ đón trẻ
Khi đón trẻ tôi cũng dạy trẻ một số kỹ năng giao tiếp lễ phép: Khoanh tay
chào cô giáo, bố mẹ hay người đưa đón trẻ
Cô giáo thường xuyên dùng hình thức khen ngợi, khuyến khích, động viên,
trò chuyện bằng cách hỏi những câu hỏi khích lệ: Hôm nay con có váy đẹp thế? Ai
mua váy đẹp cho con đấy? Nhìn con trông rất xinh! Sau khi vào lớp, cô trò chuyện
và khen trẻ trước lớp: Hôm nay cô thấy bạn Thiên Ân đến lớp rất ngoan, không
khóc nhè nữa đâu, cả lớp mình cùng động viên bạn Thiên Ân nào!
Tôi giáo dục trẻ kĩ năng tự cất ba lô, cất dép và quần áo của trẻ vào kệ. Trẻ
biết tự phục vụ mà không cần nhờ đến sự giúp đỡ của người lớn. Khi trẻ cất ba lô,
giày dép nhiều lần đồng thời trẻ cũng biết được vị trí cất giày dép, ba lô của mình.
Bằng những câu động viên, việc làm cụ thể, gần gũi của cô giáo dần dần sẽ
giúp trẻ tự tin hơn, thích đến lớp hơn. Bên cạnh đó sẽ giúp trẻ có tinh thần vui tươi
hơn làm cho trẻ năng động, đối đáp nhanh nhẹn và sẽ trả lời khôn khéo hơn trong
tiết học sắp đến của lớp trong ngày.
* Giáo dục kỹ năng sống thông qua tiết học
Trẻ ở lứa tuổi này là học mà chơi, chơi mà học. Trẻ dễ nhớ nhưng cũng rất
nhanh quên nên việc lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng sống vào hoạt động học
chiếm nhiều ưu thế nhằm hình thành cho trẻ những thói quen, hành vi có văn hoá.
Giờ học phát triển thể chất: Cô dạy trẻ biết các kỹ năng vận động, biết siêng
năng rèn luyện để cơ thể khỏe mạnh, trẻ biết trong khi tập không chen lấn xô đẩy
nhau…
Khi dạy trẻ hoạt động làm quen văn học qua chuyện “Đôi bạn tốt”. Cô đàm
thoại cùng trẻ: Tiên và Hương là đôi bạn như thế nào? Khi bạn Tiên gặp nạn thì
Hương đã làm gì? Con học tập được đức tính gì ở hai bạn? Qua câu chuyện cô giáo
dục trẻ tình đoàn kết, thương yêu giúp đỡ bạn bè, biết nói những lời cảm ơn chân
tình khi được người khác giúp đỡ mình. Qua bài thơ “Cô dạy” rèn cho trẻ kỹ năng
tự phụ vụ, tự chăm sóc bản thân, tự chăm lo vệ sinh cá nhân như cách mặc, cởi
quần áo, cách ăn mặc phù hợp thời tiết, cách rửa tay, rửa mặt đúng cách.
Ở hoạt động khám phá: Trong chủ đề Bản thân, với chủ đề nhánh Tôi là ai.
Khi tổ chức tiết học này, tôi yêu cầu từng trẻ tự lên giới thiệu về tên, tuổi, giới tính,
học lớp nào, trường nào, cô giáo nào, sở thích của mình. Tôi nhận thấy, trẻ rất hào
hứng lên giới thiệu. Những trẻ mạnh dạn đã nói được đầy đủ những thông tin tôi
đưa ra. Nhưng đáng mừng hơn là có những trẻ rất nhút nhát, thiếu tự tin nhưng
cũng vẫn có thể đứng dậy và giới thiệu được 1 vài thông tin của mình. Điều đó
chứng tỏ rằng, nếu như chúng ta không gọi đến những trẻ nhút nhát thì có lẽ những trẻ đó
sẽ chẳng bao giờ dám làm một việc gì trước đám đông cả, và sẽ chẳng bao giờ trẻ tự tin
lên được.
Thông qua hoạt động tạo hình: “Tô màu ngôi nhà của bé” Cô giáo dục trẻ
biết yêu quí ngôi nhà mình ở, biết quét dọn nhà cửa sạch sẽ, sắp xếp đồ dùng trong
gia đình ngăn nắp gọn gàng… chủ đề “Động vật” hay “Thực vật” Ví dụ: Như khi
dạy trẻ vẽ con vật mình yêu thích. Con vẽ con gì? Vì sao con thích chúng? Chúng
có những ích lợi gì? Các con phải làm gì để bảo vệ chúng?… Nhờ vậy, qua mỗi lần
tổ chức hoạt động tạo hình, trẻ mạnh dạn tự tin yêu thương gần gũi nhau, có lúc
còn làm giúp nhau, cùng nhau thực hiện các yêu cầu giúp hình thành kỹ năng sống
ở trẻ một đức tính tốt biết yêu cái đẹp, yêu thương hoa lá cỏ cây, yêu mến con vật
gần gũi cũng như biết giữ gìn sản phẩm của mình tạo ra đồng thời góp phần phát
triển ở trẻ kỹ năng mạnh dạn, ứng xử tốt trong giao tiếp.
Giờ học Giáo dục âm nhạc: Dạy bài hát “Rửa mặt như mèo” Qua bài hát này
đã giáo dục trẻ thói quen tự vệ sinh thân thể sạch sẽ
Kỹ năng sống là phương pháp học mà chơi, chơi mà học.
Thông qua giáo dục trực quan trên thiết bị hiện đại, những bài học về tinh
thần đồng đội, giao tiếp, thuyết trình, tư duy được khái quát bằng hình ảnh, ngôn từ
có vần điệu, những bài đồng dao, ca dao phù hợp với chủ đề được đưa vào để trẻ
dễ dàng tiếp thu trong quá trình học tập. Bên cạnh đó giáo viên đóng vai trò là
người hỗ trợ giúp trẻ phát huy khả năng, thế mạnh của mình từ đó phát triển những
ứng xử tích cực và tự tin trong cuộc sống
* Giáo dục kỹ năng sống qua hoạt động ngoài trời
Thông qua hoạt động ngoài trời giáo viên có thể giáo dục cho trẻ nhiều kiến
thức, hình thành cho trẻ những kỹ năng sống hữu ích.
Khi đi chơi gặp các bác, các cô làm việc trong trường phải biết chào hỏi lễ
phép. Ai cho gì phải biết nhận bằng hai tay và nói cảm ơn.
Đi tham quan “Vườn hoa của bé” hướng dẫn cho trẻ không ngắt hoa, bẻ
cành, phá cây bừa bãi và phải biết chăm sóc thường xuyên. Cô dạy trẻ phải yêu
thiên nhiên xung quanh mình đồng thời phải biết quý trọng những sản phẩm do các
cô, chú bảo vệ lao động tạo ra.
Đến tham qua cây ăn quả trong trường, cô gợi hỏi: Muốn cây cho nhiều quả
thì chúng ta phải làm gì? Khi ăn quả mận, chúng mình phải nhớ ơn ai?… Qua
những câu hỏi cô đưa ra, trẻ phải suy nghĩ để trả lời câu hỏi của cô, đồng thời trẻ
được cùng cô thảo luận những nội dung có liên quan, qua đó trẻ được giáo dục sự
kính trọng, yêu quý người lao động và giáo dục thói quen vệ sinh trong ăn uống
như: ăn từ tốn, không vứt vỏ, bỏ hạt bừa bãi,…
* Giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động vui chơi
Trong hoạt động vui chơi trẻ được thực hành trãi nghiệm với nhiều vai chơi
khác nhau phản ảnh trong cuộc sống của người lớn, tôi tiến hành lồng ghéps kỹ
năng sống vào vui chơi. Qua đó trẻ được giao tiếp với nhau bằng những lời nói nhỏ
nhẹ, ân cần, lễ phép, những lời cảm ơn, xin lỗi, trao nhận bằng hai tay… luôn được
thể hiện. Tôi theo dõi lắng nghe để kịp thời uốn nắn trẻ khi có biểu hiện chưa
chuẩn mực. Qua đó giúp trẻ hình thành thói quen hành vi văn minh trong giao tiếp.
Qua trò chơi Bán hàng: Người bán hàng chào hỏi khách hàng: Cô, chú, chị
mua gì ạ? Người đi mua hàng trật tự khi mua, nói tên hàng cần mua: Bán tôi một
ký gạo, bao nhiêu vậy cô?
Ở góc rèn luyện kỹ năng: đây là góc mà trẻ được thực hành những kỹ năng
ứng dụng trong cuộc sống: Xâu dây giày, cài khuy, tết tóc. Tôi đã làm những bộ đồ
dùng để cho trẻ luyện tập hàng ngày: xúc xắc, xâu hoa, kéo khóa áo … Trong giờ
hoạt động góc, trẻ luân phiên chơi với những đồ dùng này, qua đó rèn luyện vận
động tinh cho trẻ cũng như củng cố một số kỹ năng ứng dụng trong cuộc sống.
Qua hoạt động vui chơi trẻ dần dần được rèn kỹ năng giao tiếp, ứng xử, chào
hỏi mạnh dạn hơn đối với mọi người. Trong một thời gian rèn luyện trẻ lớp tôi kỹ
năng chào hỏi lễ phép, giao tiếp lịch sự có phần chuyển biến rất tốt.
* Giáo dục kỹ năng sống qua hoạt động ăn ngủ trong ngày
Để tạo ra thói quen tốt trong ăn uống tôi đã sưu tầm những đoạn video về
những thói quen xấu khi ăn cho trẻ xem, để trẻ tự thấy được đó là những thói quen
cần phải thay đổi. Cho trẻ xem những đoạn video nói lên tầm quan trọng và cần
thiết của việc thực hiện các thói quen vệ sinh trước và sau khi ăn để phòng một số
bệnh
Thực tế tại lớp trong giờ ăn có nhiều trẻ khi ăn xúc cơm còn rơi vãi, có
những trẻ không tự xúc mà chỉ đợi cô xúc cho thì mới ăn. Chính vì vậy trước khi
vào giờ ăn tôi thường khơi gợi tinh thần trẻ, các con lớn rồi phải tự xúc ăn thì mới
ngoan, nếu bạn nào không tự xúc cơm ăn thì các em lớp nhà trẻ sẽ cười các con
đấy
Bên cạnh giáo viên cần dạy trẻ kỹ năng lao động tự phục vụ, rèn tính tự lập
như: Biết tự rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, chỉ ăn uống tại bàn ăn, biết cách sử dụng
những đồ dùng, vật dụng trong ăn uống một cách đúng đắn, ăn uống gọn gàng,
không rơi vãi, biết mời trước khi ăn, biết tự dọn, cất đúng chỗ bát, thìa … hoặc biết
giúp cô giáo dọn dẹp, ngồi ngay ngắn, ăn hết suất. không làm ảnh hưởng đến người
xung quanh. Khi ho ngáp biết che miệng.
Lúc ngủ tôi dạy trẻ biết lấy cất gối đúng nơi quy định, biết lau chùi chân
trước khi lên giường, phải đi nhẹ nhàng và trước ngủ không được nói chuyện
riêng, gây ồn ào ảnh hưởng đến các bạn và cô giáo. Nằm im lặng không loay hoay
nhiều lần. Thông qua giờ ngủ tôi dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ như lấy cất gối, sắp
xếp đồ dùng gọn gàng.
* Giáo dục kỹ năng sống qua giờ hoạt động chiều
Tôi đã xây dựng kế hoạch dành riêng 1 buổi chiều trong tuần, rèn kỹ năng
sống và kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mới vào. Tăng cường kể cho trẻ nghe các câu
chuyện cổ tích qua đó rèn luyện đạo đức cho trẻ, giúp trẻ hoàn thiện mình, biết đọc
sách, dạy trẻ yêu thương bạn bè, yêu thương con người. Tạo hứng thú cho trẻ qua
các truyện bằng tranh, gợi mở tính tò mò, ham học hỏi, phát triển khả năng thấu
hiểu ở trẻ.
* Giáo dục kỹ năng sống qua nêu gương
Vào đầu giờ nêu gương cô cho trẻ nêu tiêu chuẩn bé ngoan trong ngày để có
thể nhận xét đánh giá trẻ qua hoạt động nêu gương cuối ngày. Tập cho trẻ tự nhận
xét về mình, hôm nay mình có ngoan, có thực hiện được các tiêu chuẩn cô đưa ra
trong ngày hay không? Nhiều trẻ biết nhưng không dám nói ra những điều suy
nghĩ của mình hoặc có thể trẻ còn quá nhút nhát và thụ động. Cô sẽ quan sát gợi ý
trẻ:
VD: Bạn Hạ chơi với các bạn trong lớp, trao đổi với bạn không?, cách cư xử
ân cần hơn. Bạn còn xây dựng được hàng rào rất đẹp. Cả lớp tuyên dương bạn có
hoạt động rất tích cực và xem xét coi những điều trẻ nói có đúng không, nếu đúng
cho cả lớp tuyên dương và cô khen thưởng vì trẻ đã có một kỹ năng sống rất tốt
cũng như trẻ đã biết tự đánh giá bản thân mình cách chân thật.
* Giáo dục trẻ qua giờ trả trẻ
Cô rèn cho trẻ biết chào hỏi lễ phép, có thể tự lấy đồ dùng cá nhân của mình,
không đi theo người lạ khi người lạ đón…
Tóm lại giáo dục kỹ năng sống cho trẻ qua các hoạt động trong ngày nhằm
giúp trẻ có những kỹ năng sống biết chào hỏi lễ phép, giao tiếp lịch sự, mạnh dạn
tự tin…. có phần chuyển biến rất tốt
Biện pháp 3: Sử dụng tình huống cụ thể.
Giáo dục kỹ năng sống thông qua những tình huống cụ thể là một trong
những giải pháp đạt hiệu quả cao, hằng ngày thông qua các hoạt động giáo viên
thường xuyên tạo ra những tình huống yêu cầu trẻ giải quyết để tạo cho trẻ cách xử
lý nhanh các tình huống xảy ra trong thực tế cuộc sống hằng ngày.
Ví dụ: Thông qua câu chuyện “Chuyện Qua đường” hoặc nội dung bài
hát “Đàn Vịt con” chúng tôi chỉ dùng lời giáo dục trẻ: Khi đi qua đường phải có
người lớn dẫn hoặc đến những nơi công cộng thì phải đi với bố mẹ, không được
chạy lung tung để khỏi bị lạc…. Với cách giáo dục như vậy tôi thấy kết quả đạt
trên trẻ chưa đạt hiệu quả vì rẻ ghi nhớ một cách thụ động và thường chóng quên.
Do đó bây giờ ngoài việc giáo dục như vậy vào giờ hoạt động chiều, tôi đã đưa ra
tình huống: Khi con lạc bị lạc mẹ chỗ đám đông, thì con phải làm gì? Tôi đã cho
trẻ suy nghĩ, mỗi trẻ đưa ra một cách giải quyết của riêng mình. Lắng nghe ý kiến
của trẻ, cho trẻ suy nghĩ và trả lời theo ý kiến của mình, gợi mở cho trẻ bằng các
câu hỏi: “Theo con làm như vậy có được không? Tại sao? Sau đó, cô giúp trẻ rút ra
kinh nghiệm. Khi bị lạc mẹ, con hãy bình tĩnh, không khóc và chạy lung tung mà
hãy đứng yên tại chỗ chờ. Vì bố, mẹ sẽ quay lại chỗ đó để tìm con. Tuyệt đối con
không đi theo người lạ dù người đó có hứa sẽ đưa về với bố mẹ. Vì kẻ xấu lợi dụng
cơ hội đó bắt cóc hoặc làm hại con.
Ở lứa tuổi này bé rất thích được nhận quà, cô giả sử có người cho kẹo con,
cho đồ chơi con thì sao? Khi trẻ thảo luận, tôi đưa ra những giả thiết, những tình
huống xấu “Nếu đó là kẻ xấu thì sẽ rất nguy hiểm cho con”. Tôi phân tích, giải
thích cho trẻ và giúp trẻ có phương án giải quyết đó là: “Tuyệt đối không nhận quà,
ăn bánh kẹo của người lạ vì có thể bị người xấu tẩm thuốc mê và trúng mưu của kẻ
xấu”. Khi gặp trường hợp này con nên nói: “Con cám ơn, nhưng bố mẹ cháu không
cho nhận quà của người lạ”
Cung cấp cho trẻ biết khi gặp tình huống: Một nơi nào đó có nhiều khói bốc
lên thì con phải làm sao? Qua tình huống đó tôi dạy trẻ “Trước hết bé phải chạy xa
chỗ cháy, hãy hét to để báo với người nhà và những người xung quang có thể nghe
thấy. Nếu không có người ở nhà thì chạy báo cho hàng xóm” Và tôi tiếp tục đưa ra
nhiều tình huống để bé biết nguy hiểm mà tránh như: “Nếu con đang ở nhà một
mình, có người đến gọi mở cửa con sẽ làm gì? Tôi cho trẻ nói suy nghĩ, cách giải
quyết của mình. Trong khi thảo luận với trẻ tôi gợi mở: Như người thu tiền điện,
nước hoặc chính là người quen biết với bố mẹ con để giúp trẻ suy đoán tìm cách
giải quyết. Sau đó cô giúp trẻ rút ra phương án tối ưu nhất trong trường hợp này:
Tuyệt đối không mở cửa, kể cả đó có thể là người quen của bố mẹ, người thu tiền
điện, nước.
Từ những tình huống và câu chuyện cô đưa ra giúp cho trẻ có hiểu biết về
những nguy hiểm, những trường hợp khó khăn xung quanh trẻ để từ đó trẻ có cách
ứng xử cho phù hợp để bảo vệ bản thân mình.
Biện pháp 4: Xây dựng lớp học kỹ năng sống
Cô cùng với các trẻ trong lớp thực hiện phong trào “Xây dựng trường học
xanh-sạch-đẹp. Lớp học thân thiện”, việc tạo cảnh thiên nhiên trong môi trường
học cũng là một tiêu chí thể hiện kỹ năng sống cho các trẻ. Tôi luôn chú ý tạo cảnh
quan trong lớp là đồ dùng đồ chơi được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, từng góc
riêng biệt. Mỗi góc tôi đều làm mới để hấp dẫn trẻ, tạo cảm giác thích thú, luôn
mong muốn được sắp xếp ngăn nắp. Đặc biệt là góc thiên nhiên được trang trí và
trồng nhiều cây cảnh để tạo cho trẻ một không gian xanh, để mỗi ngày trẻ có thể tự
mình chăm sóc cây xanh, giáo dục trẻ biết yêu cái đẹp. Qua hoạt động này kích
thích trẻ yêu lao động, hình thành thói quen lao động ở trẻ và tạo tình cảm của trẻ
với thế giới thiên nhiên, gần gũi với thiên nhiên, cây cối xung quanh mình.
Cuối tuần tôi thường tổ chức cho trẻ thi đua lau dọn, sắp xếp đồ chơi gọn
gàng. Nhờ vậy, qua mỗi lần tổ chức hoạt động vui chơi, trẻ chơi xong biết thu dọn
đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp.
Giáo dục kỹ năng ở các góc chủ đề, tôi trang trí hấp dẫn sưu tầm những hình
ảnh có nội dung giáo dục kỹ năng sống dán vào cho trẻ xem, cùng trẻ tạo góc sáng
tạo kỹ năng sống của bé. Tạo hình ảnh trao yêu thương trước cửa lớp học.
Biện pháp 5: Phối hợp với Cha mẹ trẻ
Với phương châm “Trường học là nhà, nhà là trường học” thì việc phối kết
hợp với các bậc phụ huynh là một trong những biện pháp rất cần thiết để giáo dục
trẻ. Để việc kết hợp với phụ huynh được tốt tôi thường xuyên gặp gỡ trao đổi với
phụ huynh nhằm để tìm hiểu và nắm bắt được những nguyên nhân, hoàn cảnh gia
đình của từng cháu để có biện pháp giáo dục kịp thời phù hợp với trẻ.
Tuyên truyền cho phụ huynh hiểu không nên làm hộ con, cũng đừng phục
vụ con một cách thái quá mà phải dạy trẻ tính tự lập từ bé. Trẻ càng cần hướng dẫn
sớm về cách tự vệ, nhận biết những mối nguy hiếm từ xung quanh và cách xử lý
thì sẽ vững vàng vượt qua những thử thách trong mọi tình huống hay trong gia
đình, việc dạy trẻ những nghi thức văn hóa trong ăn uống rất cần thiết.
VD: Khi ở nhà, gia đình nên khuyến khích trẻ tự khởi xướng ra những cuộc
chơi bằng cách xin phép bố, mẹ và ông bà cho con được chơi. Khi chơi xong phụ
huynh cần nhắc nhở và dạy cho con biết cách tự thu dọn đồ chơi sau khi chơi. Cha
mẹ có thể cùng con thu dọn nhưng tuyệt đối không bao giờ được làm thay trẻ.
Ngoài ra, bố mẹ hãy lựa chọn những chương trình trên truyền hình phù hợp
và bổ ích với bé để cả nhà cùng xem, khi xem khuyến khích các bé nói lên suy
nghĩ cảm xúc của mình về những điều mà bé vừa được xem.
Phụ huynh cần dạy trẻ những kỹ năng như: Ghi nhớ số điện thoại ba, mẹ và
số điện thoại cần thiết khác như: cứu hỏa, công an, cấp cứu để trẻ có thể tự bảo vệ
bản thân khi gặp nguy hiểm. Ở nhà phụ huynh giáo huấn trẻ phải yêu thương, vâng
lời, hiếu thảo, giúp ông bà cha mẹ, tránh xa những vật dụng nguy hiểm.
Trong buổi họp phụ huynh đầu năm tôi mạnh dạn trao đổi với phụ huynh về
tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non, để phụ huynh nhận
thức rõ ý nghĩa vấn đề để cùng nhà trường và giáo viên thực hiện các kế hoạch đề
ra.
Mỗi ngày vào giờ đón trả trẻ tôi luôn gặp gỡ trao đổi với phụ huynh về sự
tiến bộ hay những hạn chế của trẻ để phụ huynh nắm bắt kịp thời và tiếp tục giáo
dục cho trẻ ở nhà. Tôi sưu tầm các bài tuyên truyền giáo dục kỹ năng sống cho trẻ
trên mạng hay trên báo để dán ở góc tuyên truyền dành cho cha mẹ trẻ để Phụ
huynh khi đưa đón trẻ đến lớp có thể đọc.
1.2 Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết (nếu là giải pháp cải tiến giải pháp đã biết trước đó tại cơ sở):
*Ưu điểm:
Nhà trường xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, lành mạnh, tạo điều kiện cho trẻ hoạt động tốt.Thường xuyên bổ sung đồ dùng dạy học, soạn giảng hình thức mới lạ, chú ý tập trung môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, tổ chức cho trẻ học bằng chơi, kích thích tối đa sự ham thích học tập vừa sức cho trẻ.
Giáo viên có kiến thức, kỹ năng cơ bản về việc tổ chức các hoạt động cho trẻ trải nghiệm trong quá trình làm việc nhóm của trẻ.
100% phụ huynh trẻ nên về kết nối phối hợp với GV qua nhóm Zalo của lớp luôn quan tâm đến trẻ, có tinh thần phối hợp tốt trong công tác CSGD trẻ.
*Hạn chế:
Qua việc áp dụng sáng kiến đem lại một số hiệu quả trong giáo dục trẻ vẫn còn một số khó khăn, hạn chế trong quá trình áp dụng như:
Xây dựng kế hoạch giáo dục chưa chú trọng đến nhu cầu, hứng thú và khả năng của trẻ. Lựa chọn mục tiêu vẫn còn chưa phù hợp với trẻ, cung cấp kiến thức cò áp đặt chưa phát huy hết khả năng và tư duy của trẻ.
Giáo viên tổ chức các giờ hoạt động chung còn gò bó, chưa sáng tạo, chưa gây được hứng thú cho trẻ, chưa phát huy được vai trò của trẻ trong các giờ học, chưa mạnh dạn đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động.
Trẻ còn thụ động, ít có sự tự tin mạnh dạn và cũng ít có nhu cầu hứng thú được tham gia hoạt động giáo dục nên trẻ chưa phát huy được hết tính tích cực của mình khi tham gia vào hoạt động
1.3. Nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm hiện tại (nếu là giải pháp cải tiến giải pháp đã biết trước đó tại cơ sở):
Từ những ưu và nhược điểm đã rút ra trong quá trình tổ chức thực hiện giáo viên luôn lựa chọn hình thức tổ chức hoạt động nhẹ nhàng tạo bầu không khí vui vẻ cho trẻ thông qua việc đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục. Phát huy tối đa tính tích cực của trẻ khi tham gia hoạt động.
Bản thân luôn chú trọng môi trường cho trẻ học tập tạo tất cả mọi cơ hội để cho trẻ tự tham gia vào các hoạt động như trải nghiệm, giao tiếp, suy nghĩ, trao đổi với bạn và với cô.
Đối với giải pháp 1: Qua quan sát những đồ chơi xung quanh lớp và được xem hình ảnh trên màn hình trẻ đã sáng tạo và làm hoàn thành bài tập đạt kết quả cao.Cho trẻ đi thăm quan cửa hàng trưng bày đồ chơi tại lớp, trẻ quan sát, nhận xét so sánh sự giống nhau và khác nhau, sự đa dạng phong phú của gian hàng qua đó trẻ sẽ tư duy và tạo ra nhiều sản phẩm. Ngoài tích hợp đưa các hoạt động khác vào trong hoạt động tạo hình tôi còn cho trẻ học mọi lúc mọi nơi như. Khi đi dạo chơi trẻ được ngắm nhìn vật thật, được sờ nắn.
Đối với giải pháp 2:Ngoài việc cho trẻ tham gia các hoạt động do cô hướng dẫn thì việc cho trẻtự do khám phá các trò chơi, các hoạt động dưới sự quan sát của cô với đồ dùng đồchơi sẵn có trong sân trường là việc hết sức cần thiết. Giúp trẻ phát triển một cáchtoàn diện về thể chất và tinh thần. Các trò chơi vận động luôn mang lại cho trẻniềm đam mê và sự thích thú.
Đối với giải pháp 3: Trong một số hoạt động học tại lớp vào hoạt động mở đầu có thể chotrẻ chơi trải nghiệm với đồ dùng theo ý thích sau đó cho trẻ thảo luận với nhau vàcô hỏi trẻ sau khi chơi trải nghiệm. Hoặc vào hoạt động trọng tâm giáo viên tổchức cung cấp kiến thức cho trẻ dưới hình thức tổ chức hội thi nhằm gây sự chú ý,kích thích tính thi đua, tích cực tham gia vào hoạt động.Cần chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cho cô và trẻ khi tổ chức các hoạt động, đồdùng đẹp, màu sắc hài hòa, phong phú nhằm kích thích lôi cuốn trẻ tham gia vàocác hoạt động.
Đối với giải pháp 4: Ngay từ đầu năm học khi mới đón trẻ vào lớp chúng tôi luôn tiếp xúc phụhuynh với một thái độ tích cực thân thiện và chia sẻ, trao đổi cụ thể với phụ huynhvề chế độ sinh hoạt của trẻ ở trường, nắm bắt kịp thời những thông tin về đặc điểmtâm lý tính cách của cá nhân trẻ, mời phụ huynh vào lớp làm quen với một số sinhhoạt của các con.
Bên cạnh đó chúng tôi cũng liên lạc thường xuyên với gia đình trẻ (qua trao
đổi trực tiếp, bảng thông báo, điện thoại) để tìm hiểu sinh hoạt của trẻ ở gia đình,
thông tin cho cha mẹ biết tình hình của trẻ ở lớp, những thay đổi của trẻ để kịp thời
có biện pháp giáo dục phù hợp.
1.4. Khả năng áp dụng của sáng kiến8:
Với những giải pháp đã nêu trên bản thân tôi đã thực hiện ở lớp Nhỡ 3
trường Mầm non Đại Hiệp, đã đem lại kết qủa tốt trên trẻ, trẻ lễ phép, có thói quen lao động tự
phục vụ, trẻ mạnh dạn trong giao tiếp đồng thời có kỹ năng xử lý tình huống cũng
nhữ biết giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường. Những giải pháp của sáng
kiến tôi đã áp dụng rất dễ thực hiện và mang lại hiệu quả cao, những giải pháp này
có thể áp dụng rộng rãi ở tất cả các lớp trong trường mầm non Đại Hiệp và ở các
trường Mầm non khác trên địa bàn hoặc ở phạm vi rộng hơn.
1.5. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Để sáng kiến áp dụng có hiệu quả cần phải đảm bảo các điều kiện sau:
1.5. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
* Về điều kiện
Để thực hiện được các giải pháp trên đòi hỏi người giáo viên phải có kiến
thức cơ bản về giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, có tinh thần tự học, tự rèn năng cao
vốn hiểu biết cho bản thân, tận tụy, yêu nghề, mến trẻ, luôn gần gũi với cha mẹ học
sinh.
* Về phương tiện
Đồ dùng, đồ chơi trong lớp đa dạng, phong phú để phục vụ việc tổ chức các
hoạt động cho trẻ.
Môi trường giáo dục trong và ngoài lớp sinh động.
1.6. Hiệu quả sáng kiến mang lại9:
Sau khi nghiên cứu và áp dụng đề tài “Một số biện pháp giáo dục kỹ
năng sống cho trẻ 4 – 5 tuổi” tại lớp Nhỡ 3 trường Mầm non Đại Hiệp cho thấy
chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ lớp tôi tăng lên rõ rệt. Điều đó làm tôi
càng thêm yêu nghề, yêu trẻ hơn.
* Với trẻ: Trẻ ngoan hơn, lễ phép hơn, mạnh dạn, tự tin hơn, thói quen lao
động tự phục vụ, có những thói quen hành vi văn minh, phù hợp với lứa tuổi như:
Biết chào hỏi khi có khách đến lớp, biết trao nhận bằng hai tay, biết quan tâm giúp
đỡ, chia sẻ với bạn bè, cô giáo, bước đầu trẻ nhận thức được việc làm nào nên, hay
không nên, không nói tục, không đánh bạn, không tranh giành đồ chơi với bạn,
biết kính trọng cô giáo và người lớn và trẻ khỏe mạnh và nhanh nhẹn hơn rất nhiều
so với đầu năm học….
* Với cha mẹ trẻ: Các bậc phụ huynh có chuyển biến rõ rệt về lời ăn tiếng
nói, về phong cách và quan tâm ngày càng nhiều đến con em mình. Đặc biệt, phụ
huynh đã bước đầu để con tự làm những việc vừa sức như: tự đi vào lớp, tự cất
dép, cất ba lô vào ngăn tủ của mình …
* Với giáo viên: Bản thân tôi được trau dồi kiến thức và kinh nghiệm dạy trẻ
qua các môn học, các hoạt động, được phụ huynh và các đồng nghiệp tin tưởng,
quý mến.
2. Những thông tin cần được bảo mật – nếu có:
3.Danh sách những thành viên đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có):
TT Họ và tên Ngày tháng năm sinh Nơi công tác(hoặc nơi thường trú) Chức danh Trình độ chuyên môn Nội dung công việc hỗ trợ
1 Nguyễn Thị Tuyết Anh 1989 Trường MN Đại Hiệp Giáo viên Đại học SPMN Áp dụng SKKN này tại lớp Lớn 2

2 Đặng Thị Hiền 1990 Trường MN Đại Hiệp Giáo viên Đại học SPMN Áp dụng SKKN này tại lớp Nhỡ 4

3 Bùi Thị Kiều Hoa 1995 Trường MN Đại Hiệp Giáo viên Đại học SPMN Áp dụng SKKN tại lớp Bé 2

4
Đỗ Thị Ánh Tuyết 1979 Trường MN Đại Hiệp Giáo viên Đại học SPMN Áp dụng SKKN tại lớp Nhỡ 6

Đại Hiệp, ngày 17 tháng 11 năm 2023 Người nộp đơn

Nguyễn Thị Xuân Hương

Cảm nhận của Phụ huynh

Anh Võ Thành Hưng – Phụ huynh bé: Võ Gia Huy – Lớp nhỡ

ôi chưa từng thấy một ngôi trường mầm non nào có sân chơi rộng rãi – sạch sẽ – thoáng mát và nhiều trò chơi bổ ích như ngôi trường mầm non này ! Thật là bất ngờ thú vị , nó giống như một công viên thiếu nhi thực thụ ! Hàng ngày mỗi buổi sáng , tôi đều cùng bé Gia Huy chơi đùa dưới sân trước giờ học, bé rất thích thú và học hỏi được nhiều điều mới lạ. Và từ một đứa bé rụt rè nhút nhát, đến nay, sau hơn 4 tháng học tập vui chơi ở đây, bé đã được phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần lên rất nhiều !