Website Trường Mầm Non Đại Hiệp – Đại Lộc – Quảng Nam

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 5 – 6 TUỔI HỌC TỐT MÔN LÀM QUEN VĂN HỌC Họ và tên: Trần Thị Thương Chức vụ: Giáo viên Đơn vị: Trường Mầm Non Đại Hiệp Năm học 2021-2022

ĐỀ TÀI:

NHỮNG BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ HỨNG THÚ TRONG HỌC TẬP

CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN (5 – 6 TUỔI)

 

  1. ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1. Lý do chọn đề tài

Giáo dục Mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Mục tiêu của giáo dục mầm non là giáo dục và phát triển toàn diện cho trẻ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Mục đích dạy học ở trường mầm non là cung cấp cho trẻ những tri thức tiền khoa học và các kỹ năng sinh hoạt cần thiết để làm cơ sở chuẩn bị cho việc học tập của trẻ ở trường phổ thông sau này.

Như chúng ta đã biết, hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo là hoạt động “Học bằng chơi, chơi mà học”. Chính vì thế, việc dạy học ở trường mẫu giáo nói chung, việc hình thành các hoạt động cho trẻ nói riêng cũng được thực hiện chủ yếu thông qua các hoạt động để tạo cho trẻ hứng thú trong học tập.

Ở trường MN có rất nhiều hoạt động, nhiều môn học, hằng ngày trẻ được tham gia vào các hoạt động của lớp. Khi chúng ta tạo cho trẻ những cảm xúc hứng thú, tinh thần thỏa mái lấy ý tưởng của trẻ làm trung tâm. Từ đó sẽ làm nẩy sinh ở trẻ lòng mong muốn làm những điều tốt đẹp để đem đến niềm vui cho mọi người, vì ở trẻ dễ nhớ nhưng lại mau quên. Cho nên đòi hỏi trẻ cần phải tham gia vào quá trình học tập và có thói quen học tập một cách có mục đích, có tổ chức và biết lắng nghe cô giáo dạy và chỉ bảo, trẻ càng hứng thú trong học tập thì sự tiếp thu bài học càng có hiệu quả hơn.

Từ những vấn đề đã nêu ở trên tôi thấy nhiệm vụ quan trọng mà cô giáo cần phải thực hiện đó là tạo cho trẻ hứng thú trong học tập. Có như vậy chất lượng Giáo dục ngày được nâng cao hơn.

Là một giáo viên đứng lớp, qua nhiều năm trãi nghiệm tôi quyết định trình bày SKKN của mình về: “Những biện pháp giúp trẻ hứng thú trong học tập”.

 

1.2. Giới hạn nghiên cứu của đề tài

Vì điều kiện thời gian và khả năng của bản thân, tôi chỉ nghiên cứu về vấn đề: Lựa chọn những biện pháp giúp trẻ hứng thú trong học tập cho trẻ mẫu giáo lớn ở trường Mầm non Đại Hiệp.

Là một giáo viên đứng lớp, qua thực tế cho thấy, ở trẻ khả năng nhận thức còn rất thấp, trong quá trình giáo dục và chăm sóc, thông qua học tập và vui chơi: “Ở trẻ học mà chơi, chơi mà học”. Nếu chúng ta biết tạo cơ hội, biết động viên tinh thần cho trẻ, tạo điều kiện cho trẻ hoạt động tích cực phát huy khả năng của mình thì hoạt động đó sẽ có hiệu quả.

Muốn giờ học đạt yêu cầu cao không chỉ phụ thuộc vào sự truyền đạt của giáo viên mà điều quan trọng ở đây là sự hoạt động tích cực hứng thú của trẻ một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, thỏa mái và muốn làm được điều đó thì trước hết cô phải biết vận dụng mọi tiềm lực, phát huy mọi tài năng của mình để dẫn dắt, chỉ đường, tạo cơ hội cho mọi trẻ được tham gia vào hoạt động tích cực, trẻ được trãi nghiệm, có ý thức muốn vươn tới những yêu cầu cần đạt mà cô đặt ra.   Vậy nếu  trẻ càng hứng thú trong giờ học thì chất lượng Giáo dục sẽ càng đạt hiệu quả cao hơn.

  1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

Các môn học và các hoạt động đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chương trình giáo dục của trẻ. Chính vì thế, là một giáo viên mầm non đứng lớp tôi muốn được nâng cao nhận thức của bản thân, đồng thời góp một phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao chất lượng giáo dục để phát triển toàn diện cho trẻ.

Như chúng ta đã biết: “Hứng thú” là một tâm lí của con người không phải dễ dàng ai cũng có mà vấn đề chủ yếu là ở sự tác động bên ngoài đến bản thân con người đó. Còn đối với trẻ em việc làm cho trẻ hứng thú cũng không phải là đơn giản  mà trong học tập lại càng khó hơn. Do vậy cô giáo phải thực sự bằng tâm huyết, ý chí, năng lực của mình để giúp trẻ vươn lên và hứng thú trong giờ học một cách tốt hơn.

 

Tóm lại: Hứng thú trong giờ học có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển tâm lí trẻ. Tuy nhiên, kết quả này chỉ có được nếu chúng ta quan tâm đúng mức tới hoạt động học của trẻ, giữ được vị trí chủ đạo của nó trong hệ thống giáo dục trẻ trước tuổi học. Muốn sử dụng phương tiện này trong giáo dục một cách hiệu quả thì ngoài việc để trẻ học một cách tự nhiên, chủ động, người lớn có thể hướng dẫn chúng học một cách có mục đích, có phương hướng và có kế hoạch.

2.1 Các công trình nghiên cứu để trẻ hứng thú trong học tập:

Hoạt động dạy học là một hoạt động có tác động mạnh mẽ đối với trẻ em, trước hết là giáo dục thái độ học tập với hai mối quan hệ chủ yếu của con người: con người – thiên nhiên, con người – xã hội, nói cách khác, đó là thái độ đối với xã hội.

– Loại trò chơi học tập: Như “Chuyền thẻ”, “Ô ăn quan”… Đó là những trò chơi nhằm phát huy trí tuệ của trẻ em, dạy cho các cháu biết quan sát, tính toán.

– Loại trò chơi mô phỏng: Làm nhà, cày ruộng, nấu ăn… Đây là những trò chơi mà trẻ em mô phỏng, bắt chước cách sinh hoạt của người lớn, có tác dụng phát huy tính trí tưởng tượng của trẻ em.

– Loại trò chơi sáng tạo: Như xếp lá thành chong chóng, con trâu, cào cào… Những trò chơi này giúp cho các em khéo tay, phát huy sáng kiến, khơi dậy tính thẫm mỹ cho trẻ.

Đưa trò chơi vào giáo dục học mầm non là một việc làm hết sức cần thiết, nó có khả năng góp phần xây dựng nhân cách văn hóa dân tộc Việt Nam cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ.

2.2  Khái niệm về hứng thú trong giờ học:

Hứng thú: Là nhu cầu mang tính cảm xúc cao của trẻ và có được trước khi có động cơ hoạt động. Khi trẻ hứng thú với một việc gì đó khi đó sẽ nảy sinh động cơ và tích cực tham gia vào hoạt động đó.

Khi trẻ có hứng thú, trẻ sẽ tham gia hoạt động tích cực và mang lại hiệu quả công việc cao hơn. Một câu chuyện hấp dẫn, trẻ hứng thú nghe thì trẻ sẽ nhớ nội dung câu chuyện lâu. Khi trẻ hứng thú tham gia vào một trò chơi, trẻ sẽ chơi trò chơi đó tới cùng.

Trong việc học của trẻ cũng vậy, nếu người lớn tạo ra được hứng thú cho trẻ với việc học, trẻ sẽ có động cơ học tập và học tập một cách tích cực.

2.3. Tạo môi trường học tập nhiều màu sắc:

Lứa tuổi mẫu giáo, tư duy của trẻ còn nặng về trực quan hình ảnh, việc cung cấp cho trẻ các hình ảnh trực quan sinh động, nhiều màu sắc sẽ thu hút được sự chú ý đối với trẻ hơn là những hình ảnh tối màu, xấu. Vì vậy, để cung cấp kiến thức cho trẻ, người lớn cần quan tâm đến các giáo cụ trực quan ở trường cũng như tạo ra các đồ dùng, đồ chơi đẹp mắt để cùng học với bé ở gia đình.

Ở lứa tuổi này, trẻ cũng thích học với mô hình hóa, sơ đồ, việc tạo các trò chơi: Như tìm nhà theo sơ đồ, đi đến chỗ có thức ăn… không chỉ giúp trẻ tiếp thu tốt các kiến thức mà người lớn muốn cung cấp cho trẻ mà còn kích thích trẻ tham gia học tập tích cực hơn.

 2.4. Vai trò của trẻ trong việc hình thành biểu tượng toán học cho trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ mẫu giáo lớn nói riêng

Đồng hành cùng sự phát triển không ngừng của xã hội là nhu cầu về mọi mặt của con người cũng nâng cao rõ rệt. Khi cuộc sống có đủ cơm ăn, áo mặc thì mọi người và mọi nhà đều muốn nâng cao chất lượng cuộc sống.

“Trẻ em hôm nay – thế giới ngày mai” là khẩu hiệu mà mỗi chúng ta ai cũng biết. Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của mỗi dân tộc, việc bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ là trách nhiệm của nhà nước, của toàn xã hội và của mỗi gia đình. Trẻ em như tờ giấy trắng mà cha mẹ các con rất kỳ vọng vào sự tô vẽ của thầy cô. Bậc học mầm non là bậc học đầu tiên của trẻ. Có thể nói việc hình thành, rèn luyện ở trẻ những nhân cách ban đầu để trẻ trở thành công dân tý hon hoàn thiện như: Cơ thể khỏe mạnh, thông minh nhanh nhẹn, ngoan ngoãn lễ phép. Có những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống kèm với cách xử lí tình huống kịp thời phù hợp với tâm sinh lí của trẻ, thì mọi hoạt động của trẻ đều có hiệu quả tốt, đó chính là trách nhiệm của giáo viên mầm non.

  1. CƠ SỞ THỰC TIỄN

3.1 Thực trạng vấn đề:

Trong những năm gần đây, khi chúng ta thực hiện theo chương trình đổi mới trong GDMN nó rất phù hợp với sự phát triển và đặc điểm học của trẻ ở mọi lứa tuổi mầm non, có tác động đồng bộ đến trẻ một cách toàn vẹn. Giáo viên có thể điều chỉnh các hoạt động giáo dục dạy trẻ một cách linh hoạt hơn, phù hợp hơn với nhu cầu và hứng thú của trẻ trong lớp, có như vậy thì vốn kinh nghiệm phong phú của trẻ sẽ tăng dần. Việc lấy trẻ làm trung tâm trong Giáo dục là chủ yếu. Vì vậy, tôi thiết nghĩ rằng: Tạo hứng thú cho trẻ trong học tập cũng là việc làm then chốt của mỗi chúng ta. Qua những lần khảo sát chất lượng cũng như nhận định vấn đề khi thực hiện đề tài này bản thân tôi và lớp vẫn gặp một số thuận lợi và khó khăn nhất định như:

*Về thuận lợi như:

Được sự quan tâm của PGD, địa phương, ban giám hiệu nhà trường và phụ huynh học sinh về cơ sở vật chất cũng như tinh thần.

Cơ sở vật chất đầy đủ để phục vụ cho việc dạy và học ở trẻ, phòng học sạch sẽ, đảm bảo, cảnh quang trường thoáng mát rộng rãi khang trang.

100% Giáo viên có trình độ trung cấp trở lên, luôn sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau tạo điều kiện cho việc học hỏi kinh nghiệm trong trường học.

Bản thân tôi là giáo viên trực tiếp giảng dạy nhiều năm và được tham gia các lớp học nâng chuẩn cũng như bồi dưỡng về chuyên môn  nghiệp vụ.

*Về hạn chế:

Trang thiết bị đồ dùng dạy học chưa phong phú chưa hấp dẫn lắm để cho trẻ hoạt động tốt.

Một số trẻ chưa hứng thú tập trung chú ý trong giờ học.

Nhận thức của một số phụ huynh học sinh còn chưa đồng đều, còn nghĩ rằng việc cho trẻ đến trường chỉ là chơi chứ học vẫn chỉ là thứ yếu.

Số trẻ trong lớp vẫn chưa đồng đều về chất lượng, một số  trẻ còn nhút nhát trong khi trình bày ý tưởng của mình trong hoạt động giờ học ở lớp.

Như những thực trạng tôi đã trình bày ở trên cùng với những phương pháp mà tôi đã thực hiện những năm trước cũng chưa  đủ để trẻ lớp tôi đạt chất lượng tốt.

Điều làm cho tôi tổ chức các hoạt động có hiệu quả và làm thế nào để tăng hiệu quả đó lên cao. Có rất nhiều điều cần phải bàn tới mà các đặc điểm cá nhân như: Tính năng động, linh hoạt, hài hước, dí dỏm, các kĩ năng kiến thức và khả năng chuyên môn, các phương pháp tổ chức, cách quản lí trẻ trong học tập và vui chơi sẽ tạo cho trẻ một môi trường hoạt động tích cực, kèm với cách xử lí tình huống kịp thời phù hợp với tâm sinh lí của trẻ, thì mọi hoạt động của trẻ đều có hiệu quả tốt.

3.2  Nguyên nhân của thực trạng

Khả năng hứng thú và tính tích cực  của trẻ chưa được phát huy và kết quả trẻ nắm kiến thức còn thấp, tôi thấy do một số nguyên nhân sau:

Do chưa tạo ra được môi trường học cho trẻ.

Chưa có nhiều đồ dùng đẹp và mới lạ.

Chưa gây được sự tập trung chú ý tạo hứng thú cho trẻ trong quá trình dạy.

Chưa có nhiều trò chơi mới.

Học đối với trẻ rất quan trọng, nhất là trẻ bước vào phổ thông, nó giúp trẻ có được những kiến thức nhất định để tiếp thu kiến thức ở bậc học tiếp theo.   Chính điều này làm tôi trăn trở suy nghĩ làm thế nào để khắc phục tình trạng trên. Tôi đã suy nghĩ  và tìm ra một số biện pháp để gây hứng thú cho trẻ trong học tập ở mẫu giáo lớn chính lớp tôi.

 

  1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

4.1. Nguyên tắc lựa chọn

Để tạo hứng thú cho trẻ hoạt động tích cực trong giờ học đồng thời phát triển khả năng nhận thức cho trẻ, tôi đã áp dụng các biện pháp sau:

Biện pháp1: Đồ dùng đa dạng, phong phú

Như chúng ta đã biết: Tư duy của trẻ là tư duy trực quan hình tượng, trẻ thường bị thu hút bởi những đồ dùng có màu sắc sặc sỡ, những hình ảnh ngộ nghĩnh sinh động, dưới mắt trẻ cái gì mới lạ cũng gợi cho trẻ sự tò mò.Vì lẽ đó, tôi muốn lôi cuốn trẻ vào giờ học bằng những đồ dùng hấp dẫn có màu sắc sặc sỡ và đồ dùng đó làm bằng các nguyên liệu khác nhau như: Lá cây, hột lạc, gỗ, nhựa, vỏ ốc hến, giấy bìa… nhưng đảm bảo sự an toàn và sử dụng được lâu dài.

         Ví dụ: Bằng những vỏ sữa jristi, bình nước rửa chén, bình dầu gội… tôi đã làm thành lọ hoa, phích nước, nồi,…Hoặc bằng những hạt đỗ, lá cây, vỏ hến, giấy vụn,…tôi có thể tạo ra nhiều con vật ngộ nghĩnh, sinh động… Biện pháp này cũng không kém phần thu hút trẻ vào giờ học một cách tích cực .

Biện pháp 2: Thay đổi hình thức vào bài học gây hứng thú cho trẻ.

Như chúng ta đã biết trẻ rất hào hứng trước những điều mới lạ nhưng dễ chán với những điều quen thuộc. Việc thu hút sự chú ý của trẻ vừa dễ lại vừa khó. Vì vậy, tôi luôn phải suy nghĩ thay đổi hình thức vào bài sao cho sinh động, hấp dẫn bằng cách dùng những câu nói nhẹ nhàng, nét mặt vui tươi, sử dụng các trò chơi mới lạ hứng thú… tạo tình huống bất ngờ để thu hút sự chú ý của trẻ vào giờ học. Qua đó không khí giờ học trở nên hào hứng, không gò bó áp đặt trẻ mà vẫn đạt kết quả cao.

Trong giờ học tạo hình với đề tài: Trang trí thiệp chúc bà, mẹ, chị, bạn gái nhân ngày 8/3

Tôi trang trí lớp học theo một không gian của ngày Hội có hoa các loại, quà, có cây cảnh treo các hình ảnh nói về các bài hát bài thơ về phụ nữ để trẻ chơi hái hoa …Trẻ rất bất ngờ khi lạc vào không gian mới lạ, tôi tạo niềm vui và sự hào hứng bằng cách cho trẻ hát bài “Mồng 8/3!”, cho trẻ quan sát các bưu thiếp có sẵn để nhận xét về nội dung, màu sắc, bố cục của bưu thiếp. Sau đó hỏi trẻ ý tưởng trang trí bưu thiếp như  thế nào và tặng bưu thiếp đó cho ai ?

Hoặc tiết KPKH với đề tài: Trò chuyện với trẻ về ngày Tết Trung Thu

Tôi tạo cho trẻ sự bất ngờ qua tiếng trống Lân vang lên và chị Hằng Nga xuất hiện. Cho trẻ đóng các vai như chị Hằng Nga, Ông địa, Chú cuội… để trẻ hòa nhập vào một thế giới cổ tích.

Sự hóa thân của cô giáo cũng như sự hóa thân của trẻ vào nội dung bài dạy không chỉ gây được ấn tượng sâu sắc mà còn giúp trẻ hiểu rõ hơn những vấn đề mà cô cung cấp .

Tôi cho trẻ tập đóng vai nhân vật trong các câu chuyện, bài thơ: Như nàng tiên Ốc, Chú Dê Đen, Thỏ Bông bị ốm, Mèo đi câu cá …trẻ rất hứng thú trong vai đóng của mình và thể hiện rất thành công, làm cho không khí lớp học sôi nổi hẳn lên .

Biện pháp 3:  Xây dựng nề nếp học tập trong giờ học

Nề nếp của trẻ là bước đầu của một tiết học, nếu chúng ta không đưa trẻ vào nề nếp thì giờ học không đạt kết quả cao. Khi trẻ có nề nếp tốt cùng với sự hướng dẫn khoa học của cô ngay ban đầu trẻ đã say mê với giờ học và hoạt động tích cực. Tôi đã rèn nề nếp bằng cách: Xếp xen kẽ cháu mạnh dạn với cháu nhút nhát, cháu nam xen cháu nữ, cháu yếu xen kẽ cháu giỏi, chia tổ và bầu ra tổ trưởng để quán xuyến và nhắc nhở các bạn của mình. Trẻ biết thực hiện giờ nào việc ấy. Biết giúp cô chuẩn bị đồ dùng cho tiết học và thu xếp gọn gàng khi đã học xong. Tôi luôn động viên trẻ trong tiết học, uốn nén tác phong ngồi học cho trẻ, không nói chuyện, nói phải xin phép, nói rõ ràng mạch lạc, đủ câu…Khi trẻ đã có thói quen nề nếp trong học tập thì mọi giờ học nào rất dễ dàng cho cô giáo trong khâu chuẩn bị cũng như việc truyền thụ kiến thức. Với biện pháp trên chất lượng Giáo dục sẽ được nâng lên.

Biện pháp 4:  Tạo môi trường thuận lợi để phát huy tính tích cực của trẻ,  lấy trẻ làm trung tâm:

Tạo cơ hội cho trẻ luôn luôn được trải nghiệm với đồ vật, đồ chơi, tiếp xúc môi trường xung quanh sử dụng các giác quan để phán đoán, trao đổi và nêu ý kiến riêng. Trẻ tự tiếp thu kiến thức và kỹ năng kinh nghiệm sống một cách ngẫu nhiên thông qua việc tự trải nghiệm trẻ “ Học mà chơi, chơi mà học”. Trong giờ học cô luôn là người động viên, khuyến khích trẻ “Lấy trẻ làm trung tâm”. Tăng cường câu hỏi gợi ý giúp trẻ củng cố và áp dụng những kinh nghiệm đã lĩnh hội trong các hoạt động khác nhau để tìm cách giải quyết vấn đề của trẻ.

VD: “Hãy cho cô biết vì sao”, “Nếu như vậy thì sao”, “Con có suy nghĩ gì” “Hay có cách nào khác để…..”

Với những cử chỉ, lời nói, hành động của cô giúp trẻ thấy được khả năng trẻ đã đạt được.

VD: “Giỏi quá! Con có ý kiến hay quá !” “Bức tranh này đẹp quá cô ơi !”…

Cô luôn động viên để trẻ tự nêu lên ý tưởng của mình.

+ Điều trẻ muốn nói ?

+ Cái trẻ muốn làm ?

+ Làm như thế nào để đạt được ?

Cô càng khuyến khích, gợi ý thì trẻ càng thích thú và càng mạnh dạn bày tỏ ý tưởng của trẻ và giờ học sẽ sôi nổi hơn.

Biện pháp 5:  Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy trẻ.

Để tăng cường tài liệu phong phú phục vụ các môn học, tôi thường xuyên sưu tầm hình ảnh trên mạng để dạy trẻ, điều mà trẻ càng hứng thú hơn nữa đó là những hình ảnh mà tôi đã chụp trực tiếp trong cuộc sống sinh hoạt đời thường về môi trường xung quanh, gia đình trẻ, tại lớp học, bản thân trẻ… kể cả những lời nói thực sự của trẻ.

VD: Trong tiết học Khám phá XH “Trò chuyện về gia đình của bé”.

Tôi đã chụp những hình ảnh thực tế của trẻ và gia đình trẻ như ông, bà, ba, mẹ… đưa vào máy vi tính trong chương trình powerpoint. Những cử chỉ hoặc những hình ảnh đẹp mà trẻ đã thực hiện để cả lớp cùng trao đổi, cùng nhận xét. Vì vậy trẻ rất thích, gây ấn tượng sâu sắc cho trẻ.

Hoặc môn HĐTH “Vẽ người thân trong gia đình”

 

 

Tôi cho trẻ xem hình ảnh về những người thân trong gia đình của các bạn ở lớp trong chương trình powerpoint trẻ thảo luận rất sôi nổi, phản ánh được các thành viên trong gia đình rất đa dạng, phong phú.

Ứng dụng công nghệ vào tiết học giúp trẻ tăng thêm khả năng hiểu biết về cách sử dụng máy móc vừa giúp trẻ nắm nội dung mà trẻ cần phải học một cách sâu sắc hơn và trẻ lại càng hứng thú hơn khi cô thực hiện phương pháp này.

Biện pháp 6:  Một số thuộc tính tâm lí trong dạy và học:

Với lòng nhiệt tình là một trong những thuộc tính của cô có liên quan tới kết quả phát triển của trẻ. Phong cách dạy nhiệt tình đã làm cho trẻ chú tâm vào các yêu cầu học tập, động viên trẻ trong quá trình học tập, động viên trẻ trong các hoạt động khám phá sáng tạo.

Lòng nhiệt tình được biểu hiện thông qua lời nói, điệu bộ, nét mặt, thu hút sự quan tâm của trẻ bằng sự diễn cảm, nhẹ nhàng, gần gũi và yêu thương.

Song song với lòng nhiệt tình là tạo cho trẻ một lòng tin, dạy trẻ mầm non nhờ cái “uy quyền” tự nhiên mà trẻ mầm non bao giờ cũng dành sẵn cho cô. Cô là “thần tượng” khi ban “lệnh” trẻ sẵn sàng nghe theo một cách tuyệt đối. Tuy nhiên nếu chẳng may làm mất đi lòng tin ở trẻ thì mọi việc sẽ hoàn toàn mất đi.

Ví dụ: Trẻ hỏi: Cô ơi ! sao trên trời có nước và đổ xuống thành mưa vậy ? Chắc trên trời có giếng phải không cô ?

Nếu cô không nhiệt tình giải thích cho trẻ rõ nguồn gốc của hiện tượng mưa, thì sẽ để lại cho trẻ một ấn tượng không vui và lòng tin của trẻ đối với cô bị hụt hẫng.

Tính hài hước cũng rất quan trọng, nếu biết áp dụng đúng lúc và hợp lí sẽ tạo cho trẻ sự hòa nhập. Tính hài hước dí dỏm của cô quyện với sự ngây thơ của trẻ, sẽ đem lại tiếng cười thỏa mái cho lớp học.

Ví dụ: Giờ tạo hình cô cho trẻ vẽ đề tài: “ Chân dung cô giáo”. Có một trẻ vẽ cô giáo của mình có thân hình gầy, cô xem qua và đưa lên hài hước nói rằng: Hình dáng này thật đẹp nhưng chắc cô về phải  uống thật nhiều sữa Vinafood như bạn Mai Lan lớp mình vẽ vậy, chắc mọi người ai cũng hình dung cả lớp tôi sẽ có tiếng cười rất ngây thơ và lớp học sẽ vui hẳn lên.

Cứ thế mỗi tiết dạy cô biết vận dụng tính hài hước của mình đúng lúc, thì sẽ tạo được sự hưng phấn cho trẻ và tạo sự gần gũi giữa cô và trẻ hơn.

4.2. Những giờ học đã được lựa chọn, cải tiến và áp dụng vào quá trình học cho trẻ mẫu giáo lớn tại trường mầm non Đại Hiệp

Trong tiết dạy, việc sử dụng lời nói đầu, dẫn dắt trò chuyện vào bài có phong phú thì mới thu hút sự chú ý, ghi nhớ của trẻ làm cho trẻ hứng thú khi học.

Ví dụ: Dạy trẻ làm quen chữ u, ư (chủ đề nhánh “Nghề sản xuất” – chủ đề “Một số nghề” ) cô giới thiệu về chú thợ mộc và dẫn cháu đi xem mô hình khu làm việc của chú thợ mộc. Bằng hình thức này không những cháu biết công việc của chú thợ mộc mà cháu còn biết được các sản phẩm làm ra của nghề mộc. Qua đó cháu biết quý trọng chú thợ mộc và giữ gìn các loại đồ dùng cẩn thận, dùng xong để ngăn nắp gọn gàng. Như vậy, tiết học hứng thú hơn khi trẻ bắt đầu học.

Trẻ độ tuổi này rất hiếu động, thích tìm tòi, khám phá và thích mới lạ. Chính vì vậy để tiết học hấp dẫn đối với trẻ, tôi luôn thay đổi cách trò chuyện, giới thiệu bài.

Ví dụ: Để giới thiệu vào bài làm quen chữ h, k (chủ đề Tết và mùa xuân) tôi cho cháu quan sát tranh vẽ khu hoa kiểng. Sau đó cô cho cháu ghép từ giống từ trong tranh, cô mời cháu lên tìm chữ cái chưa học và cho lớp đọc những chữ cái đã học. Qua đó cô dẫn dắt và giới thiệu chữ cái mới mà cô sẽ dạy cho cháu.

Trong tiết học, trò chơi chữ cái chính là công cụ nhằm ôn luyện và củng cố kiến thức ở trẻ, giúp khắc sâu kiến thức, qua trò chơi trẻ có cảm giác thoải mái nhẹ nhàng nhưng dễ hiểu. Chính vì vậy tôi luôn tìm tòi những trò chơi động- tĩnh xen kẽ nhau để tạo cho trẻ thoải mái chống mệt mỏi.

Ví dụ: Để chơi trò chơi “Tìm chữ cái trong tranh” thay cho hình thức cô đưa từng tranh ra giới thiệu từ sau đó cô cho cháu tìm chữ cái vừa học. Tôi đã để vài tranh xung quanh lớp để cháu đi tìm và nói tranh vẽ gì ? Có chữ cái gì vừa học cho bạn xem đúng hay sai.

Tôi thấy đồ dùng dạy học, những trò chơi mới lạ là vấn đề cần thiết trong tiết học. Ngoài ra những câu hò, vè, câu đố cũng sẽ tạo cho trẻ sự tư duy suy nghĩ giúp cho trẻ không nhàm chán, trẻ tích cực tham gia hoạt động và tiếp thu bài nhanh.

          *Trò chơi 1: “Câu cá”: (Chủ đề thế giới động vật).

Chuẩn bị: Mỗi tổ 1 cần câu có móc câu, 10 con cá, trên miệng mỗi con có làm vòng tròn để trẻ câu

     Luật chơi: Trẻ phải nhảy qua các con suối  (số con suối tương ứng với số lượng cần dạy trẻ,ví dụ 5, 6, 7, ….10)  khộng dẫm vào vạch và câu được cá bỏ vào giỏ. Nếu dẫm vào vạch phải quay trở lại.

Cách chơi: Chia lớp làm 2 ( Hay 3 ) đội tuỳ ý, số trẻ bằng nhau. Lần lượt từng trẻ phải nhảy qua các con suối ( Ví dụ bài số 8 thì 8 con suối ).Sau đó cầm cần câu, câu cá bỏ vào giỏ. Cứ như vậy bạn này về, bạn khác tiếp tục lên. trong thời gian “một bản nhạc”, tổ nào câu được nhiều cá là thắng cuộc.

          *Trò chơi 2: “Nghe âm thanh tạo số lượng.”

 

  1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Sau khi chọn lựa và cải tiến một số biện pháp giúp trẻ hứng thú trong học tập cho trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) tại lớp và tại trường Mầm non Đại Hiệp, tôi rất hài lòng với kết quả của lớp tôi.

Cảm nhận của Phụ huynh

Anh Võ Thành Hưng – Phụ huynh bé: Võ Gia Huy – Lớp nhỡ

ôi chưa từng thấy một ngôi trường mầm non nào có sân chơi rộng rãi – sạch sẽ – thoáng mát và nhiều trò chơi bổ ích như ngôi trường mầm non này ! Thật là bất ngờ thú vị , nó giống như một công viên thiếu nhi thực thụ ! Hàng ngày mỗi buổi sáng , tôi đều cùng bé Gia Huy chơi đùa dưới sân trước giờ học, bé rất thích thú và học hỏi được nhiều điều mới lạ. Và từ một đứa bé rụt rè nhút nhát, đến nay, sau hơn 4 tháng học tập vui chơi ở đây, bé đã được phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần lên rất nhiều !