SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 3 – 4 TUỔI HỌC TỐT MÔN KHÁM PHÁ KHOA HỌC. TÁC GIẢ: VÕ THỊ KIM HẰNG
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 3 – 4 TUỔI HỌC TỐT MÔN
KHÁM PHÁ KHOA HỌC
- Mô tả bản chất của sáng kiến:
Giáo dục mầm non là một khoa học là một nghệ thuật. Khoa học này dạy trẻ không ngừng phát triển. Do vậy đòi hỏi người giáo viên phải có năng lực toàn diện, có lòng yêu nghề mến trẻ mới hoàn thành được nhiệm vụ giao phó. Bên cạnh đó đặc điểm của trẻ mầm non “Học mà chơi, chơi mà chơi” làm thế nào để trẻ dễ dàng tiếp thu kiến thức một cách hứng thú là vấn đề chúng ta cần suy nghĩ để thế hệ phát triển một cách toàn diện. Chính vì vậy việc đào tạo con người năng động, sáng tạo về mọi mặt có khả năng thích ứng với biến đổi của đời sống, kinh tế xã hội là mục tiêu rất quan trọng, ngày càng được các cấp, các ngành quan tâm, và giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong toàn bộ hệ thống giáo dục và đào tạo ấy.
Đối với trẻ mầm non khám phá khoa học là hoạt động rất quan trọng và cần thiết với trẻ và cũng là vốn kiến thức ban đầu để trẻ bước vào ngưỡng cửa mới của cuộc sống sau này. Hoạt động khám phá khoa học đã mang lại cho trẻ sự phát triển tư duy, đồng thời thông qua hoạt động khám phá khoa học trẻ có thể tìm hiểu khám phá thêm về thế giới xung quanh trẻ.
Trẻ ở lứa tuổi mầm non cơ thể đang lớn, mọi nhu cầu về dinh dưỡng, vui chơi, vận động, nhận thức đòi hỏi rất cao…trẻ luôn muốn tìm tòi, khám phá những điều mới lạ trong cuộc sống gần gũi, xung quanh mà trẻ bắt gặp hàng ngày, đó chính là nhu cầu phát triển về lĩnh vực nhận thức mà chỉ có cô giáo mầm non mới có thể làm thoả mãn nhu cầu đó, trẻ phát triển bình thường đều rất hiếu động, từ lúc mới lọt lòng trẻ đã biết đưa mắt nhìn xung quanh, lớn lên trẻ lại biết hóng chuyện với người lớn, rồi lại biết sờ mó, cầm nắm, quan sát những vật mà nó bắt gặp, biết bò, biết đi, biết chạy, nhảy… trẻ rất hiếu động có lúc làm cho người lớn phải bực mình…, từ lúc còn bập bẹ trẻ đã thích được chơi với ô tô, búp bê, cành hoa, chiếc lá… và thích bắt chước tiếng còi xe, tiếng gà trống gáy, tiếng động cơ máy bay kêu ù, ù…
Tâm hồn trẻ em như một tờ giấy trắng làm quen với môi trường xung quanh chính là phát triển lĩnh vực nhận thức ở trẻ và từ đó bắt đầu thích ứng đến lĩnh hội, tiếp nhận sự vật, hiện tượng xung quanh. những tiếng ru ngọt ngào của bà, của mẹ. Những ngọn đèn cháy lung linh trong đêm, những ngôi sao nhỏ lấp lánh trên cao. Môi trường âm thanh và hình ảnh xung quanh đó đều mang lại nguồn biểu tượng vô cùng phong phú và theo trẻ cho đến hết cuộc đời, đã gợi lên lòng yêu quê hương, đất nước ở mỗi con người, làm giàu vốn hiểu biết của trẻ, hình thành nên nhưng thói quen của trẻ.
Khám phá khoa học là một hoạt động làm thoả mãn tính tò mò, ham hiểu biết của trẻ về các sự vật hiện tượng của thế giới xung quanh, đồng thời góp phần rèn luyện sự nhạy cảm của các giác quan và khả năng ghi nhớ, tưởng tượng, so sánh, tổng hợp và phân loại… Giúp trẻ nhận biết về mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng thiên nhiên, xã hội gần gũi diễn ra xung quanh. Qua đó hình thành ở trẻ lòng yêu thích thiên nhiên, đất nước, con người và giúp trẻ mở rộng vốn từ.
Trong chương trình giáo dục mầm non hiện nay, việc xây dựng môi trường hoạt động cho trẻ theo hướng mở nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo của trẻ cũng như việc thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động, đặc biệt là đối với hoạt động nhằm phát triển nhận thức cho trẻ qua bộ môn KPKH giúp trẻ hưng phấn trong hoạt động một cách tích cực, mở rộng sự hiểu biết. Trẻ em hôm nay là tương lai của đất nước, là những chủ nhân sẽ kế thừa và phát huy những gì tốt đẹp nhất của loài người. Vì thế việc quan tâm, chăm sóc cũng như tạo điều kiện để trẻ phát triển một cách toàn diện là một vấn đề mà toàn xã hội cần phải quan tâm. Chính vì vậy trong giảng dạy bản thân tôi tâm đắc nhất là hoạt động KPKH và cũng là đề tài mà tôi chọn để viết SKKN “ Một số biện pháp giúp trẻ 3 – 4 tuổi học tốt môn khám phá khoa học”.
1.1. Các giải pháp thực hiện, các bước và cách thức thực hiện:
Giải pháp 1: Lập kế hoạch và tổ chức cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh ở trường mầm non:
Giải pháp 2: Tạo điều kiện cho trẻ tham gia tích cực vào quá trình quan sát:
Giải pháp 3: Tăng cường phối hợp các phương pháp đàm thoại thuyết trình với phương pháp quan sát để thực hiện dạy tốt bộ môn KPKH:
Giải pháp 4: Sử dụng các trò chơi thực nghiệm
Giải pháp 5: Kích thích sự hứng thú và phát huy tính tích cực hoạt động của trẻ của trẻ thông qua tổ chức nhiều trò chơi mới sáng tạo, hấp dẫn
Giải pháp 6: Phối hợp với phụ huynh nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa học
- Thông qua góc phụ huynh ở lớp:
- Trò chuyện trao đổi với phụ huynh để tạo tâm thế cho trẻ:
1.2. Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết (nếu là giải pháp cải tiến giải pháp đã biết trước đó tại cơ sở):
* Thuận lợi:
– Nhà trường bổ sung đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học theo thông tư 51/TT-BGD&ĐT.
– Phụ huynh quan tâm phối hợp với giáo viên trong công tác giáo dục trẻ.
– Giáo viên nắm vững chương trình giáo dục mầm non theo thông tư số 51/2020/TT-BGD&ĐT ban hành ngày 31/12/2020. Luôn có tấm lòng yêu nghề, mến trẻ và có tinh thần cố gắng, luôn học hỏi đầu tư trong soạn giảng, sáng tạo trong phương pháp, chuẩn bị đồ dùng dạy học cho cô và trẻ chu đáo đầy đủ.
* Khó khăn:
– Số trẻ thụ động chưa tích cực tham gia vào giờ học, thiếu tự tin, ít tham gia phát biểu, khả năng nhận thức và hiểu biết môi trường xung quanh hạn chế, ngôn ngữ diễn đạt chưa tốt nên chất lượng học môn khám phá khoa học đạt chưa cao. Từ tình hình trên tôi đã nghiên cứu, tìm tòi một số giải pháp tốt nhất áp dụng vào hoạt động khám phá khoa học nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả của bộ môn.
– Phụ huynh đa số làm nông ít có thời gian quan tâm đến việc học tập và chăm sóc các cháu và một số ít phụ huynh chưa nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của bậc học Mầm non.
1.3. Nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm hiện tại (nếu là giải pháp cải tiến giải pháp đã biết trước đó tại cơ sở):
Đối với giải pháp 1: Lập kế hoạch và tổ chức cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh ở trường mầm non:
Đây là bước quan trọng nhất để giáo viên thực hiện một hoạt động có kết quả, một hoạt động được chuẩn bị chu đáo về kế hoạch, đồ dùng, phương tiện…thì sẽ thành công mang lại kết quả tốt, việc chuẩn bị trước ở đây không phải để áp đặc trẻ mà cũng cần tuân thủ theo chương trình mầm non mới, lấy ý tưởng từ trẻ để xây dựng, trước khi vào bài dạy cô giáo cần lấy ý kiến từ trẻ trước để xây dựng kế hoạch, trong một số động vật nuôi trong nhà trẻ yêu thích nhất con gì, trẻ thường tiếp xúc, gần gũi với con vật gì, nhà trẻ có nuôi những con gì. Khi lấy được ý kiến của trẻ cô xây dựng kế hoạch dựa trên hiểu biết của trẻ, cái gì trẻ đã biết, cái gì trẻ chưa biết để cung cấp cho chính xác, không nên xây dựng kế hoạch với những kiến thức lặp, tức là trẻ đã biết khi cô cung cấp sẽ bị thừa, trẻ nhàm chán, tiếp thu không hiệu quả.
Mặt khác ngoài việc chuẩn bị kế hoạch cô cần chuẩn bị tốt đồ dùng dạy học, phương tiện, học liệu để phục vụ bộ môn, như tôi đã nói ở phần trên chúng ta nên phát huy tối đa ở lực lượng phụ huynh bởi vì ở nhà họ sẽ có nhiều đồ dùng mà trong quá trình giảng dạy chúng ta sẽ cần đến để trẻ được trực quan như những lồng chim, một số chậu hoa, chậu cá, hay nói phụ huynh giúp chúng ta cho trẻ quan sát bầu trời chuẩn bị mưa, bầu trời có gió…. Lúc ở nhà, để những kiến thức ấy là phương tiện chuẩn bị sẵn về kiến thức khi cô lên hoạt động, khi cô đàm thoại những kiến thức trẻ tích luỹ được sẽ nhớ lại và cùng cô, bạn trao đổi….
Bước lập kế hoạch và chuẩn bị này không phải dễ, nhưng cũng không khó, đòi hỏi người giáo viên phải nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, hết trách nhiệm một người cô giáo như mẹ hiền thì mới làm được, hơn nữa quan hệ giữa giáo viên và phụ huynh hết sức mật thiết, chịu khó vì các cháu thì mới thực hiện được, nếu phụ huynh bận thì cô giáo sẵn sàng đến nhà mượn và trả đúng thời gian đã hẹn.
Hoặc khi dạy bài sự phát triển của cây, sự chuẩn bị, sự chịu khó của cô giáo cho trẻ những kiến thức thực tế, phong phú mà lại sinh động hơn là cô chuẩn bị hạt giống, gieo vào hộp, hạt nẩy mầm, cây lớn lên vài lá, cây lớn lên 3-4 lá, cây phát triển….ở bài dạy nầy tôi đã chuẩn bị 2 loại cây cho trẻ, quan sát, so sánh đó là sự phát triển của cây lúa cùng với cây đậu, tôi không quên giáo dục cháu biết yêu quý sản phẩm của người làm ra, cho trẻ biết để có hạt đậu, hạt cơm cho chúng ta ăn hôm nay phải trãi qua nhiều giai đoạn cực nhọc mà bác nông dân đã làm.
Quá trình phát triển cây lúa
Quá trình phát triển cây đậu
Đối với giải pháp 2: Tạo điều kiện cho trẻ tham gia tích cực vào quá trình quan sát:
Quan sát là trực tiếp nhìn thấy bằng mắt những sự vật, hiện tượng xảy ra trước mắt mình, thông qua quan sát trẻ nắm bắt được đặc điểm, cấu tạo, kích thước, hình dạng bên ngoài một cách nhanh chóng kết hợp với phương pháp giảng giải của cô trẻ sẽ tiếp thu nhanh những kiến thức mà cô giáo cần cung cấp, đặc điểm của trẻ thích những gì mới lạ, hấp dẫn nên chúng ta chọn hình thức tập trung sinh động để lôi cuốn trẻ tham gia tích cực vào quá trình quan sát, cô nên chuẩn bị vật thật để thu hút trẻ hơn.
Ví dụ: Dạy đề tài con chim. Cô chuẩn bị vật thật là vài lồng chim, có những con chim khác nhau cho cháu quan sát, nghe thấy tiếng hót, chim nhảy nhót trong lồng, mổ mồi, uống nước, trẻ trực tiếp quan sát bộ lông, đầu, đuôi, cánh… của từng con chim, như vậy trẻ hứng thú hơn khi tham gia vào hoạt động, cô trực tiếp đặt câu hỏi để trẻ trả lời thông qua việc trẻ trực tiếp quan sát sẽ hiêủ nhanh vấn đề cô cần cung cấp trong giờ dạy hơn, đồng thời qua việc trực tiếp quan sát trẻ có thể so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa con chim nầy về hình dáng, màu sắc, tiếng kêu…
Hoặc khi dạy trẻ bài một số hiện tượng tự nhiên như mưa, gió… cô cho trẻ quan sát lúc trời chuẩn bị mưa có mây đen kéo đến, bầu trời xám xịt, từng luồn gió thổi nghe mát cả người… thế là chuẩn bị có trời mưa, cho trẻ quan sát từng hạt mưa từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc, sau cơn mưa bầu trời quan đãng… những bài học nầy chỉ thực hiện phương pháp quan sát là tốt nhất, trẻ sẽ hiểu ngay, biết ngay không cần cô giáo phải diễn giải, thuyết trình nhiều.
Hoặc ở chủ điểm thế giới thực vật cô dạy trẻ bài một số loại hoa mà không có tranh ảnh hoặc hoa thật thì không thể nào ta cung cấp kiến thức đến với trẻ được tốt, cho dù cô có dùng bao nhiêu ngôn ngữ nghệ thuật, miêu tả hay đến mấy trẻ vẫn không sao hiểu được, liệu trẻ có hình dung hoa hồng khác với hoa sen, hoa thược dược không.Nhưng cô chỉ dùng phương pháp quan sát qua tranh hay vật thật thì trẻ sẽ hiểu ngay chỉ trong thời gian ngắn cô không cần phân tích, giảng giải gì nhiều, trẻ trực tiếp quan sát và tri giác chỉ sau vài câu hỏi của cô là đã hiểu hoa hồng, hoa cúc, hoa mai có điểm gì giống nhau, khác nhau thế nào….
Hoa Hồng Hoa cúc
Nhìn vào tranh các loại hoa cô chỉ giới thiệu sơ lược cháu sẽ biết và hiểu ngay cấu tạo, hình dáng, kích thước của cánh hoa, lá hoa, đài hoa, loại hoa đó thường sống ở đâu, phân biệt được các loại hoa nhờ vào quan sát hình dáng, màu săc ….
Đặc điểm của trẻ mầm non là học thông qua các giác quan: Nhìn, nghe, ngưởi, sờ mó. Cô phải dùng câu hỏi để hướng sự chú ý của trẻ vào các chi tiết nhỏ khi quan sát, khám phá đồ vật, hiện tượng ở nhiều khía cạnh khác nhau.
Tích cực tham gia vào hoạt động quan sát nhờ các giác quan trẻ lĩnh hội được kiến thức, được hoạt động với đối tượng, qua đó giúp trẻ nhận thức được mọi sự vật hiện tượng luôn có sự thay đổi không ngừng và những thay đổi nầy có liên quan đến nhau.
Cô có thể ví dụ thêm những thay đổi có liên quan đến nhau như sự tuần hoàn của nước…
Đối với giải pháp 3: Tăng cường phối hợp các phương pháp đàm thoại thuyết trình với phương pháp quan sát để thực hiện dạy tốt bộ môn KPKH
Việc cho trẻ làm quen với bộ môn khám phá khoa học ở chương trình mầm non yêu cầu lấy trẻ làm trung tâm, trẻ tự khám phá, tự phát hiện, được trãi nghiệm và nhiệm vụ của cô giáo là giải thích, cung cấp đầy đủ những thắc mắc, những tìm hiểu của trẻ xoay quanh chủ đề mà cô và trẻ đã cùng thảo luận trước đó. Với bộ môn nầy phương pháp quan quát chiếm vị thể chủ đạo song bên cạnh giáo viên cần khai thác thêm việc phối hợp các phương pháp khác như đàm thoại, giải thích… để dạy trẻ, có như thế thì hiệu quả hoạt động sẽ đạt cao hơn.
Ví dụ: Khi dạy trẻ quan sát con cá ngoài việc cô cho trẻ quan sát con cá để biết hình dáng, màu sắc, kích thước, cá bơi như thế nào… thì cô cần dùng lời nói để giảng giải cho trẻ nghe từ đó trẻ mới hiểu được bộ phận nào là vây, đuôi, là đầu, là mình….Phần không thể thiếu ở bộ môn nầy là phương pháp đàm thoại, cô muốn khai thác, muốn biết trẻ sau khi quan sát, sau khi nghe cô giải thích thì hiểu, nắm bắt kiến thức đến mức độ nào, bắt buộc cô phải dùng đến phương pháp đàm thoại, cô đặt câu hỏi gợi mở để trẻ tư duy trả lời. “ Vì sao cá bơi được”, “ vì sao cá sống được dưới nước”, vì sao chim bay được trên trời…..liên hệ đến những con vật khác sống được dưới nước như con ếch, con ốc, con tôm, con cua…, cho cháu kể thêm tên những con vật sống dưới nước nhằm mở mang kiến thức hiểu biết của trẻ qua phần đàm thoại (tức là trao đổi thoải mái, tự nhiên giữa cô và trẻ) nhằm mục đích phát triển vốn từ của trẻ nhiều hơn và khả năng diễn đạt ngôn ngữ mạch lạc.
Ở bộ môn này không những cho trẻ tìm hiểu về những gì xung quanh mà còn có một yếu tố là phát triển ngôn ngữ cho trẻ, đối với trẻ mầm non đây là vấn đề quan trọng, ở độ tuổi nầy trẻ diễn đạt những hiểu biết của mình bằng lời chưa tốt, có sự việc trẻ hiểu nhưng nói để người khác hiểu thì chưa được, qua các hoạt động trong ngày ở trường mà đặc biệt qua dạy bộ môn KPKH này cô giáo cần cung cấp cho trẻ thêm một số thuật ngữ, một số từ còn lạ, còn mới đối với các cháu để bổ sung thêm vốn từ cho mỗi trẻ. Ở lớp tôi có sự phát triển ngôn ngữ không đồng đều, việc cung cấp và phát triển vốn từ cho mỗi trẻ đều khác nhau, dựa vào đặc điểm tâm, sinh lý riêng biệt, nhiều cháu nói còn sợ sai trước lớp, bạn cười nên rụt rè không dám phát biểu, còn một số cháu khác lanh lẹ hơn, có điều kiện gia đình quan tâm hơn thì vốn từ, vốn hiểu biết về thế giới xung quanh tốt hơn. Tôi phải dùng phương pháp đàm thoại, giải thích cho mỗi đối tượng khác nhau tuỳ thuộc vào sự hiểu biết của mỗi cháu để dạy.
Qua thực hiện biện pháp nầy và chương trình mầm non theo thông tư 51/2020/TT-BGD&ĐT cho trẻ tự khám phá, tự tìm tòi, cô giáo chỉ đóng vai trò gợi mở, giải thích, tôi thấy kết quả đạt được thật rõ nét nhiều cháu về nhà thực hành ngay kiến thức cô cung cấp. Tôi thấy bước đầu đã có kết quả tốt.
Cá sống dưới nước
Chim bay trên trời
Đối với giải pháp 4: Sử dụng các trò chơi thực nghiệm:
Trong khám phá khoa học việc sử dụng trò chơi, thí nghiệm đơn giản luôn tạo cho trẻ sự hứng thú, kích thích trẻ tích cực hoạt động, phát triển ở trẻ tính tò mò, ham hiểu biết, thích khám phá, tìm tòi, phát triển óc quan sát, phán đoán và các năng lực hoạt động trí tuệ,…chính vì vậy mà phương pháp sử dụng các trò chơi thực nghiệm luôn đạt kết quả cao trong hoạt động khám phá khoa học.
+ Ví dụ 1: Thí nghiệm về sự nảy mầm của hạt
* Mục tiêu:
– Trẻ biết được cây cũng cần thức ăn, ánh sáng và nước mới sinh trưởng được.
* Chuẩn bị:
– Một vài hạt đậu tương, đậu đen…2 Khay nhỏ, một ít đất .bình nước tưới.
* Tiến hành:
– Ngâm hạt vào trong nước ấm từ 1 đến 2 tiếng sau đó lấy ra đặt hạt vào khay có sẵn đất. Đặt 1 khay nơi có ánh sáng mặt trời và cho trẻ tưới nước hàng ngày. Khay còn lại đặt trong bóng tối và không tưới nước. Quan sát sau 3 đến 4 ngày cây trong khay được tưới nước hàng ngày sẽ nảy mầm và lớn dần còn khay không tưới sẽ không nảy mầm. Lúc này hãy cho trẻ giải thích hiện tượng nảy mầm và không nảy mầm trên.
* Giải thích và kết luận:
Cây nảy mầm được nhờ được gieo xuống đất, có ánh sáng và tưới nước đầy đủ sáng có thức ăn trong hạt và nước uống trong đất và ngược lại cây mà không được chăm sóc đầy đủ sẽ không nảy mầm được.
+ Ví dụ 2: Tim hiểu về những chiếc lá.
* Mục đích:
– Trẻ biết lá có nhiều dạng khác nhau, hiểu được qúa trình hình thành và phát triển của cây.
* Chuẩn bị:
– Đồ dùng: Lá non, lá xanh, lá già, lá khô, bốn hộp quà, hai tấm bìa có tranh cây xanh, cây hoa, cây rau củ chưa có lá.
* Tiến hành:
– Trẻ biết được qui luật của chiếc lá từ lá non đến lá xanh theo thời gian lá sẽ già và khô rụng xuống đất. Tham gia chơi trò chơi “tìm lá cho cây” để khắc sâu kiến thức cho trẻ hơn, trẻ biết được cây đó phải có lá như thế mới phù hợp.
* Kết quả:
– Qua trò chuyện về chiếc lá trẻ biết được vì đâu mà có lá non, lá trưởng thành, lá già và lá khô.
Ví dục 3: Sắc màu cầu vồng
* Mục đích:
– Trẻ biết cách pha màu từ các màu cơ bản để có nhiều màu sắc khác nhau, tạo thành các sắc màu cầu vồng.
* Chuẩn bị:
– Các loại màu, hình ảnh ứng dụng của màu sắc trong cuộc sống.
* Tiến hành:
– Trẻ cùng cô trải nghiệm pha các màu cơ bản để có được các màu sắc khác trong cuộc sống như cam, tím, xanh lá…
* Kết quả:
– Qua trải nghiệm trẻ được phát triển óc tư duy của mình, sự sáng tạo trong cuộc sống, biết kết hợp giữa những màu xung quanh bé để có những màu mới lạ.
Ví dụ 4: Thí nghiệm về vật nổi vật chìm dưới nước.
* Chuẩn bị:
+ Đồ dùng: Các mẩu gỗ, bi sắt đường kính 3-4cm, thìa inox, cục nam châm, một miếng xốp, giấy, chậu đựng nước sạch.
+ Đồ chơi: Thuyền giấy, lá mít trẻ đã gấp, bóng nhựa, đồ chơi nhựa.
– Tiến hành:
– Cho trẻ tự lấy đồ chơi đã chuẩn bị sẵn thả vào chậu nước, và yêu cầu trẻ nhận xét vật nào chìm? Vật nào nổi tại sao?
* Kết quả:
Qua thí nghiệm này giúp trẻ hiểu những đồ vật làm từ những nguyên liệu nặng sắt, thép, nhôm…như bi sắt, bát, thìa inox,… những đồ vật làm từ nguyên liệu nhẹ: gỗ, xốp, giấy, nhựa,…thì nổi trên nước.
Qua việc tạo các điều kiện cho trẻ tiếp xúc các sự vật hiện tượng và môi trường xung quanh bằng các thí nghiệm, thử nghiệm tôi thấy nhận thức của trẻ được mở rộng, khả năng quan sát, tri giác của trẻ phát triển tốt đa số trẻ thể hiện được tính tích cực chủ động khi quan sát đối tượng trong quá trình quan sát trẻ tỏ ra nhanh nhẹn linh hoạt và phát triển nhiều vốn kinh nghiệm, vốn từ của trẻ trở nên phong phú hơn khả năng diễn đạt tổt hơn.
Đối với giải pháp 5: Kích thích sự hứng thú và phát huy tính tích cực hoạt động của trẻ của trẻ thông qua tổ chức nhiều trò chơi mới sáng tạo, hấp dẫn:
Ở tuổi mẫu giáo trẻ rất thích chơi, qua vui chơi trẻ được trải nghiệm với đồ vật, tiếp thu kiến thức do giáo viên truyền thụ. Điều quan trọng nhất là phải chọn được những trò chơi có nội dung mở rộng tầm hiểu biết của trẻ. Trẻ mẫu giáo hoạt động qua đồ chơi và trò chơi là một trong những phương tiện để nhận thức thế giới xung quanh. Đây là một hoạt động đòi hỏi ở trẻ khả năng tư duy cao. Đồ chơi và trò chơi còn giúp quá trình hoạt động tích cực, phát triển của các giác quan, phát triển trí tưởng tượng và rèn luyện trí nhớ biết và làm giàu vốn từ cho trẻ vì thế tuỳ vào nội dung từng hoạt động mà tôi đã tìm ra một số trò chơi áp dụng vào hoạt động khám phá khoa học đạt hiệu quả như sau:
– Ứng dụng từ hình thức trò chơi của chương trình Tam sao thất bản của Đài truyền hình VTV3 đưa vào một số hoạt động đem lại hiệu quả và đã phát huy được tính tích cực hoạt động của trẻ.
* Ví dụ: Dạy đề tài một số loại hoa; về phần dạy trẻ nhận biết tên gọi của một số loại hoa tôi sử dụng trò chơi sau:
– Trò chơi: Nhìn nhanh và nhớ kỹ
Chuẩn bị: Một số hoa thật hoặc tranh về một số loại hoa quen thuộc ở địa phương.
Cách chơi: Cho trẻ chia thành 2 đội, lần lượt từng đội lên quan sát hoa ghi nhớ xem hoa gì. Sau đó cô cất hoa cho cháu ở từng đội lần lượt kể nhanh tên hoa mà trẻ vừa quan sát và cho trẻ quan sát nhận xét về hoa.
Hoặc đối với chủ điếm động vật tuỳ vào từng đề tài dạy tôi thay đổi hình thức chơi như: Nhìn tranh mô phỏng động tác về vận động hoặc tiếng kêu con vật để các bạn khác đoán.v.v… Hay trò chơi “ Sờ đoán vật” trẻ sờ nắn, ngửi, tri giác vật và đoán tên hoặc nêu lên đặc điểm của vật để bạn khác đoán, nhằm luyện khả năng phán đoán tri giác, sử dụng và phát triển các giác quan ở trẻ. Qua cách miêu tả, diễn đạt còn giúp trẻ phát triển vốn từ phong phú.
Tăng cường các hoạt động cho trẻ trải nghiệm với đồ dùng, đồ chơi, tranh ảnh, vật thật, tiếp xúc với thiên nhiên tạo điều kiện cho trẻ được trao đổi trò chuyện, nêu lên sự hiểu biết của mình nhằm giúp trẻ tích luỹ được vốn kinh nghiệm khi đến giờ học trẻ sẽ tiếp thu kiến thức tốt hơn.
Đối với giải pháp 6: Phối hợp với phụ huynh nâng cao chất lượng hoạt động KPKH:
Trong quá trình chăm sóc giáo dục các cháu yêú tố không kém phần quan trọng đối với mỗi giáo viên đó là làm tốt công tác phối kết hợp với phụ huynh.Vì ở trường trẻ được học ở cô, ở bạn đến lúc về nhà trẻ còn được sự quan tâm chăm sóc của người thân đặc biệt là bố mẹ trẻ. Trẻ luôn học hỏi kinh nghiệm từ những người xung quanh và đặc điểm tâm sinh lý của trẻ là dễ nhớ mau quên, để hình thành cho trẻ vốn kiến thức và khả năng ghi nhớ có chủ định cần được hình thành ở mọi lúc mọi nơi cả gia đình và nhà trường.
- Thông qua góc phụ huynh ở lớp:
Được trang trí hình ảnh đẹp mắt gây sự chú ý của phụ huynh kết hợp với các nội dung tuyên truyền giáo dục lễ giáo, sức khoẻ dinh dưỡng, bài tuyên truyền “ bố mẹ dạy con, học và chơi cùng trẻ…” còn có nội dung chương trình giảng dạy cụ thể trong từng ngày của tuần. Thông qua giờ đón trẻ tôi gợi ý phụ huynh thường xuyên chơi với trẻ, cùng học với trẻ … để phát triển tư duy nhận thức cho trẻ, và đến xem ở góc phụ huynh để biết con mình sẽ được học gì để có sự phối hợp với giáo viên giúp trẻ học tốt và trao đổi một số yêu cầu cần phối hợp như khi ở nhà phụ huynh dành thời gian cùng chơi, trò chuyện với trẻ, tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên qua dạo chơi tham quan, giải đáp những thắc mắc của trẻ vì trẻ luôn có sự đòi hỏi nhằm thoả mãn nhu cầu ham hiểu biết nhất là bộ môn khám phá khoa học vì vậy cha, mẹ, người lớn cần đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của trẻ bằng cách sẵn sàng trả lời những thắc mắc của trẻ. Cần tạo tình huống để xem trẻ có cách giải quyết qua đó giúp trẻ tích luỹ vốn kiến thức, tự tin hơn.
- Trò chuyện trao đổi với phụ huynh để tạo tâm thế cho trẻ:
Ví dụ: Sắp tới dạy trẻ về một số loại rau, ngoài việc trao đổi trò chuyện với trẻ ở lớp tôi còn liên hệ phụ huynh cho trẻ quan sát nhận biết về một số loại rau được trồng ở vườn nhà, cho trẻ tham gia gieo trồng, chăm sóc vườn rau. Trong bữa ăn cần giới thiệu cho trẻ biết những loại rau gia đình thường ăn, ích lợi rau đối với sức khoẻ con người. Cho trẻ giúp bố mẹ nhặt rau chuẩn bị cho bữa ăn gia đình qua đó cùng trò chuyện với trẻ.
Có một bài hát đã viết rằng: “Cô và mẹ là hai cô giáo, mẹ và cô ấy hai mẹ hiền” Thật vậy để đứa trẻ phát triển một cách toàn diện, thì bên cạnh đó cô giáo cần phải có sự phối hợp của các bậc phụ huynh vì thời gian sinh hoạt của các cháu ở nhà nhiều hơn, và các cháu có cơ hội tiếp thu những cái hay, cái đẹp trong cuộc sống mà gia đình chính là trường học đầu tiên của trẻ.
Ví dụ: Vào giờ trả trẻ cô gợi hỏi “Hôm nay cô dạy con tìm hiểu về gì? ”
Đây là một cách gợi hỏi khéo léo để về nhà phụ huynh có thể kiểm tra bài học của trẻ ngày hôm đó, đồng thời phụ huynh có thể giúp trẻ củng cố kiến thức về thế giới xung quanh.
Với việc phối hợp chặt chẽ, kịp thời với phụ huynh bản thân tôi nhận thấy phụ huynh quan tâm đến góc tuyên truyền nhiều hơn cũng như quan tâm đến trẻ nhiều hơn từ đó đã góp phần giúp cho giáo viên thực hiện tốt các yêu cầu chăm sóc giáo dục các cháu, nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn khám phá khoa học nói riêng và chất lượng giáo dục chung ở lớp.
1.4. Khả năng áp dụng của sáng kiến:
Sáng kiến này tôi đã áp dụng tại trường Mầm Non Đại Hiệp mà không cần phải tốn bất kỳ chi phí nào và có thể áp dụng rộng rãi cho các đơn vị hoặc các bậc học khác. Nếu thực hiện tốt các giải pháp đã nêu sẽ nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục cho các cháu học sinh 3 – 4 tuổi.
Việc cho trẻ khám phá môi trường xung quanh một cách khoa học, không những giúp trẻ nhận biết những đặc điểm bên ngoài mà còn có những thuộc tính nên trong của sự vật hiện tượng. từ đó giúp trẻ yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống có hành vi tích cực với môi trường xung quanh. Tuy nhiên để thực hiện nhiệm vụ quan trọng đó cô giáo cần có phương pháp phù hợp với từng hoạt động để giúp trẻ lĩnh hội đầy đủ những tri thức mà cô truyền thụ cho trẻ.
1.5. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Điều kiện về con người:
– Để dạy trẻ học tốt hoạt động KPKH giáo viên cần:
- Tích cực cho trẻ quan sát ở mọi lúc mọi nơi bằng tranh ảnh hay vật thật để trẻ được trực tiếp tri giác, tiếp xúc, sờ mó, nếm, ngưởi đồ vật thì mới đạt hiệu quả tốt trong hoạt động.
- Sử dụng các trò chơi thực nghiệm để trẻ được trải nghiệm biết được nhiều điều mới lạ xung quanh trẻ.
- Tăng cường phối hợp các phương pháp giáo dục khác nhau như đàm thoại, giải thích cùng với phương pháp quan sát để nâng cao chất lượng hoạt động, tăng cường phát triển tư duy, hiểu biết của trẻ qua hệ thống các câu hỏi đàm thoại mang tính gợi mở.
- Chuẩn bị mọi điều kiện về kế hoạch, đồ dùng, phương tiện để dạy trẻ, tránh gây nhàm chán, lặp đi lặp lại một số kiến thức đã biết trẻ sẽ không tập trung, dẫn đến hiệu quả của hoạt động kém.Từ những nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ của BGH tôi đã thực hiện tốt hoạt đông KPKH
- Trao đổi phối hợp với phụ huynh nhằm nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa học
- Kích thích sự hứng thú và phát huy tính tích cực hoạt động của trẻ thông qua tổ chức nhiều trò chơi mới sáng tạo, hấp dẫn và không quên phối kết hợp tốt với phụ huynh để cùng làm tốt việc dạy trẻ ở bộ môn khám phá khoa học. Xây dựng được môi trường lớp học phong phú, sáng tạo, luôn thay cũ đổi mới nhằm gây sự hứng thú tích cực học tập của trẻ. Phát huy được tính tích cực của trẻ khi tham gia hoạt động.
– Tìm hiểu nhu cầu và khả năng tiếp thu của trẻ, tình hình thực tế của lớp, của địa phương để lựa chọn và xây dựng nội dung tổ chức hoạt động phù hợp. Chú trọng xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động phong phú nhằm giúp trẻ trải nghiệm và tích luỹ kinh nghiệm.
- Điều kiện về cơ sở vật chất:
– Phòng học rộng rãi, thoáng mát, sạch sẽ
– Địa điểm tổ chức phải đảm bảo phù hợp, sạch sẽ và an toàn cho trẻ
– Các điềukiện cơ sở vật chất trang thiết bị và đồ dùng, đồ chơi học liệu hiện có tại lớp, đồ dùng đồ chơi tự làm của giáo viên và phụ huynh
1.6. Hiệu quả sáng kiến mang lại:
Trong quá trình giảng dạy và sử dụng các biện pháp nêu trên, bản thân nhận thấy đã đạt được những kết quả sau:
* Trẻ giao tiếp mạnh dạn hơn, biết thể hiện tình cảm giao lưu giữa bạn bè giữa trẻ với cô, thích tham gia hoạt động cùng bạn và biết được nhiệm vụ của mình và bạn trong khi chơi, trong khi học. Đồng thời trẻ có thái độ tự giác, hứng thú tham gia vào các hoạt động, 92% trẻ đạt yêu cầu kiến thức của từng hoạt động, 83% trẻ thích khám phá, thử nghiệm. Tích lũy, kinh nghiệm một cách phong phú qua hoạt động dưới sự gợi ý, giúp đỡ của cô giáo.
Sau một học kỳ thực hiện nhiều biện pháp để dạy tốt môn khám phá khoa học trẻ có nhiều tiến bộ rõ nét, nhiều cháu mạnh dạn, tự tin trong các giờ hoạt động, tự nêu ý kiến mà mình biết được trước mọi người, nói câu mạch lạc, ngôn ngữ phát triển, vốn từ của trẻ được nâng lên đáng kể, cháu hiểu biết được nhiều hơn, nhìn nhận đánh giá sự vật, hiện tượng cũng chính xác hơn, giải thích một số hiện tượng khoa học hơn, Giao tiếp mạnh dạn hơn, biết thể hiện tình cảm giao lưu giữa bạn bè giữa trẻ với cô, thích tham gia hoạt động cùng bạn và biết được nhiệm vụ của mình và bạn trong khi chơi, trong khi học. Đồng thời trẻ có thái độ tự giác, hứng thú tham gia vào các hoạt động, 92% trẻ đạt yêu cầu kiến thức của từng hoạt động, 83% trẻ thích khám phá, thử nghiệm. Tích lũy, kinh nghiệm một cách phong phú qua hoạt động dưới sự gợi ý, giúp đỡ của cô giáo.
Bản thân thấy rất mừng và sẽ tiếp tục thực hiện tốt hơn trong những thời gian đến, không những ở bộ môn này mà sẽ nhân ra các bộ môn khác để thực hiện những mong rằng kiến thức mà cô cần cung cấp đến với trẻ mẫu giáo ngày càng nhiều hơn, khắc sâu hơn, trẻ hiểu biết nhiều hơn góp phần vào việc giáo dục các cháu thành người công dân tốt sau nầy và là tiền đề cho những năm học sau.
- Những thông tin cần được bảo mật – nếu có: Không có
- Danh sách những thành viên đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng
sáng kiến lần đầu – nếu có:
TT | Họ và tên | Nơi công tác | Nơi áp dụng sáng kiến | Ghi chú |
1 | Huỳnh Thị Hằng | Trường MN Đại Hiệp | Tại lớp Nhỡ 5 trường MN Đại Hiệp | |
2 | Nguyễn Thị Xuân Hương | Trường MN Đại Hiệp | Tại lớp Lớn 5 trường MN Đại Hiệp |
Đại Hiệp, ngày 01tháng 11 năm 2021 Người nộp đơn
Võ Thị Kim Hằng