Website Trường Mầm Non Đại Hiệp – Đại Lộc – Quảng Nam

SKKN:MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG SÁNG TẠO THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH TẠI LỚP 3 – 4 TUỔI – Giáo Viên:Bùi Thị Kiều Hoa

BÁO CÁO SÁNG KIẾN
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG SÁNG TẠO THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH TẠI LỚP 3 – 4 TUỔI

1. Mô tả bản chất của sáng kiến7:
Năm học 2023- 2024 với xu hướng đổi mới, khuyến khích giáo viên sáng tạo phương pháp giảng dạy tích cực, linh hoạt, giúp trẻ chủ động, trải nghiệm.
Ngay từ những ngày đầu năm học khi nhận lớp, tôi nhận thấy hoạt động tạo hình của lớp đa số trẻ rất thích thú và tích cực. Tuy nhiên khả năng của trẻ còn hạn chế, trẻ dễ mất tập trung đặc biệt trong hoạt động nặn, vẽ, xé dán… quan sát tranh ảnh. Hơn thế nữa trẻ ngày nay được tiếp cận với công nghệ thông tin hiện đại nhiều, trẻ được tiếp nhận kiến thức thông qua tranh ảnh, sách báo, ti vi, mạng internet…nên sự tri giác và kiến thức về các biểu tượng xung quanh trẻ rất phong phú và đa dạng nhưng trẻ rất thụ động ít sáng tạo. Các nội dung chủ yếu của hoạt động tạo hình ở trường mầm non là tô màu, vẽ, nặn, xé dán, việc sử dụng các nguyên vật liệu thiên nhiên để tạo ra các sản phẩm tạo hình chưa được quan tâm.
Hiểu được tầm quan trọng đó, bản thân tôi là giáo viên được phân công phụ trách lớp mẫu giáo 3 – 4 tuổi, lứa tuổi luôn thích tìm hiểu, khám phá những điều mới lạ từ thế giới thiên nhiên xung quanh trẻ nên tôi đã chọn “Một số biện pháp giúp trẻ phát triển khả năng sáng tạo thông qua hoạt động tạo hình tại lớp 3 – 4 tuổitrường Mầm non Đại Hiệp” để giúp trẻ tiếp cận, thêm yêu quý, gần gũi với thiên nhiên. Từ đó phát huy hết khả năng ham khám phá tìm tòi, sự sáng tạo của trẻ.
1.1 .Các giải pháp thực hiện, các bước và cách thức thực hiện:
Giải pháp 1: Nghiên cứu và nắm rõ đặc điểm tâm lý trẻ trong hoạt động tạo hình.
Ở lứa tuổi mẫu giáo Bé (3 – 4 tuổi) trẻ đã sử dụng linh hoạt, khéo léo đôi bàn tay, các ngón tay hơn. Trẻ lứa tuổi này đã có sự ghi nhớ có chủ đích, các đặc điểm đặc trưng hình thành ở trẻ tương đối đầy đủ (hình dáng, màu sắc, kích thước…). Mọi hoạt động diễn ra xung quanh trẻ đều là những đối tượng gây sự chú ý cho trẻ và kích thích trẻ bắt chước theo do nhu cầu tìm tòi khám phá ở trẻ cao. Việc nắm rõ đặc điểm tâm lý của từng trẻ trong lớp, góp phần cho giáo viên đưa ra những biện pháp tác động phù hợp, qua đó thúc đẩy sự phát triển của trẻ. Khi được cầm sờ với các nguyên liệu tự nhiên thì tâm lí trẻ rất thoải mái khơi gợi cho trẻ thêm yêu quý thiên nhiên những thứ rất quen thuộc hằng ngày.

Giải pháp 2: Lập kế hoạch của hoạt động tạo hình về sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên
Căn cứ kế hoạch của trường mầm non Đại Hiệp về việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non 2023 – 2024 để đưa ra các hoạt động cho trẻ trải nghiệm hằng ngày, hằng tuần, theo chủ đề để trẻ tiếp thu được các kỹ năng, kinh nghiệm cần thiết của hoạt động tạo hình và kế hoạch được xây dựng theo sự phát triển của trẻ đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Đưa các hoạt động sử dụng các nguyên vật liệu tạo hình vào các chủ đề là rất cần thiết giúp trẻ củng cố kĩ năng tạo hình, phát triển trí tưởng tượng, sáng tạo của trẻ đồng thời rèn sự khéo léo của đôi bàn tay cũng như tính kiên trì, mạnh dạn, tự tin của trẻ. Khi xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ tôi luôn căn cứ vào nội dung giáo dục thẩm mỹ, ngoài ra có thể áp dụng vào các lĩnh vực nhận thức, ngôn ngữ, nhận thức, phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội đối với trẻ 3 – 4 tuổi.

TT Chủ Đề Hoạt động Nguyên liệu sử dụng
1 Trường Mầm Non
– Tạo hình:
+ Làm quà tặng bạn bạn

+ Trẻ làm lồng đèn đón trung thu

– Làm quen với toán:
+ Phân biệt hình tròn, hình vuông, tam giác, chữ nhật
+ Trẻ làm quà từ các nguyện vật liệu như: hoa cau, các loại hột, hạt làm vòng, làm thiệp từ hoa khô, hột, hạt. Làm kính, đồng hồ từ lá dừa, làm túi xách từ lá chuối…
+ Trẻ làm lồng đèn từ lá chuối, lá dừa…

+ Trẻ sử dụng các loại hột hạt để xếp các hình học
2 Bản thân – Làm trang phục bạn trai – bạn gái

– Khám phá khoa học: “ Nhận biết trang phục bạn trai – bạn gái” – Trẻ làm từ lá chuối tết tóc bạn gái, làm tóc bạn trai, trang phục bạn gái bạn trai từ lá chuối.
– Cô sử dụng các loại lá cho trẻ làm trang phục của bạn trai và gái

3 Gia đình – Làm đồ dùng gia đình

– Làm quà tặng cô nhân ngày 20-11 – Trẻ làm nồi cốc ấm chén… từ gáo dừa, các loại quả, ống tre…
– Trẻ biết tự tay làm bưu thiếp từ lá cây, cánh hoakhô hột hạt để tặng cô và nói lời chúc yêu thương kính trọng đến cô giáo

4 Động vật
– Làm con vật

– KPKH: Nhận biết các con mèo, chó, gà….
– Kể chuyện: Cáo thỏ và gà trống – Làm con gà từ quả sung, quả cà. Con tôm, con cá từ bèo tây, con Nhím, Gấu từ quả Lê.
– Trẻ sử dụng các loại lá làm thành các con vật
– Trẻ dùng lá cây làm thành tranh các con vật theo nội dung câu chuyện

5

Nghề nghiệp
– Làm đồ dùng dụng cụ các nghề

– Thể dục: Bật liên tiếp về phía trước – Trẻ làm dụng cụ các nghề từ các nguyên vật liệu thanh gỗ làm cào, cuốc, vên, xẻng, bai, búa, liềm…
– Trẻ sử dụng các cành cây xếp thành các ô vuông để bật về phía trước

6 Giao thông
– Làm phương tiện giao thông – Trẻ làm các phương tiện giao thông như từ tàu bạc hà, bẹ chuối thành ô tô. Từ bèo tây làm máy bay

7 Thực vật

– Làm bông hoa

– Âm nhạc: Biểu diễn các tiết mục văn nghệ cuối chủ đề

– Thi gói bánh chưng giữa các lớp (kết hợp với phụ huynh)
– Làm bông hoa từ lá cây, vỏ lạc, hạt dưa, vỏ hạt hướng dương và hạt dẻ, hạt bắp, vỏ nghêu, sò điệp…
– Dùng các loại nguyên vật liệu thiên nhiên để làm các trang phục biểu diễn

– Trẻ dùng lá chuối, lá dong để gói bánh, sợi chuối khô, dây lạc để buộc lại.

9 Nước và hiện tượng tự nhiên – Tổ chức biểu diễn thời trang. – Trẻ tạo trang phục từ lá bàng, chuối, lá tre, lá đu đủ…

10 Quê hương đất nước – Làm sản phẩm làng nghề – Trẻ biết làm bánh đa, các loại hải sản khô…từ bìa cát tông, mo cau, rơm, rạ…
– Tạo hình các bức tranh về quê hương từ các nguyên vật liệu thiên nhiên

Giải pháp 3. Sưu tầm các nguyên vật liệu thiên nhiên và bảo quản.
Đồ chơi bằng nguyên liệu thiên nhiên là những đồ chơi sử dụng các nguyên vật liệu sẵn có ở thiên nhiên như: lá cây, hoa, vỏ trứng, vỏ sò, vỏ ốc… đây là những nguyên vật liệu dễ kiếm, dễ tìm và ít tốn kém về kinh phí. Thông qua làm đồ chơi, trẻ biết phối hợp các giác quan để tác động lên các nguyên vật liệu làm thay đổi hình dạng và biến nó thành những đồ chơi sinh động. Thực tế, không phải lúc nào cũng có sẵn nguyên liệu thiên nhiên để chúng ta có thể sử dụng trong tạo hình. Vì vậy mà mỗi người giáo viên mầm non luôn phải thu thập sẵn các loại nguyên liệu mà mình thấy phù hợp, có thể sử dụng được trong tiết tạo hình để tạo hứng thú cho trẻ.

Với các nguyên liệu thiên nhiên đã thu thập ngoài môi trường như: sỏi, đá cuội, rau-củ-quả, các loại vỏ trai, sò, ốc, các loại hạt ngũ cốc (gạo, ngô, đậu,…). Để cái “kho nguyên vật liệu” trở nên gọn gàng thì giáo viên cần sắp xếp chúng thành các nhóm riêng và được sơ chế sạch sẽ, đảm bảo an toàn. Các nguyên liệu được để vào trong hộp, trong rổ và được gắn tên, có kí hiệu riêng, luôn để trong trạng thái mở để trẻ dễ lấy, dễ cất khi chơi với các nguyên vật liệu cũng như khi sưu tầm được, tạo ra một không gian phòng học đầy tính nghệ thuật sao cho thật ngộ nghĩnh và đáng yêu…
Giải pháp 4: Hướng dẫn trẻ sử dụng các nguyên vật liệu thiên nhiên qua hoạt động tạo hình.
Việc chúng ta áp dụng biện pháp sử dụng nguyên liệu thiên nhiên nhằm nâng cao hứng thú của trẻ trong hoạt động tạo hình thì biện pháp cần thiết và quan tâm số 1 đó chính là sử dụng các nguyên vật liệu thiên nhiên qua hoạt động tạo hình. Bởi các nguyên liệu đó luôn có sẵn, có thể mua được, thuận lợi cho việc sử dụng. Ngoài những ưu điểm nói trên, việc sử dụng các nguyên liệu công nghiệp cũng gây nên không ít khó khăn trong quá trình giáo dục thẩm mỹ cho đứa trẻ, không tạo ra được hứng thú trong các tiết hoạt động tạo hình, gây ra cảm giác nhàm chán, một màu,….không kích thích được trí tưởng tượng và sáng tạo của trẻ.
– Trong tiết hoạt động tạo hình “Con Bướm, Con Chim, Con Cá” có thể sáng tạo tiết dạy bằng cách sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên bằng lá cây

Hoạt động “Trang trí chiếc váy – mái tóc” từ các nguyên liệu thiên nhiên. Cô chuẩn bị các loại hoa tươi, lá cây, bông gòn, màu nước…. cho trẻ về nhóm và sáng tạo theo ý thích của mình.

Hoạt động “Làm khung ảnh tặng bà tặng mẹ nhân ngày 20/10” cô chuẩn bị giấy carton, màu nước, hoa tươi, lá cây trẻ cùng nhau chấm màu và dán những bông hoa vào
Hoạt động “Tạo hình các con vật” Con Trâu từ lá Đa, lá Mít hoặc vẽ, tô màu các con Rùa, con thỏ, con cá trên đá cuội.

Hoạt động “Làm quà tặng chú bộ đội nhân ngày 22/12”. Giáo viên chuẩn bị: lá bạc hà,lá dừa, tàu bạc hà, tàu chuối, cây dây leo cho trẻ làm mũ và xe tăng tặng chú bộ đội.

Hoạt động: “Làm bông hoa từ các nguyên vật liệu thiên nhiên” .Cô chuẩn bị các loại sỏi, đá, vỏ nghêu, sò, ốc, hến, các loại hạt.. cho trẻ về nhóm và sáng tạo các bông hoa

Hoạt động tạo hình“Gia đình của bé” trẻ dùng đất nặn, lá cây, cành cây khô để sáng tạo theo ý thích của mình.

Hoạt động: “ Trang trí mái tóc mẹ bằng lá cây” cô chuẩn bị các loại lá cây có sẵn ở trường sau đó cho trẻ dán mái tóc bằng lá cây theo ý thích của trẻ

Hoạt động “ Trang trí con cá bằng vỏ trứng ” cô chuẩn bị các vỏ trứng vụn sau đó trẻ sử dụng keo để dán các vỏ trứng tạo thành con cá

Hoạt động: “Làm quà tặng bạn” cô chuẩn bị lá chuối cho trẻ làm đồng hồ, nhẫn tặng bạn

Hoạt động: “ Vẽ chân dung cô giáo” cô chuẩn bị đá cuội và màu nước sau đó cho trẻ vẽ.

*Giải pháp 6: Sử dụng các nguyên vật liệu tự nhiên vào các hoạt động trong ngày của trẻ ở trường.
Ngoài hoạt động tạo hình trong trường mầm non còn có những hoạt động khác như âm nhạc (hát, múa), toán, tìm hiểu môi trường xung quanh, Văn học … Những hoạt động này có quan hệ chặt chẽ với nhau và bổ sung cho nhau giúp trẻ thêm yêu thích hoạt động tạo hình và làm tăng thêm sự tưởng tượng sáng tạo, thỏa mạn nhu cầu tìm tòi khám phá ở trẻ.
+ Hoạt động tạo hình làm cho hoạt động âm nhạc sống động hơn (Việc sử dụng các đạo cụ âm nhạc được là từ các nguyên vật liệu góp phần làm các buổi biểu diễn sinh động hơn, cuốn lá chuối thành kèn cho trẻ thổi, các diễn viên nhí tay trong tay những bộ gõ mõ dừa, … được trang trí nhiều màu xanh đỏ hay diện trên mình những bộ trang phục nhiều màu sắc làm nổi bật trên sân khấu biểu diễn âm nhạc sẽ làm cho trẻ thêm hứng khởi hoạt động)
+ Hay tiết văn học cô chuẩn bị trang phục từ các nguyên vật liệu phù hợp nhân vật cho trẻ để trẻ được tự thể hiện các vai chơi. Khi thể hiện một câu truyện hoặc cô sử dụng lá cây để tạo nên bức tranh minh họa câu chuyện.
+ Trong hoạt động làm quen với toán: cho trẻ đếm, xếp hình từ đá, vỏ nghêu…
– Giờ hoạt động ngoài trời
Với hình thức tổ chức môi trường học tập “lấy trẻ làm trung tâm” những giờ hoạt động ngoài trời, dưới sự hướng dẫn của các cô, trẻ luôn có cảm giác gần gũi, như được hòa mình với thiên nhiên cỏ cây, hoa lá, gió và cát … từ những nguyên liệu thiên nhiên trẻ thu lượm như: lá cây, sỏi, cát…được làm những gì mình thích ngay tại chính ngôi trường thân yêu của mình.

– Giờ hoạt động góc: Tôi rất chú trọng cho trẻ sử dụng nguyên vật liệu đa dạng, phong phú khi trẻ hoạt động tại các góc chơi. Ở góc chơi này, trẻ được thỏa sức sáng tạo theo trí tưởng tượng của mình .
* Góc nghệ thuật:
Ở góc này tôi chuẩn bị đa dạng các nguyên vật liệu thiên nhiên như: lá cây khô, các loại hột hạt, cành cây khô, vỏ nghêu, sò…để trẻ sáng tạo ra các sản phẩm tạo hình theo ý thích.

*Góc phân vai: Tôi chuẩn bị các bịch đậu, vỏ nghêu để trẻ chơi nấu ăn.
*Góc học tập: Chuẩn bị vỏ nghêu, đá, sỏi để trẻ chơi đếm số lượng.
*Góc khám phá: Chuẩn bị: nước, cát, sỏi…
*Góc xây dựng
Ở góc xây dựng được xem là một trong những góc chơi giúp phát huy sự sáng tạo của trẻ thông qua việc xây dựng hay thiết kế những không gian mà mình yêu thích. Để trẻ có thể dễ dàng hình dung, cô chuẩn bị các nguyên vật liệu xây dựng chẳng hạn như: Trẻ làm hàng rào và cây xanh con sò xếp đường đi, thanh gỗ xếp nhà cao tầng…

* Giải pháp 5: Phối hợp cùng trẻ và phụ huynh
Để làm phong phú thêm cho nguồn nguyên vật liệu của lớp, trong buổi họp phụ huynh đầu năm học, tôi đã nêu lên tầm quan trọng của việc sử dụng đa dạng các nguyên vật liệu trong hoạt động tạo hình và vận động phụ huynh sưu tầm, đóng góp để cô và trẻ tha hồ sáng tạo để phát triển khả năng sáng tạo của trẻ.
Khi tiến hành các đề tài tạo hình, chúng tôi cùng nhau trao đổi với phụ huynh về tên đề tài. Để phụ huynh biết và trò chuyện với trẻ ở nhà. Việc làm này giúp trẻ hiểu trước, hiểu sâu và có nhiều cảm xúc khi thực hiện các đề tài.

1.2. Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết (nếu là giải pháp cải tiến giải pháp đã biết trước đó tại cơ sở):
1. Thuận lợi:
– Sự hứng thú của trẻ, kỹ năng tạo hình, sản phẩm tạo hình của trẻ, ý tưởng, nhận xét của trẻ đều tăng lên rất nhiều.
– Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, chuyên môn để giáo viên có thể triển khai các nguồn nguyên vật liệu tự nhiên
– Phụ huynh học sinh luôn quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình và tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên.
2. Khó khăn:
– Do nhận thức của trẻ chưa đồng đều, có trẻ mạnh dạn có trẻ nhút nhác khi tham gia các hoạt động của lớp, chưa có hứng thú trong giờ học. Vì thế nên việc tiếp thu kiến thức của trẻ con gặp nhiều khó khăn.
– Giáo viên còn lúng túng trong việc chọn nguyên vật liệu phù hợp với điều kiện thực tiễn của trường lớp, địa phương
1.3. Nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm hiện tại
– Tôi đã nhận thức được về tầm quan trọng của việc sử dụng các nguồn nguyên liệu gần gũi với trẻ. Đặc biệt là đã nắm vững nội dung các phương pháp hình thức của hoạt động. Góp phần làm thay đổi nhận thức của phụ huynh trong quá trình giáo dục trẻ, từ đó họ rất nhiệt tình, mạnh dạn cho con tham gia các hoạt động do lớp tổ chức.
1.4. Khả năng áp dụng của sáng kiến8:
Các giải pháp mà tôi đã thực hiện trong năm học 2023 – 2024 nội dung gần gũi, phù hợp với việc đổi mới hiện nay, nội dung dễ áp dụng, nên có thể áp dụng trong các trường mầm non trên địa bàn huyện. Trẻ được phát huy hết khả năng, tự tin tham gia các hoạt động, được phát huy tính tích cực trong các hoạt động. Chất lượng giáo dục trẻ được nâng lên.
1.5. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
– Dựa vào kế hoạch chương trình mầm non, kế hoạch phát triển của nhà trường để lập được kế hoạch, xây dựng bài giảng theo chủ đề một cách cụ thể, chi tiết, sáng tạo.
– Tham gia đầy đủ các buổi tập huấn, chuyên đề, thao giảng chuyên môn do PGD, trường tổ chức.
– Sưu tầm các nguyên vật liệu thiên nhiên làm đồ dùng dạy học cho trẻ phải đẹp mắt, phù hợp và an toàn.
1.6. Hiệu quả sáng kiến mang lại9:
Sau khi áp dụng các biện pháp trên trẻ đã đạt được kết quả tại lớp Bé 2 như sau:
*Đối với trẻ:
– Sự hứng thú của trẻ, kỹ năng tạo hình, sản phẩm tạo hình của trẻ, ý tưởng, nhận xét của trẻ đều tăng lên rất nhiều.
– Trẻ đã thực sự say mê với hoạt động tạo hình và kết quả trẻ có sản phẩm tạo hình đa dạng, phong phú, đầy tính sáng tạo, trẻ có thể tạo hình từ các nguyên vật liệu thiên nhiên
*Đối với giáo viên:
– Tự tin, tích cực, sáng tạo hơn trong việc tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ.
– Có kỹ năng xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ.
– Giáo viên có nhiều sáng tạo để dạy trẻ. Hoạt động tạo hình sẽ không còn khô khan như trước mà nó sinh động hấp dẫn.
– Có kỹ năng xây dựng, tạo môi trường hoạt động trong trường, lớp
– Mạnh dạn giám nghĩ, giám làm, khắc phục mọi khó khăn để giúp trẻ có được những kỹ năng tạo hình ngay từ khi còn nhỏ.
2. Những thông tin cần được bảo mật – nếu có:
3. Danh sách những thành viên đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng
sáng kiến lần đầu:
TT Họ và tên Ngày tháng năm sinh Nơi công tác(hoặc nơi thường trú) Chức danh Trình độ chuyên môn Nội dung công việc hỗ trợ
1 Phạm Thị Thanh Thảo 1989 Trường MN Đại Hiệp Giáo viên Đại học SPMN Áp dụng SKKN này tại lớp Bé 3
2 Phạm Thị Tố Trinh 1996 Trường MN Đại Hiệp Giáo viên Đại học SPMN Áp dụng SKKN này tại lớp Bé 1

Xác nhận và đề nghị của
cơ quan, đơn vị tác giả công tác

Đại Hiệp, ngày 19 tháng 11 năm 2023 Người nộp đơn

Cảm nhận của Phụ huynh

Chị Nguyễn Thị Hoài Thu – Phụ huynh bé: Nguyễn Huỳnh Linh Đan – Lớp lớn

Con tôi rất nhút nhát, do công việc bận rộn gia đình cũng không có thời gian để tạo điều kiện cho bé thường xuyên tiếp xúc với môi trường bên ngoài nên bé ngại giao tiếp hơn. Do đó khoảng thời gian đầu cho bé đi học là quãng thời gian khó khăn cho cả bé và gia đình. Tôi đã từng khóc khi thấy bé đứng thút thít do không thuộc những động tác thể dục buổi sáng… Thời gian trôi thật mau, giờ bé đã nên người và tự tin hơn rất nhiều, bé lại có thể phát huy được năng khiếu múa hát. Tất cả là nhờ sự yêu thương, gần gũi của các cô đã làm cho bé tìm được niềm vui khi đến lớp.