Website Trường Mầm Non Đại Hiệp – Đại Lộc – Quảng Nam

GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG: LÀM QUEN VỚI TOÁN ĐỀ TÀI: XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ PHÍA TRÊN- PHÍA DƯỚI, PHÍA TRƯỚC- PHÍA SAU CỦA ĐỒ VẬT SO VỚI BẢN THÂN TRẺ, VỚI BẠN KHÁC, VỚI MỘT VẬT NÀO ĐÓ LÀM CHUẨN GIÁO VIÊN: PHAN THỊ HƯỚNG ĐỘ TUỔI: 5-6 TUỔI

Ngày đăng: Lượt xem:

GIÁO ÁN
HOẠT ĐỘNG: LÀM QUEN VỚI TOÁN
ĐỀ TÀI: XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ PHÍA TRÊN- PHÍA DƯỚI, PHÍA TRƯỚC- PHÍA SAU CỦA ĐỒ VẬT SO VỚI BẢN THÂN TRẺ, VỚI BẠN KHÁC, VỚI MỘT VẬT NÀO ĐÓ LÀM CHUẨN
GIÁO VIÊN: PHAN THỊ HƯỚNG
ĐỘ TUỔI: 5-6 TUỔI
3.1 Mục đích, yêu cầu:
a) Kiến thức:
– Trẻ biết xác định được vị trí của đồ vật ở các phía trên – dưới, phía trước – sau so với bản thân trẻ, với bạn khác và với một vật nào đó làm chuẩn
b) Kỹ năng:
– Rèn kỹ năng quan sát, chú ý
– Rèn trẻ kỹ năng phân biệt được các vị trí trong không gian so với bản thân và với bạn khác
c) Giáo dục:
– Giáo dục trẻ hoà đồng với bạn khi chơi, chú ý nghe cô giảng bài, giữ gìn đồ dùng đồ chơi trong lớp.
3.2 Chuẩn bị:
– 1 Búp bê, 1 cái ghế, 1 cái mũ, 1 quả bóng
– Ghế, các hình vuông, tròn, tam giác
– Nhạc bài hát theo chủ đề
3.3 Tiến hành hoạt động
a) Hoạt động mở đầu
Cô cho trẻ hát “Giấu tay”.
– Chúng mình vừa được cùng nhau hát bài gì nào?
– Trong bài hát nói về bạn nhỏ đang chơi trò giấy tay với cô giáo đấy. Đôi bàn tay là một bộ phân trên cơ thể của chúng mình nó giúp ích cho chúng mình làm rất là nhiều việc đấy các con ạ vì vậy chúng mình phải biết giữ gìn và bảo vệ đôi bàn tay thật là sạch sẽ nhé.
– Trước khi vào bài học hôm nay cô sẽ thưởng cho chúng mình một trò chơi đấy.
b) Hoạt động nhận thức:
* Ôn tập nhận biết các phía của bản thân
+ Trò chơi: Ai nhanh nhất
– Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi.
+ Cách chơi:
– Cô nói phía nào thì trẻ chỉ nhanh chỉ về phía đấy của bản thân trẻ
– Hỏi trẻ tay phải, tay trái ở đâu? (Trẻ giơ phía phải, trái theo yêu cầu của cô)
– Cho trẻ vỗ tay bên phải – vỗ tay bên trái (2 – 3 lần)
* Dạy trẻ Xác định vị trí của đồ vật so với bản thân trẻ, so với bạn khác và so với một vật nào đó làm chuẩn (phía trước – phía sau; phía trên – phía dưới)
+ Dạy trẻ xác định phía trước – phía sau, phía trên – phía dưới của bản thân.
– Cô phát cho trẻ rổ đồ chơi và yêu cầu trẻ đặt về các phía theo yêu cầu của cô.
– “Rổ đâu, rổ đâu”, “Rổ đây, rổ đây”. Rổ ở phía nào của các con? -> Cho trẻ nhắc lại (phía trước).
– “Rổ đâu, rổ đâu”, “Rổ đây, rổ đây”. Dấu rổ ra phía sau của mình nào. Rổ ở phía nào của các con? -> Cho trẻ nhắc lại (phía sau).
– “Rổ đâu, rổ đâu”, “Rổ đây, rổ đây”. Đưa rổ ra lên phía trên đầu của mình nào. Rổ ở phía nào của các con? -> Cho trẻ nhắc lại (phía trên).
– “Ghế đâu, ghế đâu”, “ghế đây, ghế đây”. ghế ở phía nào của các con? -> Cho trẻ nhắc lại (phía dưới).
+ Dạy trẻ xác định phía trước – phía sau, phía trên – phía dưới so với bạn khác.
– Bây giờ cô sẽ mời bạn Lực lên đây ngồi vào ghế ở giữa lớp
– trước mặt bạn Lực là ai?
– Sau lưng bạn Lực có gì?
– Phía trên bạn lực là gì đây? Và phía dưới?
=> Cô chốt lại
+ Dạy trẻ xác định phía trước – phía sau, phía trên – phía dưới so với một vật nào đó làm chuẩn
– Các con ơi, các con có nghe thấy tiếng gì không?
– À đó là tiếng gõ cửa đấy. Chúng mình đợi cô mở cửa xem ai đến nhé.
– Ai đến thăm lớp mình đây?
– Chúng mình cùng chào bạn Gấu bông nào!
– Bạn Gấu bông thấy lớp mình học rất là ngoan nên đã đến thăm lớp mình đấy. Các con hãy quan sát xem xung quanh bạn Gấu bông có gì nào?
– Đây là gì? Chùm bóng bay ở phía nào của bạn Gấu bông?
– Đây là gì? Hộp bút phía nào của bạn gấu bông
– Đây là cái gì? Cái bàn ở phía nào của bạn Gấu Bông?
– Đây là cái gì? Cái ghế ở phía nào bạn Gấu bông?
=> Cô chốt lại: Đây là phía trước của bạn. Phía trước của bạn Gấu bông là cái bàn. Đây là phía sau của bạn, phía sau của bạn là cái ghế. Phía trên của bạn là chùm bóng bay.
Phía dưới của bạn có hộp bút.
– Bạn Gấu Bông thấy chúng mình học rất giỏi, khen chúng mình 1 tràng vỗ tay nào.
– Đã đến giờ bạn gấu bông về rồi, chúng mình chào tạm biệt bạn gấu bông nào?
* Trò chơi 1: Thi ai nhanh
– Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi và luật chơi
CC: Cô nói phía nào thì các con giơ tay nhanh về phía đó, ngược lại khi cô nói đồ chơi gì thì các con nói đồ chới đó ở phía nào
– Cho trẻ chơi 2-3 lần
– Cô bao quát hướng dẫn
* Trò chơi 2.“Đứng đúng chỗ của tôi”
– Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi và luật chơi
+ Cách chơi: Cô chuẩn bị 1 cái mũ (cô đội mũ) cùng cả lớp đi chơi, vừa đi vừa hát. Khi cô nói: hãy đứng về phía phải
(hoặc phía trái, phía trước, phía sau) của cô, cô đứng im theo hướng nào đó. Trẻ phải chạy về đúng phía cô yêu cầu.
Khi trẻ chơi thành thạo, cô có thể yêu cầu cao hơn: các bạn trai đứng ở phía phải, các bạn gái đứng ở phía trái, hoặc các bạn gái đứng ở phía trước, bạn trai đứng phía sau
+ Luật chơi: Trẻ phải đứng đúng vị trí theo yêu cầu của cô. Bạn nào đứng không đúng chỗ sẽ nhảy lò cò.
– Tổ chức cho trẻ chơi 2 -3 lần
– Sau mỗi lần chơi cô động viên khuyến khích trẻ
– Giáo dục trẻ hoà đồng với bạn khi chơi, chú ý nghe cô giảng bài, giữ gìn đồ dùng đồ chơi trong lớp.
c) Kết thúc hoạt động:
– Cho trẻr hát bài hát “Lớp chúng ta đoàn kết”

Download (DOCX, 12KB)

Cảm nhận của Phụ huynh

Chị Nguyễn Thị Hoài Thu – Phụ huynh bé: Nguyễn Huỳnh Linh Đan – Lớp lớn

Con tôi rất nhút nhát, do công việc bận rộn gia đình cũng không có thời gian để tạo điều kiện cho bé thường xuyên tiếp xúc với môi trường bên ngoài nên bé ngại giao tiếp hơn. Do đó khoảng thời gian đầu cho bé đi học là quãng thời gian khó khăn cho cả bé và gia đình. Tôi đã từng khóc khi thấy bé đứng thút thít do không thuộc những động tác thể dục buổi sáng… Thời gian trôi thật mau, giờ bé đã nên người và tự tin hơn rất nhiều, bé lại có thể phát huy được năng khiếu múa hát. Tất cả là nhờ sự yêu thương, gần gũi của các cô đã làm cho bé tìm được niềm vui khi đến lớp.