Website Trường Mầm Non Đại Hiệp – Đại Lộc – Quảng Nam

CHỦ ĐỀ: PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG HOẠT ĐỘNG: KHÁM PHÁ KHOA HỌC Đề tài: TRÒ CHUYỆN VỀ PTGT ĐƯỜNG THỦY VÀ ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG Độ tuổi: 3 – 4 tuổi Giáo viên: Nguyễn Thị Tú Trinh

Ngày đăng: Lượt xem:

– Mục đích yêu cầu:
+ Kiến thức:
+ Trẻ kể tên và nhận biết 1 số phương tiện giao thông đường thủy và đường hàng không. Trẻ biết được 1 số đặc điểm, tốc độ, lợi ích, công dụng, nơi hoạt động…của một số PTGT đường hàng không và đường thủy.
+ Kỹ năng:
+ Rèn kỹ năng so sánh sự giống và khác nhau của ptgt đường không với ptgt đường thủy. Phát triển khả năng quan sát chú ý, ghi nhớ có chủ định cho trẻ.
+ Giáo dục:
+ Giáo dục trẻ biết khi tham gia giao thông đường thủy và đường hàng không thì phải biết chấp hành đúng luật lệ giao thông, khi ngồi trên thuyền phải cẩn thận, đảm bảo an toàn không thò tay thò đầu ra ngoài. Khi ngồi trên máy bay phải ngồi yên lặng và giữ trật tự, thắt dây an toàn. Biết yêu quý anh phi công và tiếp viên hàng không.
* Chuẩn bị:
– Đồ dùng của cô
+ Giáo án.
+ Hình ảnh về một số ptgt hàng không và đường thủy: máy bay, tên lửa, khinh khí cầu, tàu vũ trụ, thuyền buồm, tàu thủy, thuyền thúng, ca nô …
– Đồ dùng của trẻ
+ Hình rời: máy bay chở khách, máy bay phản lực, máy bay cứu hộ, tên lửa, khinh khí cầu, tàu vũ trụ, xe đạp, xe máy, tàu thủy, thuyền, tàu ngầm
+ Giấy màu.
* Tiến hành hoạt động
a) Hoạt động mở đầu
– Cho trẻ chơi “Tập tầm vông”
– Sau mỗi lần đoán đúng trẻ được nhận 1 món quà.
– Cho trẻ khám phá bên trong món quà.
– Cô hỏi trẻ về món quà mà trẻ khám phá.
– Còn rất nhiều điều hay và mới lạ nữa, các con có muốn khám phá cùng cô không?
– Cô và trẻ cùng vận động bài “Mời lên tàu lửa”.
b) Hoạt động nhận thức
* Bé tìm hiểu về ptgt đường thủy và hàng không
+ Tìm hiểu về thuyền buồm
– “Nhìn xem, nhìn xem”, xem cô có gì cho các con đây?
– Các con nhìn thấy gì nào? (hình ảnh thuyền buồm)
– Các con có nhận xét gì về chiếc thuyền buồm này?
– Chiếc thuyền buồm được làm bằng chất liệu gì?
– Cánh buồm có tác dụng gì?
– Thuyền chạy được nhờ có gì?
– Thuyền buồm dùng để làm gì?
=>Thuyền buồm là loại thuyền chạy bằng sức gió hoặc sức người, nhờ có cánh buồm để đón gió nên thuyền có thể chạy từ nơi này sang nơi khác, thuyền chở người và vận chuyển được hàng hóa trên sông, trên biển.
+ Tìm hiểu về tàu thủy
– “Lắng nghe, lắng nghe”. Bây giờ các con hãy lắng nghe câu đố của cô và đoán xem đó là phương tiện gì?
“Thân hình bằng sắt
Nổi nhẹ trên sông
Chở chú hải quân
Tuần tra trên biển.”
Là cái gì? (Tàu thủy)
– Cô cho trẻ xem tiếp tranh tàu thủy
– Các con có nhận xét gì khi thấy chiếc tàu thủy này?
– Tàu thủy được làm từ chất liệu gì?
– Vì sao tàu thủy chạy được mà không cần có cánh buồm?
– Tàu thủy thường chạy ở đâu? Tàu thủy dùng để làm gì?
=>Tàu thủy là loại tàu được làm bằng sắt, chạy bằng động cơ, chở được nhiều người và hàng hóa trên sông, trên biển.
– Tàu thủy và thuyền buồm thuộc phương tiện giao thông gì?
– Ngoài thuyền buồm và tàu thủy, các con còn biết những loại ptgt đường thủy nào nữa? (trẻ kể tên một số ptgt đường thủy mà trẻ biết )
– Ngoài những phương tiện giao thông các con vừa kể còn rất nhiều ptgt đường thủy nữa bây giờ cô cháu mình cùng xem nhé.
+ Cô cùng trẻ xem một số hình ảnh ptgt đường thủy trên máy
– Nơi tàu, thuyền đậu đỗ để chở người và hàng hóa gọi là gì? (Bến cảng).
– Người điều khiển tàu thủy, ghe,..gọi là gì? (Người lái tàu)
=> Tàu thủy, phà, ghe là những ptgt đường thủy, nơi hoạt động của các phương tiện này là ở dưới sông, biển …Nơi tàu, thuyền đậu đỗ gọi là bến phà, bến tàu. Tàu, thuyền dùng để chở người và hàng hóa, người điều khiển tàu, thuyền gọi là người lái tàu.
+ Máy bay
– Cô và trẻ cùng chơi trò chơi “Máy bay”
– Các con nhìn xem đây là gì? (Cô cho trẻ xem hình ảnh máy bay và cùng thảo luận)
– Các con có nhận xét gì về chiếc máy bay này?
– Máy bay hoạt động ở đâu? Máy bay bay được nhờ vào đâu?
– Máy bay làm bằng gì? Máy bay to hay nhỏ?
– Máy bay bay nhanh hay chậm?
– Người lái máy bay gọi là gì? Máy bay dùng để làm gì?
– Máy bay gọi là PTGT nào? Vì sao?
=>Máy bay bay trên bầu trời nhờ vào động cơ và 2 cánh giữ thăng bằng khi bay, máy bay chở khách đi từ nơi này đến nơi khác ….máy bay bay trên bầu trời nên được gọi là PTGT đường hàng không.
– Cô đố, cô đố: Đố các con người điều khiển máy bay gọi là gì? (phi công)
– Nơi máy bay đậu đỗ để đón người và hàng hóa gọi là gì? (Sân bay)
– Ngoài anh phi công thì trên máy bay còn có những ai nữa? (Tiếp viên hàng không, hành khách)
– Ngoài máy bay các con còn biết những loại PTGT nào thuộc PTGT hàng không nào nữa? (trẻ kể tên)
– Máy bay, máy bay cứu hộ, máy bay phản lực, máy bay cánh quạt là PTGT đường hàng không. Bên cạnh đó còn có tàu vũ trụ, khinh khí cầu dùng để cho các nhà khoa học đi thám hiểm trên bầu trời….cũng là PTGT đường hàng không nữa đó các con.
* So sánh
– Các con hãy: “Nhìn xem, nhìn xem”, nhìn xem cô có gì đây? (hình ảnh máy bay và tàu thủy)
– Bạn nào thông minh hãy tìm ra điểm giống và khác nhau giữa 2 phương tiện này?
– Trẻ trả lời theo ý trẻ, cô tóm ý
+ Giống: Đều chở người và hàng hóa, thân các phương tiện làm bằng sắt và chịu được nhiệt độ bên ngoài.
+ Khác
– Máy bay thuộc PTGT đường hàng không nên bay trên bầu trời, chạy nhanh, neo đậu ở sân bay.
– Tàu thủy thuộc PTGT đường thủy nên chạy trên sông, trên biển, chạy chậm hơn máy bay, neo đậu ở bến cảng.
– Cô cho trẻ nhắc lại.
– Chúng ta vừa tìm hiểu 2 nhóm phương tiện giao thông gì? (trẻ trả lời)
– Vậy khi ngồi trên thuyền hoặc máy bay thì cháu phải làm sao?
* Giáo dục trẻ biết khi tham gia giao thông đường thủy và đường hàng không thì phải biết chấp hành đúng luật lệ giao thông, khi ngồi trên thuyền phải cẩn thận, đảm bảo an toàn không thò tay thò đầu ra ngoài. Khi ngồi trên máy bay phải ngồi yên lặng và giữ trật tự, biết yêu quý anh phi công và tiếp viên hàng không.
* Trò chơi
+ Trò chơi 1: “Ai nhanh hơn”
– Cách chơi: Cô có 2 bức tranh và có các hình rời về ptgt đường không, thủy 2 đội hãy thi đua chạy lên phía trước chọn ptgt phù hợp gắn vào bức tranh, đội nào ghép được bức tranh đẹp, sáng tạo, phù hợp thì đội đó chiến thắng.
– Luật chơi: Không tranh giành xô đẩy bạn khi chạy, bạn đập tay vào bạn tiếp theo thì bạn tiếp theo mới được chạy lên phía trước.
+ Trò chơi 2: “Bé vui sáng tạo”
– Cách chơi: Chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm sẽ có những tờ giấy màu. Nhiệm vụ của mỗi nhóm là từ những tờ giấy màu hãy gấp ra những chiếc máy bay giấy. Trong thời gian 3 phút đội nào hoàn thành được nhiều sản phẩm đẹp và sáng tạo là đội thắng cuộc.
– Luật chơi: Các thành viên trong đội cùng tham gia, không tranh giành ồn ào khi chơi.
c) Kết thúc hoạt động
– Nhận xét, tuyên dương.
– Cô cùng trẻ hát bài: “Bé làm phi công” và kết thúc tiết học.

Download (DOCX, 15KB)

Cảm nhận của Phụ huynh

Chị Nguyễn Thị Hoài Thu – Phụ huynh bé: Nguyễn Huỳnh Linh Đan – Lớp lớn

Con tôi rất nhút nhát, do công việc bận rộn gia đình cũng không có thời gian để tạo điều kiện cho bé thường xuyên tiếp xúc với môi trường bên ngoài nên bé ngại giao tiếp hơn. Do đó khoảng thời gian đầu cho bé đi học là quãng thời gian khó khăn cho cả bé và gia đình. Tôi đã từng khóc khi thấy bé đứng thút thít do không thuộc những động tác thể dục buổi sáng… Thời gian trôi thật mau, giờ bé đã nên người và tự tin hơn rất nhiều, bé lại có thể phát huy được năng khiếu múa hát. Tất cả là nhờ sự yêu thương, gần gũi của các cô đã làm cho bé tìm được niềm vui khi đến lớp.