GIÁO ÁN Chủ đề: Bản thân Hoạt động: Giáo dục kỹ năng sống Đề tài: Bé học kỹ năng thoát hiểm khi hỏa hoạn Độ tuổi: 4 – 5 tuổi Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Bân
Ngày đăng: Lượt xem:
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
– Trẻ biết một số kỹ năng thoát hiểm khi có cháy.
– Trẻ biết tác dụng của lửa.
– Trẻ biết một số nguyên nhân, cách phòng tránh không để xảy ra hỏa hoạn.
– Trẻ biết dấu hiệu khi xảy ra cháy.
– Trẻ biết cách ứng xử khi gặp nguy hiểm.
2. Kỹ năng
– Trẻ có một số kỹ năng thoát hiểm cơ bản khi có cháy xảy ra
– Rèn kỹ năng giao tiếp, trả lời đầy đủ cả câu
– Rèn sự tự tin, thích đặt câu hỏi- Rèn sự tập trung, chú ý
3. Giáo dục:
– Trẻ hào hứng, tích cực tham gia vào các hoạt động.
– Giáodục trẻ biết tự vệ cho bản thân, biết tránh xa nơi nguy hiểm.
II/ CHUẨN BỊ:
– Sắc xô, khăn
– Hai thùng giấy, các vật dụng : bật lửa, rơm, rạ, củi, bếp ga, hộp diêm, chăn, màng, giường, chiếu, đồ chơi, sỏi, đá, gạch, nam châm
III/ TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
* Hoạt động mở đầu:
– Cho trẻ chơi trò chơi “Rồng rắn lên mây”
– Các con vừa chơi trò chơi gì ? Chúng mình vừa xin lửa để làm gì ?
– Lửa giúp con người làm gì? Dùng để nấu, nướng thực phẩm, dùng để sưởi ấm khi trời lạnh, giúp con người nhìn thấy ánh sáng khi đêm tối về.
– Lửa có rất nhiều công dụng nhưng bên cạnh đó lửa có 1 tác hại rất là đáng sợ. Đó là gì? (Lửa có thể gây cháy nhà, gây bỏng, và gây ra hỏa hoạn)
– Con có nhìn thấy hỏa hoạn chưa? Ở đâu? Làm thế nào để thoát hiểm khi có hỏa hoạn xảy ra thì cô xin mời c/c hãy nhẹ nhàng ngồi xuống và cùng xem đoạn video với cô nào ( cho trẻ xem video )
* Hoạt động trọng tâm :
Vừa rồi chúng mình được quan sát video về vụ hỏa hoạn rảy ra rất nghiêm
trọng phải không nào?
– C/c đã nhìn thấy gì trong video vừa rồi? ( nhìn thấy lửa và khói ….)
– Dấu hiệu nhận biết có một vụ hỏa hoạn là gì ? (có mùi khét, có rất nhiều
khói, bụi, lửa và tiếng còi báo động )
– Nguyên nhân của vụ cháy là gì? ( chập điện, nghịch que diêm, quên tắt bếp, tàn thuốc lá…)
– Có rất nhiều nguyên nhân gây ra các đám cháy, vậy những vật nào là những vật dễ gây ra cháy nổ ? Cho trẻ xem hình.
– Con có được chơi với các vật dụng dễ cháy nổ không? Vì sao?
– Tác hại của hỏa hoạn thật là nghiêm trọng, gây thiệt hại cả về người lẫn về của cải đấy c/c, vì vậy phòng cháy chữa cháy hiện nay đang là vấn đề rất quan trọng và mỗi chúng ta hãy tự trang bị cho mình những kỹ năng thật tốt để thoát hiểm khỏi nơi có hỏa hoạn.
Hôm nay cô sẽ hướng dẫn c/c kỹ năng thoát hiểm khi có hỏa hoạn và c/c chú ý, để thực hiện tốt kỹ năng thoát hiểm khi có hỏa hoạn thì việc đầu tiên c/c phải chú ý lắng nghe các câu hỏi để mình trả lời, c/c có đồng ý không ? Câu hỏi như sau:
– Nếu như chẳng may xảy ra hỏa hoạn thì các con sẽ phải làm gì?( chạy ra
khỏi nhà , gọi to người đến cứu, gọi cứu hỏa ).
– Nếu như không có điện thoại thì con phải làm như thế nào?( Kêu cứu- Cả lớp khum tay kêu cứu thật to: Cháy cháy cứu tôi với ) C/c kêu cứu thật to để người lớn nghe thấy và chạy đến cứu c/c nhớ chưa.
– Có bạn nào biết số điện thoại cứu hỏa là gì không ? ( 114)
– Khi c/c nhấc máy gọi cứu hỏa thì ai sẽ đến cứu ? (chú lính cứu hỏa )
– Công việc của chú lính cứu hỏa là gì? (dập tắt các đám cháy )
– Các chú dùng cái gì để dập lửa?
– Các con thấy công việc của các chú lính cứu hỏa có nguy hiểm và vất vả không?
– Chúng ta cùng thử nhấc máy gọi cứu hỏa nào? ( bấm 114 – Alo alo có cháy có cháy )
– Bạn nào gọi điện thoại cứu hỏa được nữa nào? Vài trẻ- cả lớp ( 114- alo cháy rồi, cứu với ) Tuyên dương cả lớp
– C/c à, khi phát hiện ra có cháy nếu là đám cháy nhỏ thì chúng ta chạy
nhanh ra ngoài và kêu cứu thật to để người lớn sẽ dùng nước xịt đám cháy hoặc dùng bình cứu hỏa để dập tắt đám cháy.
– Nếu như đám cháy lớn thì việc đầu tiên chúng ta phải thật bình tĩnh và thực hiện các bước thoát hiểm : các con phải lấy khăn ướt che kín miệng và mũi nhưng trên thực tế chúng ta không có sẵn khăn ướt đâu , vì vậy khi có hỏa hoạn xảy ra mình phải thật nhanh tìm vải mềm, khăn mềm khẩu trang ( nếu có trong túi) đeo vào để không bị hít phải khói độc, không mang theo vật dụng theo , c/c nhớ là bò, trườn sấp men tường theo hướng có ánh sáng và di chuyển thật nhanh ra cửa thoát hiểm, ( Vì lúc này khói và các khí độc đang ở phía trên nếu các con chạy hoặc đi sẽ hít phải khói độc rất dễ bị ngạt thở, nên các con bò thấp, trườn sẽ hít được khí oxi sát mặt đất). Cả lớp đã rõ các kỹ năng thoát hiểm chưa nào
– Khi di chuyển bị lửa bén vào người chúng mình phải làm gì? (nằm năn cuộn dưới sàn)
* Cô thực hiện kỹ năng thoát hiểm khi có hỏa hoạn (khi nghe còi báo cháy, cô dùng khăn che mũi miệng, cúi khom người và chạy ra khỏi đám cháy )
– Vừa rồi c/c nhìn thấy cô làm gì ? Thoát hiểm khi có hỏa hoạn.
– Bây giờ chúng mình cùng khom lưng và che mũi miệng thoát hiểm nào! (cả lớp khom lưng thấp và đi vòng tròn)
+ Một vài trẻ , mở còi báo cùng cô thực hiện
– Nếu như đám cháy ở ngay cửa ra vào thì c/c phải làm gì? Lấy mền trùm kín người và chạy ra ngoài.
+ Lần lượt các tổ lên thực hiện, cô chú ý sửa sai từng tổ và cho thực hiện lại nếu có)
+ Cho cả lớp cùng thực hiện ( bỗng nhiên có còi cả lớp thực hiện kỹ năng thoát hiểm)
– Vừa rồi chúng ta đã thực hiện kỹ năng thoát hiểm thành công rồi, vỗ tay tuyên dương cả lớp.
* Trò chơi 1 : Ai nhanh nhất
+ Cách chơi : Cô đưa ra tình huống, trong thời gian quy định, 2 đội thảo luận, đội nào có tín hiệu sắc xô trước đội đó sẽ dành quyền trả lời.
+ Luật chơi: Đội nào có câu trả lời đúng đội đó sẽ được một phần quà.
* Trò chơi 2: Trạm phân loại
+ Cách chơi: Hai đội có hai thùng giấy, các vật dụng dễ gây cháy ( bật lửa, rơm, rạ, củi, bếp ga, hộp diêm, chăn, màng, giường, chiếu, đồ chơi…) không gây cháy ( sỏi, đá, gạch, nam châm…) cùng nhau phân loại những đồ dùng dễ cháy và đồ dùng không dễ cháy trong thời gian quy định.
+ Luật chơi: Đội nào phân loại đúng đội đó chiến thắng.
IV/ KẾT THÚC:
Cháy nổ gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản , vì vậy chúng ta
hết sức lưu ý, luôn luôn đề phòng cháy nổ, và chúng ta có thông điệp gì nào !
Nói không với gì: Không nghịch lửa, không tàn trữ chất cháy nổ, không
để xảy ra cháy nổ là hạnh phúc của mọi người.