Website Trường Mầm Non Đại Hiệp – Đại Lộc – Quảng Nam

GIÁO ÁN CHỦ ĐỀ: ĐỘNG VẬT HOẠT ĐỘNG: GIÁO DỤC ÂM NHẠC ĐỀ TÀI: Nghe hát “Hoa thơm bướm lượn” Nội dung kết hợp: Vận động theo nhạc: “Kìa con bướm vàng” Độ tuổi: 5-6 tuổi Người dạy: Nguyễn Thị Tuyết Anh

Ngày đăng: Lượt xem:

GIÁO ÁN
CHỦ ĐỀ: ĐỘNG VẬT
HOẠT ĐỘNG: GIÁO DỤC ÂM NHẠC
ĐỀ TÀI: Nghe hát “Hoa thơm bướm lượn”
Nội dung kết hợp: Vận động theo nhạc: “Kìa con bướm vàng”
Độ tuổi: 5-6 tuổi
Người dạy: Nguyễn Thị Tuyết Anh

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
– Trẻ nhớ tên bài hát nghe “Hoa thơm bướm lượn” và tên tác giả Đặng Hữu Phúc.
– Trẻ cảm nhận sâu sắc nội dung, giai điệu của bài hát nghe và cùng cô minh họa theo giai điệu nhẹ nhàng của bài hát.
– Trẻ hát và vận động minh họa bài hát: “Kìa con bướm vàng”.
2. Kỹ năng:
– Giúp trẻ có kỹ năng vận động một số động tác đơn giản để minh họa cho bài hát.
– Rèn kỹ năng nghe và cảm thụ âm nhạc ở trẻ.
3. Giáo dục:
– Giáo dục trẻ biết bướm là côn trùng có lợi.
– Biết yêu quý các làn điệu dân ca của các miền.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng của cô:
– Giáo án bài giảng điện tử.
– Nhạc bài hát: “Hoa thơm bướm lượn”, “Kìa con bướm vàng”.
2. Đồ dùng cho trẻ:
– Trang phục gọn, đẹp, phù hợp.
– Mũ bướm
– Hộp xanh, đỏ, vàng, tím và hình ảnh con vật.
III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
1. Hoạt động mở đầu:
*Ổn định và giới thiệu
Cô cho trẻ xem hình ảnh về các chứ bướm có nhiều màu sắc.
– Các con vừa thấy gì?
– Các con thấy bướm có những màu gì ?
– Bướm có đôi cánh như thế nào?
Cô nói: Bây giờ cả lớp cùng làm những đôi cánh bướm dễ thương nào (cô với trẻ cùng làm động tác bướm bay)
* Giáo dục: Các con biết không bướm khi bướm bay từ bông hoa này sang bông hoa khác là giúp hoa thụ phấn đấy các con. Vì thế bướm là một con vật rất là có lợi đấy.
– Các con hãy lắng nghe và đoán xem đó là giai điệu của bài hát gì?
2. Hoạt động nhận thức:
* Vận động: “Kìa con bướm vàng”
– Cho cả lớp hát 1 lần vỗ tay.
– Cô thấy các con hát rất là hay và để cho bài hát sẽ hay hơn và sinh động hơn nữa chúng ta cùng làm những chú bướm thật dễ thương nào.
Cô cùng trẻ hát và vận động theo bài hát dưới nhiều hình thức. (cả lớp thể hiện, nhóm, cá nhân)
* Nghe hát : Hoa thơm bướm lượn
– Các con thấy bướm ở đâu vậy?
– À, đúng rồi, ở đâu có hoa thì ở đó có bướm lượn đó các con và điều này đã đi vào những làn điệu dân ca Việt nam đấy. Và bây giờ cô mời các con cùng lắng nghe bài hát “Hoa thơm bướm lượn” Dân ca Quan họ Bắc Ninh do nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc sáng tác.
– Cô hát lần 1
Làn điệu dân ca rất mượt mà tha thiết cho chúng ta 1 hình ảnh với muôn vàng màu sắc của hoa và bướm. Để cảm nhận sâu sắc hơn về bài hát cô mời các con lắng nghe lại bài hát lần nữa.
– Cô hát lần 2: Cô hát và thể hiện điệu bộ.
Bài hát “Hoa thơm bướm lượn” có giai điệu vui tươi, trong sáng, êm dịu, mượt mà đi sâu vào lòng người, làm cho người nghe không thể nào quên được âm điệu của vùng Bắc bộ.
– Lần 3: Và bây giờ cô mời một số bạn cùng cô minh họa cho bài hát (Trẻ múa minh họa cùng cô)
* Trò chơi: Chiếc hộp bí mật
– Cách chơi: Chia 2 đội, từng đội sẽ lựa chọn một chiếc hộp bất kì trong hộp có hình con vật nào thì sẽ hát bài hát có con vật đó.
– Luật chơi: Trong thời gian hội ý đội nào không hát được sẽ thua cuộc.
3. Kết thúc hoạt động:
– Cô cùng trẻ thể hiện lại bài hát “Hoa thơm bướm lượn”

*********************
Chúng ta hãy làm những đôi cánh bướm bay lượn trong vườn hoa

Download (DOC, 16KB)

Cảm nhận của Phụ huynh

Chị Nguyễn Thị Hoài Thu – Phụ huynh bé: Nguyễn Huỳnh Linh Đan – Lớp lớn

Con tôi rất nhút nhát, do công việc bận rộn gia đình cũng không có thời gian để tạo điều kiện cho bé thường xuyên tiếp xúc với môi trường bên ngoài nên bé ngại giao tiếp hơn. Do đó khoảng thời gian đầu cho bé đi học là quãng thời gian khó khăn cho cả bé và gia đình. Tôi đã từng khóc khi thấy bé đứng thút thít do không thuộc những động tác thể dục buổi sáng… Thời gian trôi thật mau, giờ bé đã nên người và tự tin hơn rất nhiều, bé lại có thể phát huy được năng khiếu múa hát. Tất cả là nhờ sự yêu thương, gần gũi của các cô đã làm cho bé tìm được niềm vui khi đến lớp.