Website Trường Mầm Non Đại Hiệp – Đại Lộc – Quảng Nam

GIÁO ÁN Hoạt động: LÀM QUEN CHỮ CÁI Chủ đề: Trường Mầm non Đề tài: Làm quen chữ cái o, ô, ơ Độ tuổi: 5-6 tuổi Giáo viên: Nguyễn Vũ Trà

Ngày đăng: Lượt xem:

GIÁO ÁN
Hoạt động: LÀM QUEN CHỮ CÁI
Chủ đề: Trường Mầm non
Đề tài: Làm quen chữ cái o, ô, ơ
Độ tuổi: 5-6 tuổi
Giáo viên: Nguyễn Vũ Trà
1. Mục đích yêu cầu:
a) Kiến thức:
– Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái o, ô, ơ.
b) Kỹ năng:
– Rèn kỹ năng nghe, quan sát, nhận biết, phát âm và ghi nhớ
c) Giáo dục:
– Trẻ hứng thú tham gia trò chơi.
– Giáo dục trẻ bảo quản đồ dùng đồ chơi trong lớp, chơi xong sắp xếp đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp.
2. Chuẩn bị:
– Slide bài giảng
– Quả bóng, bảng từ, thẻ chữ từ “quả bóng”
– Thẻ chữ o, ô, ơ.
– Tranh thơ chữ to “Nghe lời cô giáo” (3 tranh)
3. Tiến hành hoạt động
Gây hứng thú:
– Cho cả lớp hát bài “Chữ o và chữ a”.
+ Các con vừa hát bài hát có nhắc đến những chữ cái gì?
– Đúng rồi đấy! Đó là chữ o và chữ a. Thế lớp chúng mình đã được biết về chữ o chưa nào.
Có những bạn đã biết về chữ o, nhưng có những bạn chưa biết.Vậy thì hôm nay cô sẽ giới thiệu cho lớp chúng mình chữ cái o và chữ cái khác là ô và ơ nhé.
Hoạt động 1: Bé làm quen nhóm chữ cái o, ô, ơ.
* Làm quen chữ o.
+ Trong trường, trong lớp của các con có rất nhiều đồ dùng, đồ chơi. Con thích đồ chơi nào nhất?
– Cho trẻ chơi “Trốn cô – Cô đâu” và xuất hiện quả bóng và hỏi trẻ:
+ Đây là cái gì?
+ Chúng mình sẽ chơi trò gì với quả bóng này?
– Cô giới thiệu từ “Quả bóng”
– Cô đọc mẫu từ “Quả bóng” 2 lần.
– Trẻ đọc từ “Quả bóng” 2-3 lần.
– Cô giới thiệu: Từ “Quả bóng” có nhiều chữ cái, đây là chữ: o.
– Cô phát âm “o”
– Cô đưa thẻ chữ o to hơn và phát âm “o”
– Cô cho trẻ phát âm tập thể, nhóm, tổ, cá nhân.
+ Các con thấy chữ o giống cái gì?
– Cô giới thiệu cấu tạo: Chữ o là 1 nét cong tròn khép kín
– Cho trẻ dùng ngón tay trỏ để viết chữ o trên lưng bạn.
– Cô giới thiệu đây là chữ o in thường, chữ O in hoa dùng để in sách báo truyện, còn đây cũng là chữ o nhưng là chữ o viết thường, dùng để tô và viết trong giấy, vở. Tuy cách viết khác nhau nhưng phát âm vẫn giống nhau: cho trẻ phát âm: o
* Làm quen chữ ô.
+ Trời tối, trời sáng.
– Cô cho trẻ xem slile hình ảnh “cô giáo” và hỏi trẻ đây là ai? Cô giáo đang làm gì?
– Dưới hình ảnh “cô giáo” có từ “cô giáo” cô đọc từ 2 lần.
– Cho trẻ đọc từ “cô giáo” 2-3 lần.
– Cho trẻ tìm chữ o trong từ “cô giáo”
– Cho trẻ tìm chữ cái đứng thứ 2 trong từ “Cô giáo”
– Cô giới thiệu chữ cái “ô” và phát âm “ô”.
– Cô xuất hiện chữ ô to hơn và phát âm “ô”
– Cho trẻ phát âm “ô” (cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân)
– Cô giới thiệu cấu tạo chữ “ô” gồm 1 nét cong tròn khép kín và 1 dấu mũ phía trên đầu.
– Cho trẻ phát âm và hỏi lại trẻ cấu tạo của chữ “ô”.
– Cô giới thiệu từng kiểu chữ lần lượt: chữ “ô” in thương, in hoa, viết thường.
* Làm quen chữ ơ.
– Cô đọc câu đố:
Cái gì màu đỏ
Giữa có sao vàng
Thứ 2 hằng tuần
Bé đều nhìn thấy?
– Cô cho trẻ xem hình ảnh lá cờ ra và nói: Các con đoán rất đúng. Đó là lá cờ đỏ sao vàng là quốc kì của đất nước Việt Nam thân yêu của chúng mình.
– Cô giới thiệu từ “Lá cờ”
– Cô đọc từ “Lá cờ” 2 lần
– Cô cho trẻ đọc từ “Lá cờ” 2-3 lần.
– Cô cho trẻ tìm chữ cái giống chữ o trong từ “Lá cờ”.
– Cô giới thiệu chữ cái “ơ” và phát âm chữ “ơ”.
– Cô xuất hiện chữ ơ to hơn và phát âm “ơ”
– Cô cho trẻ phát âm “ơ” (cho cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân phát âm).
– Cô hướng dẫn và sữa cách phát âm cho trẻ.
– Cô hỏi trẻ cấu tạo của chữ “ơ”. Gọi 2-3 trẻ trả lời.
– Cô chốt lại: Chữ ơ gồm một nét cong tròn khép kín và 1 dấu móc phía bên phải.
– Cô giới thiệu từng kiểu chữ lần lượt: chữ “ơ” in thường, in hoa, viết thường.
* So sánh chữ cái o – ô – ơ
+ Chúng mình vừa làm quen chữ cái đó là những chữ gì?
+ Các con nhìn xem chữ o, ô, ơ có điểm gì giống nhau?
– Cô khái quát: Chữ o, ô, ơ có điểm gì giống nhau là đều có một nét cong tròn khép kín
+ Chữ o, ô, ơ có điểm gì khác nhau?
– Cô khái quát: Chữ o, ô, ơ có điểm khác nhau là:
+ Chữ o không có dấu
+ Chữ ô có 1 dấu mũ phía trên đầu.
+ Chữ ơ có 1 dấu móc phía bên phải.
– Cho trẻ phát âm từng chữ.
* Luyện tập:
– Cho trẻ chọn chữ theo yêu cầu của cô: Cô gọi tên chữ/ nói cấu tạo chữ, trẻ tìm chữ cái đó giơ lên và đọc to.
– Cho trẻ tìm chữ cái o, ô, ơ quanh lớp.
Hoạt động 2: Bé chơi trò chơi
* Trò chơi “Tam sao thất bản”
– Cách chơi: Cô cho trẻ thành 3 đội, cô có 3 bì thư mỗi đội trưởng sẽ lên bốc bì thư và xem chữ cái trong bì và chạy về kề tai và bạn thứ hai nói thầm chữ cái mình đã thấy trong bì thư bạn thứ hai chuyền tin cho bạn tiếp theo cứ như thế cho đến bạn cuối bạn chạy lên chọn chữ cái của đội mình và giơ lên, đội nào chuyền tin nhanh và đúng đội đó chiến thắng.
* Trò chơi “Thi xem tổ nào nhanh”
– Cách chơi: Chia trẻ về 3 đội tìm và gạch chân các chữ cái o, ô, ơ có trong bài thơ “Nghe lời cô giáo”
– Đội nào gạch chân được nhiều chữ cái o, ô, ơ và phát âm đúng thì đội đó thắng.
– Cô nhận xét tuyên dương trẻ
– Cô và trẻ cùng khái quát lại nội dung vừa học

Download (DOCX, 13KB)

Cảm nhận của Phụ huynh

Chị Nguyễn Thị Hoài Thu – Phụ huynh bé: Nguyễn Huỳnh Linh Đan – Lớp lớn

Con tôi rất nhút nhát, do công việc bận rộn gia đình cũng không có thời gian để tạo điều kiện cho bé thường xuyên tiếp xúc với môi trường bên ngoài nên bé ngại giao tiếp hơn. Do đó khoảng thời gian đầu cho bé đi học là quãng thời gian khó khăn cho cả bé và gia đình. Tôi đã từng khóc khi thấy bé đứng thút thít do không thuộc những động tác thể dục buổi sáng… Thời gian trôi thật mau, giờ bé đã nên người và tự tin hơn rất nhiều, bé lại có thể phát huy được năng khiếu múa hát. Tất cả là nhờ sự yêu thương, gần gũi của các cô đã làm cho bé tìm được niềm vui khi đến lớp.