Hoạt động: Khám Phá Khoa Học Chủ đề: Thế giới động vật Đề Tài: Bé Biết Gì Về Con Gà Mái Lứa tuổi: 4-5 tuổi Người dạy: Phan Thị Hiền
Ngày đăng: Lượt xem:
Hoạt động: Khám Phá Khoa Học
Chủ đề: Thế giới động vật
Đề Tài: Bé Biết Gì Về Con Gà Mái
Lứa tuổi: 4-5 tuổi
Người dạy: Phan Thị Hiền
I/ Mục đích yêu cầu:
1.Kiến thức:
– Trẻ nhận biết và gọi đúng tên gà mái, phân biệt được các bộ phận của gà mái: có 3 phần: đầu, mình và đuôi; đầu gà có mắt, mỏ và mào, mình gà có cánh và chân, đuôi gà.
– Trẻ biết gà thuộc nhóm gia cầm.
– Trẻ biết đặc trưng của gà mái là đẻ trứng ,ấp trứng, dẫn con đi kiếm mồi, tiếng kêu của gà mái: cục..ta…cục…tác
– Trẻ biết lợi ích của gà mái: cho thịt và cho trứng.
2. Kỹ năng:
– Rèn kỹ năng quan sát, nhận xét, so sánh, ghi nhớ có chủ định cho trẻ.
– Rèn khả năng phát triển vốn từ cho trẻ.
3. Giáo dục:
– Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động, đoàn kết, hợp tác với bạn trong nhóm.
– Trẻ yêu quý, chăm sóc và bảo vệ con gà
II/ Chuẩn bị:
– 1 con gà mái thật, que chỉ
– Nhạc bài hát “Đàn gà con” , là con gà mái
– Lô tô gà mái, gà con, gà trống….. để chơi trò chơi
– Hình ảnh các món ăn chế biến từ thịt gà, cá món chế biến từ trứng.
– Trứng đủ trẻ chơi
– Đồ chơi gà đẻ trứng.
– Máy tính, loa
III. Tiến hành hoạt động:
– Hoạt động mở đầu:
– Cho trẻ hát và vận động bài hát ‘Đàn gà trong sân’.
– Cô và các con vừa hát và vận động bài hát nói về con gì?
– Gà là động vật sống ở đâu các con?
– Gà không biết gáy là con gà gì các con?
– Gà gáy sáng là con gà gì các con?
– Con gà gì cục tác các con?
Hoạt động trọng tâm: Tìm hiểu con gà mái
– Cô cháu mình cùng làm những chú gà mái nào!
– Các con xem cô có con gì đây?
+ Các con xem con gà mái như thế nào? Có những bộ phận nào.
– Gà mái có 3 bộ phận chính: đầu, mình và đuôi.
+ Ở phần đầu có gì đây các con? (2 mắt, mào, có mỏ)
– Bạn nào giỏi nói cho cô biết mỏ của gà như thế nào? Nhọn, cứng
– Gà mổ thức ăn như thế nào? Các con làm những chú gà mổ thóc cùng cô nào?
+ Phần thân có gì các con? (2 cánh gà, 2 chân gà)
+ Đôi cánh giúp gà mái làm gì? Gà bay ntn?
– Cuối cùng là phần gì đây các con? đuôi
– Xung quanh gà được bao bọc bởi 1 lớp lông rất dày phải không nào? Vì vậy người ta xếp gà vào nhóm gia cầm đấy các con?
– Cho trẻ đồng thanh “Nhóm gia cầm”
– Các con thấy lông gà mái có màu gì?
– Màu lông gà mái có rất nhiều màu sắc phải không nào, màu vàng óng, màu đen, màu trắng…
+ Gà mái đẻ trứng hay đẻ con nhỉ?
– Đúng rồi gà mái đẻ trứng phải không nào.
+ Khi đẻ trứng gà mái kêu như thế nào?
+ Các con cùng làm tiếng kêu của gà mái nào?
– Khi gà mái đẻ trứng xong muốn khoe với mọi người là mình vừa đẻ được trứng nên kêu cục… ta…cục… tác đấy các con. Và đây bạn gà mái đã đẻ được quả trứng rồi đây. (cô đưa quả trứng cho trẻ xem và sờ)
– Qua thời gian gà mẹ ấp ủ thì những quả trứng này sẽ nở thành những chú gà con đáng yêu đấy.
+ Vậy để những chú gà con lớn nhanh thì chúng ta phải làm gì?
* Giáo dục: Để gà con lớn nhanh thì chúng mình phải chăm sóc, cho chúng ăn các con nhớ chưa nào?
– Thức ăn của gà là gì các con? Lúa, gạo, rau…
– Gà mái có lợi ích gì các con? Cho thịt và cho trứng
– Kể tên những món ăn chế biến từ thịt gà?
* Trò chơi 1: Đối mặt
– Cô có một chú gà mái biết đẻ trứng, nếu chú gà đẻ trứng và đi đến bạn nào thì bạn đó mang gà và trứng lên trả lời câu hỏi có trong quả trứng, các con rõ chưa nào?
+ Chúng ta vừa khám phá con gì?
+ Gà là động vật sống ở đâu? Và thuộc nhóm gì?
+ Gà có những bộ phận chính nào?
+ Thức ăn của gà là gì?
* Trò chơi 1: Ai nhanh hơn
Cách chơi: Cô chia lớp thành 2 đội chơi. Cô rất nhiều quả trứng gà bị thất lạc. Nhiệm vụ của 2 đội là chọn những quả trứng gà bật qua 3 vòng mang về ổ.
– Luật chơi: thời gian là 1 bản nhạc. Sau khi bản nhạc kết thúc đội nào mang được nhiều trứng đội đó thắng cuộc
– Tổ chức cho trẻ chơi
– Cô nhận xét, tuyên dương trẻ.
Hoạt động 3: Kết thúc
– Cô cho trẻ vận động bài hát “Là con gà mái”