CÁCH XỬ LÝ TAI NẠN THƯƠNG TÍCH THƯỜNG GẶP Ở TRẺ MẦM NON
CÁCH XỬ LÝ TAI NẠN THƯƠNG TÍCH
THƯỜNG GẶP Ở TRẺ MẦM NON
- Xử lý khi bạn chảy máu cam
Cách xử lý : Cho trẻ nằm ngửa, kê vật mềm vào cổ ( hoặc ngửa đầu ra đằng sau ), thở bằng miệng. Dùng bông, giấy sạch bịt lỗ mũi đang chảy máu cho đến khi máu ngừng chảy.
- Xử lý khi bạn bong gân tổn thương dây chằng
Cách xử lý : Cởi giầy, tất chèn ép quanh vùng bị chấn thương đắp khăn có bọc đá để làm bớt sưng và giảm đau. Quấn băng chắc cố định xung quanh phần khớp xương bị bong gân nhưng không được quấn chặt. Đưa đến cơ sở y tế ngay sau khi băng bó xong.
- Sơ cứu ngạt thở, ngừng thở, ngừng tim ( trường hợp điện giật, đuối nước, bỏng, ngã )
Cách xử lý: rút cầu dao, phích điện, chú ý không sờ vào người bị điện giật khi chưa tắt nguồn.
– Làm sạch, thông đường thở bằng cách dốc ngược đầu trẻ xuống thấp rồi lay mạnh kích thích gây nôn bớt nước trong dạ dày ra ngoài, móc dị vật ép lồng ngực tháo nước ở đường hô hấp.
– Xoa bóp tim ngoài lồng ngực, hô hấp nhân tạo khoảng 2 tiếng
– Dùng 2 tay ép lồng ngực ngoài tim, ép 100 lần /1 phút, tần suất ép tim 15 lần kết hợp 2 lần thổi ngạt.
Đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
- Sơ cứu chấn thương mắt
Cách xử lý :
Dị vật lọt vào mắt : dung nước sôi để nguội hoặc nước muối sinh lý nhỏ nhiều vào mắt bị thương để dị vật trôi ra. Có thể dùng tăm bông hoặc bông sạch gạt nhẹ dị vật ra khỏi mắt.
– Mắt bị dập, va chạm: lấy vải sạch nhúng vào nước lạnh/ nước đá vắt khô đắp lên mắt 30p.
– Mắt bị dị vật xuyên qua: Đắp gạt sạch lên cả 2 mắt, băng nhẹ nhàng 2 mắt chuyễn đến cơ sở y tế gần nhất.
- Sơ cấp cứu trường hợp bỏng
Cách xử lý :
– Tách trẻ ra khỏi nguồn gây bỏng
– Ngâm chổ bỏng vào nước mát, sạch hoặc để chỗ bỏng dưới vòi nước đang chảy trong 20p.
– Cởi bỏ quần áo trước khi phần bị bỏng sưng lên. Chú ý dùng kéo cắt bỏ quần áo trẻ nếu quần áo dính vào vết bỏng. Không được lấy bất cứ vật gì bám trên vết bỏng.
– Băng nhẹ vùng bị bỏng bằng vai, băng hay gạc sạch, tránh làm vỡ nốt phòng, không dùng băng dính vết bỏng.
- Sơ cấp cứu ngộ độc thực phẩm-hóa chất
Cách xử lý
– Xử lý ngộ độc sắn: gây nôn càng nhiều càng tốt và cho uống nước đường (hay nước chè đường)
– Xử lý ngộ độc hóa chất, thuốc trừ sâu:
+ Không được gây nôn nếu trẻ uống nhầm phải hóa chất ( axit, kiềm ) vì có thể gây bỏng thực quản.
+ Uống nhầm thuốc trừ sâu thì gây nôn càng nhiều càng tốt
+ Ngộ độc qua da cần rửa tay xà phòng với nhiều nước
+ chuyển ngay đến cơ sở y tế trong vòng 6 giờ kể từ khi tiếp xúc với chất độc.
- Sơ cứu ngất xỉu
Cách xử lý
+ Bảo đảm cho trẻ thở nhiều không khí trong lành, nếu cần thì hãy mở cửa sổ ra.
+ Khi bệnh nhân tỉnh lại, trấn tĩnh và giúp bệnh nhân ngồi dậy từ từ.
+ Tìm xem bệnh nhân còn có bị thương tích nào do bị ngã gây ra không và điều trị cho bệnh nhân. Nếu bệnh nhân hồi tỉnh lại nhanh, hãy kiểm tra nhịp thở và mạch đập của bệnh nhân, chuẩn bị hô hấp nhân tạo nếu thấy cần thiết.
Đặt bệnh nhân ở tư thế dễ hồi sức và quay số 115 gọi cấp cứu. Nếu bệnh nhân bắt đầu cảm thấy muốn ngất xỉu trở lại, hãy đặt đầu bệnh nhân giữa 2 đầu gối họ và bảo họ hít sâu vào.
- Cầm máu vết thương
Cách xử lý:
Nâng cao phần đầu bị thương lên
– Dùng khăn sạch ( hoặc dùng tay nếu không có khăn ) ấn chặt ngay vào vết thương. Giữ chặt cho đến khi máu ngừng chảy.
– Nếu máy chảy không cầm được khi ấn chặt vào vết thương hoặc nếu nạn nhân đang mất nhiều máu:
* Cứ ấn chặt vào vết thương.
* Giữ cho phần bị thương giơ cao lên, càng cao càng tốt.
* Buộc ga rô tay hoặc chân, càng gần chỗ vết thương càng tốt. Xiết chặt vừa đủ làm máu cầm lại. Bược ga rô bằng một cái khăn gấp lại hoặc dây lưng rộng, đừng bao giờ dùng một dây thừng mảnh, dây thép.
* Chuyển ngay nạn nhân đến cơ sở y tế
- Xử lý khi bị ong đốt
Cách xử lý
– Rút kim châm của ong
– Chấm vết đốt bằng dung dịch ammoniac ( nước tiểu ) hoặc dung dịch kiềm
– Nếu ngạt thở cho mở khí quản.
- Xử lý khi bị rắn cắn
– Đặt ga rô trên chỗ rắn cắn không quá chặt, không để ga rô không quá 30’
– Rạch nhẹ da ở vết rắn cắn, nút máu bằng ống giác…., rửa vết thương bằng dung dịch KMnO4 1%
- Xử lý vết thương do động vật cắn
Những điều nên làm
– Cố gắng cầm máu lại
– Giảm tối đa nguy cơ bị nhiễm trùng
– Chăm sóc vết thương
Đối với vết cắn nông
– Rửa sạch vết thương bằng xà bông và nước ấm
– Lau khô vết thương
– Khuyên nạn nhân nên đi khám ở bác sĩ
Trên đây là cách sơ cứu một số tai nạn thương tích thường gặp ở trẻ, mong rằng sẽ giúp ích cho các bậc phụ huynh và giáo viên trong trường chúng ta!
Người viết bài: Nguyễn Thị Ngọc Loan