Website Trường Mầm Non Đại Hiệp – Đại Lộc – Quảng Nam

CHỦ ĐỀ: HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN HOẠT ĐỘNG: PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ ĐỀ TÀI: CÂU CHUYỆN VỀ GIỌT NƯỚC ĐỘ TUỔI: 5-6 TUỔI Giáo viên: Nguyễn Thị Lệ Hằng

CHỦ ĐỀ: HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN
HOẠT ĐỘNG: PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
ĐỀ TÀI: CÂU CHUYỆN VỀ GIỌT NƯỚC
ĐỘ TUỔI: 5-6 TUỔI
Giáo viên: Nguyễn Thị Lệ Hằng

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức :
– Trẻ nhớ tên câu chuyện, các nhân vật có trong câu chuyện. Hiểu nội dung câu chuyện.
– Trẻ biết được quá trình tạo ra giọt nước, ra mưa.
2. Kỹ năng:
– Biết sử dụng ngôn ngữ của mình để trả lời câu hỏi theo nội dung câu chuyện.
– Thông qua câu chuyện, trẻ biết kể chuyện sáng tạo bằng ngôn ngữ của mình.
3. Thái độ:
– Giáo dục trẻ về ích lợi của nước, và bảo vệ môi trường nước không vứt rác xuống sông suối ao hồ…. và phải biết sử dụng nước tiết kiệm.
II. CHUẨN BỊ:
– Thiết kế bài dạy trên PowerPoint
– Video về lợi ích của nước
– Video câu chuyện: Câu chuyện về giọt nước
– Các câu hỏi đàm thoại.
– Mũ các nhân vật trong truyện cho trẻ đóng kịch
– Bài hát “Hạt mưa và em bé”, “Cho tôi đi làm mưa với”, “Mây trắng mây đen”, “Tôi là gió”, “Tia nắng hạt mưa”, “Em bé và ông mặt trời”
III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
* Hoạt động mở đầu:
Chơi trò chơi: Mưa to mưa nhỏ
Bạn nào biết mưa có từ đâu?
Cùng gọi chị mưa để hỏi xem nhé! Hát “Hạt mưa và em bé”
Khi mưa thì cho chúng ta cái gì?
Cho trẻ xem một số hình ảnh về lợi ích của nước và trò chuyện cùng trẻ.
Giáo dục trẻ: Nước dùng để ăn uống, để sinh hoạt, để tưới cây,… Nước rất có ích cho cuộc sống của chúng ta vì vậy các con phải biết bảo vệ nguồn nước không nên vứt rác bừa bãi xuống sông, suối, ao, hồ và phải biết sử dụng nước thật tiết kiệm.
* Hoạt động trọng tâm:
Và để biết được nước có từ đâu mời các con cùng lắng nghe câu chuyện.
– Cho trẻ nghe lần 1 trên máy.
Các con vừa nghe câu chuyện gì?
– Để hiểu thêm về câu chuyện cô sẽ kể cho lớp chúng mình nghe một lần nữa. (Cô kể lần 2 trên powerpoint).
Và hôm nay bạn giọt nước muốn mời chúng mình cùng đi chơi và đến thăm xứ sở kỳ diệu của bạn ấy các con có đồng ý không nào?
Hát “Mây trắng mây đen”.
À đến nơi rồi. Cô sen hồng ơi cô có biết bạn giọt nước ở đâu không. À kia rồi bạn giọt nước đang nằm trên chiếc lá sen kìa.
– Cô kể chuyện cho trẻ nghe lần 3 trên tranh minh họa.
– Đàm thoại + giảng giải + trích dẫn.
Giọt nước bé nhỏ này đến đây bằng cách nào nhỉ? Chị gió bay ngang nói điều gì có bạn nào biết không?
Đúng rồi chị gió nói rằng: Cô sen hồng ơi giọt nước ấy là của tôi đấy chính tôi đã thổi giọt nước ấy đến đây.
Cô Mây Hồng xà xuống và nói điều gì?
Đúng rồi cô Mây Hồng nói rằng không phải đâu chính tôi đã mang giọt nước ấy đến đây. Giọt nước ấy là của tôi chứ.
Ai đã bực tức ấy nhỉ? Cô mưa bực tức nói như thế nào?
Cô mưa đã nói rằng: Các bạn nói sai hết rồi chính tôi đã sinh ra giọt nước ấy. Các bạn xem giọt nước ấy có giống tôi không?
Cuối cùng bác mặt trời đã nói điều gì?
Đến với sứ sở kỳ diệu của bạn giọt nước các con vừa được khám phá câu chuyện gì vậy? Câu chuyện có những nhân vật nào?
Để hiểu hơn nữa về quá trình tạo ra mưa, ra giọt nước, bạn giọt nước muốn mời chúng mình cùng tham gia trò chơi.
*Trò chơi 1: Cùng trổ tài
– Yêu cầu: Trẻ vừa trả lời câu hỏi của cô vừa thể hiện bài hát có tên các nhân vật trong câu chuyện theo quá trình tạo ra giọt nước.
– Giáo dục: Phải trải qua nhiều quá trình mới tạo ra được giọt nước vì vậy chúng mình phải biết sử dụng nước tiết kiệm.
* Trò chơi 2: Đóng kịch
Và hôm nay sứ sở kỳ diệu của bạn giọt nước có mở sân khấu để cho các bạn thể hiện tài năng. Các con hãy chọn mũ các nhân vật mình thích và cùng tham gia đóng kịch.
Trẻ đóng kịch theo nội dung câu chuyện.
* Kết thúc:
Mưa mang lại nguồn nước, mưa làm cho cây cối xanh tươi, mưa mang niềm vui đến cho các bạn trai bạn gái.
Hát “ Tia nắng hạt mưa”

Cảm nhận của Phụ huynh

Chị Nguyễn Thị Hoài Thu – Phụ huynh bé: Nguyễn Huỳnh Linh Đan – Lớp lớn

Con tôi rất nhút nhát, do công việc bận rộn gia đình cũng không có thời gian để tạo điều kiện cho bé thường xuyên tiếp xúc với môi trường bên ngoài nên bé ngại giao tiếp hơn. Do đó khoảng thời gian đầu cho bé đi học là quãng thời gian khó khăn cho cả bé và gia đình. Tôi đã từng khóc khi thấy bé đứng thút thít do không thuộc những động tác thể dục buổi sáng… Thời gian trôi thật mau, giờ bé đã nên người và tự tin hơn rất nhiều, bé lại có thể phát huy được năng khiếu múa hát. Tất cả là nhờ sự yêu thương, gần gũi của các cô đã làm cho bé tìm được niềm vui khi đến lớp.