Website Trường Mầm Non Đại Hiệp – Đại Lộc – Quảng Nam

GIÁO ÁN Chủ đề : Gia đình Đề tài: Bé vui với các hình học Độ tuổi: 5 -6 tuổi Giáo viên: Nguyễn Thị Xuân Hương

GIÁO ÁN
Chủ đề : Gia đình
Đề tài: Bé vui với các hình học
Độ tuổi: 5 -6 tuổi
Giáo viên: Nguyễn Thị Xuân Hương

Mục đích, yêu cầu:
1. Kiến thức:
– Trẻ nhận biết, phân biệt được hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật. Trẻ nêu được rõ nét đặc điểm nổi bật của các hình: hình lăn được, không lăn được, có góc hay không có góc, có cạnh hay không có cạnh. So sánh được sự giống và các nhau giữa các hình
2. Kỹ năng:
– Rèn kĩ năng nhận biết, phân biệt. Phát triển khả năng nhận biết màu sắc. Củng cố khả năng quan sát, ghi nhớ của trẻ.
3. Giáo dục:
– Giáo dục trẻ ngoan, nghe lời cô. Hứng thú hoạt động
II. Chuẩn bị:
– Mỗi trẻ 1 rổ đựng các hình vuông, tròn, tam giác, chữ nhật
– Máy tính, máy chiếu
– Bài hát: Nhà của tôi, cả nhà thương nhau
– que tính: 6 que tính dài bằng nhau, 2 que dài bằng nhau và dài hơn 6 que kia
– 2 tranh về ngôi nhà cho trẻ chơi
– 1 số đò dùng trong lớp có dạng hình tròn, vuông, tam giác, chữ nhật: Cờ đuôi nheo, ảnh Bác, miếng xốp trẻ ngồi, hình ông mặt trời
– Bút màu để trẻ nối
III. Tiến hành hoạt động
1. Hoạt động mở đầu:
– Chúng mình đang học chủ đề gì? (gia đình)
– Vậy cô và các bạn cùng hát bài: Nhà của tôi nhé!
– Bạn nào giỏi hãy kể cho cô và các bạn cùng biết về ngôi nhà của mình như thế nào? (1 tầng,….)
– Ngôi nhà của cô có 2 tầng và có mái ngói hình tam giác rất đẹp, Có rất nhiều ngôi nhà được tạo ra bởi các hình khác nhau, hôm nay cô và chúng mình cùng tìm hiểu xem các hình tạo ra những ngôi nhà như thế nào nhé!
2. Hoạt động trọng tâm:
Nhận biết hình tròn, vuông, tam giác, chữ nhật
– Trước tiên cô sẽ cho các bạn chơi 1 trò chơi rất thú vị đó là trò chơi: Ô cửa bí mật
– Cô mời trẻ lên chọn ô cửa có màu mà trẻ thích
– Trẻ đoán tên hình trong ô cửa- Hình tròn
– Hình tròn có màu gì?
– Bạn nào lên chọn ô cửa nữa?
– Trẻ nói tên hình trong ô cửa- Hình tam giác
– Gọi tiếp trẻ lên chọn ô cửa để mở
– Trẻ mở ô cửa và nói tên hình, màu sắc của hình
– Thêm 1 trẻ lên mở ô cửa
– Nêu tên hình trong ô cửa đó
– Khen trẻ
* Dạy trẻ phân biệt hình tròn, vuông, tam giác, chữ nhật
– Bây giờ cô lại cho chúng mình thử tài: Đố bạn hình gì?
– Cho trẻ xem hình ảnh của hình tròn
– Hỏi trẻ đây là hình gì?
– Đặc điểm của hình tròn như thế nào? (được tạo bởi 1 đường cong khép kín)
– Vì sao hình tròn lại lăn được?
– Cô cho trẻ cầm hình và lăn
-> Hình tròn được tạo bởi 1 đường cong tròn khép kín và lăn được. Vì hình tròn là mặt cong bao quanh nên lăn được dễ dàng.
– Cho trẻ tiếp tục quan sát hình ảnh hình tam giác
– Hỏi trẻ đây là hình gì?
– Hình tam giác có màu gì?
– Bạn nào nêu đặc điểm hình tam giác (tam giác có 3 cạnh)
– Cho trẻ lấy hình tam giác và cùng đếm số cạnh với cô
– Hình tam giác có bao nhiêu góc? Đếm số góc
– Vì sao hình tam giác không lăn được?
-> Hình tam giác có 3 cạnh và 3 góc, vì là hình có mặt bao thẳng nên không lăn được như hình tròn.
– Trẻ nhận xét đặc điểm hình vuông?
– Đếm số cạnh của hình vuông
– Nhận xét đặc điểm của các cạnh
-> Hình vuông là hình có 4 cạnh, các cạnh đều dài bằng nhau, hình vuông không lăn được vì là mặt bao thẳng.
– Đố các bạn biết đây là hình gì?
– Bạn nào nêu đặc điểm của hình chữ nhật?
– Cùng đếm số cạnh của hình, nhận xét các cạnh như thế nào?
– Vì sao hình chữ nhật không lăn được? Cho trẻ lăn thử
-> Hình chữ nhật có 4 cạnh, 2 cạnh dài và 2 cạnh ngắn. Vì là hình có mặt bao thẳng nên không lăn được.
– Vừa rồi cô và các bạn cùng nêu đặc điểm của những hình gì?
– Cho trẻ quan sát lại các hình đã học
* Cho trẻ so sánh hình vuông và hình chữ nhật
– Bạn nào biết hình vuông và hình chữ nhật giống nhau điểm nào?
– Nêu sự khác nhau giữa 2 hình
– Cho trẻ thực hiện thao tác xếp que tính thành hình vuông và xếp que tính thành hình chữ nhật để thấy rõ sự khác biệt rõ nét giữa 2 hình
-> Hình vuông và hình chữ nhật giống nhau là đều có 4 cạnh. Khác nhau là hình vuông có 4 cạnh đều bằng nhau còn hình chữ nhật có 4 cạnh, 2 cạnh dài và 2 cạnh ngắn.
* So sánh hình tròn với các hình còn lại
– Điểm khác nhau giữa hình tròn với hình vuông, chữ nhật, tam giác là gì?
– Vì sao hình tròn lăn được mà các hình còn lại không lăn được?
-> Hình tròn lăn được vì có mặt bao cong, các hình còn lại là mặt bao thẳng nên không lăn được
Luyện tập củng cố
– Cô cho trẻ tìm quanh lớpnhững đồ dùng có dạng những hình vừa học: Trẻ tìm được cờ đuôi nheo có hình tam giác, khung ảnh Bác hình chữ nhật, hình vẽ ông mặt trời trên tường hình tròn, miếng xốp trẻ ngồi hình vuông…
– Các bạn đã rất ngoan trong giờ học hôm nay nên cô sẽ thưởng cho chúng mình một trò chơi từ những hình tạo nên ngôi nhà, đó là trò chơi: Đội nào nhanh hơn!
– Cách chơi: Cô có 2 tranh ở giữa vòng tròn là tranh 1 ngôi nhà ghép bởi các hình chúng mình đã học. Yêu cầu các đội lên nối các phần của ngôi nhà và hình trong bức tranh với các hình đã học cho đứng. Trong thời gian là 1 bài hát đội nào xong trước và nối đúng nhiều nhất sẽ chiến thắng.
– Tổ chức cho trẻ chơi
– Kiểm tra kết quả
– Củng cố lại các hình, khen trẻ
* Kết thúc: Trẻ hát bài “ Nhà mình rất vui”cất đồ dùng.

Cảm nhận của Phụ huynh

Chị Nguyễn Thị Hoài Thu – Phụ huynh bé: Nguyễn Huỳnh Linh Đan – Lớp lớn

Con tôi rất nhút nhát, do công việc bận rộn gia đình cũng không có thời gian để tạo điều kiện cho bé thường xuyên tiếp xúc với môi trường bên ngoài nên bé ngại giao tiếp hơn. Do đó khoảng thời gian đầu cho bé đi học là quãng thời gian khó khăn cho cả bé và gia đình. Tôi đã từng khóc khi thấy bé đứng thút thít do không thuộc những động tác thể dục buổi sáng… Thời gian trôi thật mau, giờ bé đã nên người và tự tin hơn rất nhiều, bé lại có thể phát huy được năng khiếu múa hát. Tất cả là nhờ sự yêu thương, gần gũi của các cô đã làm cho bé tìm được niềm vui khi đến lớp.