GIÁO ÁN DỰ THI Hoạt động: KHÁM PHÁ KHOA HỌC Chủ đề: THẾ GIỚI THỰC VẬT Đề tài: BÉ BIẾT GÌ VỀ QUẢ ĐU ĐỦ Độ tuổi: 5-6 tuổi Giáo viên: Nguyễn Thu Nguyệt
GIÁO ÁN DỰ THI
Hoạt động: KHÁM PHÁ KHOA HỌC
Chủ đề: THẾ GIỚI THỰC VẬT
Đề tài: BÉ BIẾT GÌ VỀ QUẢ ĐU ĐỦ
Độ tuổi: 5-6 tuổi
Giáo viên: Nguyễn Thu Nguyệt
I. Mục đích yêu cầu:
* Kiến thức:
– Trẻ biết tên gọi và đặc điểm hình dạng bên ngoài, bên trong của quả đu đủ, biết đu đủ là loại quả có nhiều hạt.
– Trẻ biết được quá trình phát triển của quả đu đủ: Từ hoa, quả non, quả già, quả chín
– Trẻ biết lợi ích của quả đu đủ
* Kỹ năng:
– Phát triển khả năng tư duy, quan sát, so sánh, ghi nhớ có chủ định
– Phát triển ngôn ngữ cho trẻ
* Giáo dục:
– Giáo dục trẻ ăn nhiều quả để cơ thể khỏe mạnh và da dẻ hồng hào
– Biết chăm sóc, bảo vệ cây
II. Chuẩn bị:
– Bài giảng điện tử
– Video về các loại quả
+ Cây đu đủ thật
+ Quả đu đủ thật: quả già, quả chín
+ Các loại quả nhựa cho trẻ chơi trò chơi
III. Tiến hành hoạt động:
* Hoạt động mở đầu:
– Cho trẻ chơi trò chơi “ gieo hạt”
– Hỏi trẻ gieo hạt cho chúng ta những gì? (Cây xanh, hoa, quả…)
– Cho trẻ xem video về các loại quả và cho trẻ kể tên các loại quả trong video
– Cô đố cây đu đủ và tặng cho trẻ một điều bất ngờ (dẫn trẻ đến cây đu đủ thật)
* Hoạt động nhận thức:
– Cho trẻ quan sát cây đu đủ và hỏi:
+ Các con thấy trên cây đu đủ có gì?(hoa, lá, quả…)
– Cho trẻ quan sát hoa đu đủ:
+ Cho trẻ gọi tên “hoa đu đủ”
+ Hoa có màu gì?
+ Cho 1 trẻ lên gần quan sát hoa đu đủ và nhận xét?
+ Giới thiệu hoa đu đủ đực và hoa đu đủ cái
+ Cho trẻ biết hoa đu đủ cái sẽ kết thành quả
– Cho trẻ quan sát và nêu nhận xét quả đu đủ non
+ Cô nói: Quả đu đủ này còn non nên nó nhỏ. Cho trẻ gọi tên “quả đu đủ non”
+ Vỏ của quả đu đủ non có màu gì?
– Cho trẻ quan sát và nhận xét quả đu đủ già
+ Cô nói: Quả đu đủ này đã lớn nên nó to hơn. Cho trẻ gọi tên “quả đu đủ già”
+Vỏ của quả đu đủ già màu gì?
+ Các con có nhận xét gì về màu xanh của quả đu đủ non và màu xanh của quả đu đủ già (xanh lợt – xanh đậm)
-Cho trẻ quan sát và nhận xét quả đu đủ chín có màu gì?
+ Vì sao nó có màu vàng?
-Cô nói: Cây xanh cho chúng ta quả ngọt. Vì vậy, các con phải biết chăm sóc, bảo vệ cây, không được ngắt phá cây.
– Vận động bài hát “em yêu cây xanh”
– Cô nói: Để hiểu rõ hơn về quả đu đủ, hôm nay cô đã chuẩn bị sẵn một số quả đu đủ già và đu đủ chín các con hãy cùng nhau về nhóm quan sát
* Cô và trẻ cùng khám phá quả đu đủ già và đu đủ chín
* Cho trẻ quan sát quả đu đủ già và hỏi trẻ có nhận xét gì? (màu sắc, hình dạng, có những phần gì?)
– Hỏi trẻ khi sờ vỏ qua đu đủ già thì nó như thế nào?
– Quả đu đủ này đã lớn nên quả to, vỏ căng mịn và láng
– Điều đặc biệt hơn ở dưới lớp vỏ còn có nhựa màu trắng ( cô giải thích thêm cho trẻ về nhựa màu trắng còn gọi là mủ và cô khía lớp vỏ cho trẻ nhìn thấy nhựa)
– Khi ấn quả đu đủ già thì thấy thế nào?
– Cô bổ quả đu đủ già ra cho trẻ xem và nhận xét có những phần nào? (màu sắc của cơm và hạt quả đu đủ già)
– Hỏi trẻ quả đu đủ già được chế biến thành món ăn gì? (nấu canh, trộn, luộc, xào, bỏ mắm dưa…)
– Cho trẻ chơi đọc đồng dao về các loại quả
* Cho trẻ quan sát quả đu đủ chín
– Cô cho trẻ xem quả đu đủ chín và hỏi trẻ quả đu đủ chín có phần gì? (phần cuộn, phần quả)
– Ấn quả đu đủ chín thấy như thế nào?
– Cho trẻ quan sát quả đu đủ chín đã bổ ra và cho trẻ nhận xét bên trong quả đu đủ chín (màu của cơm và nhiều hạt)
– Khi chín hạt đu đủ chuyển từ màu trắng sang màu đen. Quả đu đủ đã chín vỏ căng mọng chuyển sang màu vàng
– Hỏi trẻ muốn ăn được đu đủ thì các con phải làm gì?
– Cô lấy quả đu đủ chín đã gột cho trẻ quan sát, ném và nhận xét vị của quả
– Giáo dục trẻ các loại quả rất có lợi cho cơ thể chúng ta, có nhiều chất dinh dưỡng đặc biệt là quả đu đủ có nhiều vitamin và khoáng chất giúp cho cơ thể khỏe mạnh, da dẻ hồng hào.
– Cho trẻ đọc: Lẳng lặng mà nghe
Tôi đọc bài vè
Ăn vào ngọt mát
Là quả thanh long
Xanh vỏ đỏ lòng
Là quả dưa hấu
Anh em cùng giống
Quả quýt quả cam
Ngọt ngon chín vàng
Là quả đu đủ
– Cho trẻ so sánh quả đu đủ già và quả đu đủ chín
Giống nhau:
+ Đều có phần cuộn và phần quả
+ Có nhiều hạt
Khác nhau:
+ Quả đu đủ già màu xanh, quả đu đủ chín màu vàng
+ Quả đu đủ già có cơm màu trắng, quả đu đủ chín cơm màu vàng
+ Quả đu đủ già hạt màu trắng, quả đu đủ chín hạt màu đen
+ Quả đu đủ già phải chế biến mới ăn được, quả đu đủ chín rửa sạch, gọt vỏ, bỏ hạt là ăn được
– Cho trẻ xem hình ảnh quá trình phát triển của quả đu đủ: từ hoa, quả non, quả già, quả chín
* Trò chơi 1: Xúc xắc xúc xẻ
– Cách chơi: Cho trẻ đứng thành 1 một tròn. Vừa đi vừa đọc đồng dao bài xúc xắc xúc xẻ, kết thúc bài đồng dao cô tung xúc xắc lên, mặt trên của xúc xắc hiện lên hình nào thì các con phải gọi tên hình đó và cô đặt câu hỏi trẻ trả lời, bạn nào trả lời đúng thì được tuyên dương, bạn nào trả lời sai thì nhường quyền trả lời lại cho bạn khác.
* Trò chơi 2: Thử tài của bé
– Cô có 3 chiếc xe, trên 3 chiếc xe có 3 thùng quà, trong thùng quà có các loại quả. Cô tặng 3 chiếc xe có thùng quà cho 3 đội. Các bạn của mỗi đội sẽ đẩy xe cho nhau, khi xe đến bạn nào thì bạn đó sẽ dùng tay sờ vào thùng quà tìm quả đu đủ và không được nhìn. Khi thời gian kết thúc đội nào tìm được nhiều quả đu đủ hơn thì đội đó sẽ là đội chiến thắng
– Cô nhận xét tuyên dương trẻ
* Trò chơi 3: Cùng nhau trổ tài
– Chia trẻ làm 2 đội, mỗi đội là những hình ảnh mảnh ghép rời về sự phát triển của quả đu đủ. Mỗi đội cử 5 bạn làm chướng ngại vật, những bạn còn lại tham gia chơi. Nhiệm vụ của mỗi đội là phải vượt qua chướng ngại vật lên tìm mảnh ghép rời ghép thành quá trình phát triển của quả đu đủ. Đội nào gắn nhanh và đúng đội đó sẽ chiến thắng
– Cô nhận xét tuyên dương trẻ
* Kết thúc hoạt động:
– Giáo dục trẻ phải biết yêu quý cây xanh và biết ơn người trồng cây đã cho chúng ta quả ngọt
– Vận động “vườn cây nhà bé”