giáo án hoạt động giáo dục âm nhạc; đề tài: Vận động ” Bé chúc tết”‘ Giáo viên: Nguyễn Thị Lệ Hằng
GIÁO ÁN
CHỦ ĐỀ: MÙA XUÂN – TẾT
HOẠT ĐỘNG: GIÁO DỤC ÂM NHẠC
ĐỀ TÀI: VẬN ĐỘNG “CHÚC TẾT”
Giao
- Mục đích yêu cầu:
- Kiến thức:
– Trẻ hát và vận động minh họa theo nội dung và nhịp điệu bài “Chúc Tết”
– Trẻ biết tên bài hát nghe : “Mùa xuân đầu tiên”. Trẻ nghe, cảm nhận được giai điệu mượt mà thiết tha của bài hát nghe và minh họa cùng cô theo bài “Mùa xuân đầu tiên” một cách hồn nhiên trong sáng.
- Kỹ năng:
– Rèn kỹ năng cảm thụ âm nhạc, kỹ năng hát kết hợp vận động theo nội dung và nhịp điệu bài hát.
– Phát triển kỹ năng nghe và đoán tên một số tiết tấu âm nhạc qua trò chơi.
– Phát triển kỹ năng đọc lời chúc tết theo các loại tiết tấu.
- Giáo dục:
– Trẻ có ý thức tết đến, sang năm mới thêm một tuổi càng lớn phải ngoan hơn, học giỏi và biết vâng lời .
– Biết dành những lời chúc tốt đẹp đến mọi người.
- Chuẩn bị:
– Nhạc bài hát “Chúc tết”, “ Mùa xuân đầu tiên”.
– Hình ảnh hoa, cây về mùa xuân cho trẻ trang trí.
– Cành hoa mai, hoa đào.
-Vòng hoa cho cô và trẻ múa.
– Hai câu đối.
– Đĩa quả, đĩa bánh chưng.
III. Tiến hành hoạt động:
* Hoạt động mở đầu:
– Chơi: “ Xúc xắc xúc xẻ”
Xúc xắc xúc xẻ
Xuân đến vui vẻ
Bé nào mạnh khỏe
Đi đón xuân sang.
Mùa xuân lại về, bằng đôi bàn tay khéo léo của mình các con cùng cô trang trí lớp để tạo nên khung cảnh mùa xuân tươi đẹp (Trẻ cùng cô trang trí quanh lớp)
Trong thời gian ngắn bằng đôi bàn tay khéo léo của mình các con cùng cô trang trí lớp thật là đẹp.
Hát nghe: “Mùa xuân đầu tiên”
Mùa xuân đến những cánh én bay về báo hiệu một mùa xuân tràn đầy hạnh phúc. Mùa xuân mà mọi người ai cũng mong ước đón chờ. Với giai điệu mượt mà tha thiết Nhạc sĩ Văn Cao đã sáng tác bài hát “Mùa xuân đầu tiên”. Cô mời các con cùng lắng nghe.
Cô hát cho trẻ nghe lần 1.
Bài hát cô vừa hát có tên là gì?
Dặt dìu mùa xuân đã về trên quê hương. Với cái nắng ấm áp của mùa xuân, hòa trong làn khói bay trên sông, âm vang tiếng gà gáy bên sông hình ảnh người mẹ thật hạnh phúc khi nhìn thấy đàn con đã trở về sum họp gia đình với bao niềm hân hoan, cô mời các con cùng minh họa với cô (trẻ múa phụ họa cùng cô theo bài hát).
Xuân về thì Tết đến và trong những ngày Tết chúng ta thường làm gì?
Vào ngày Tết mọi người hạnh phúc, vui vẻ, mặc quần áo mới đi chúc Tết chúc mọi người với những điều tốt đẹp.
Cho trẻ lắng nghe giai điệu bài hát và đoán đó là giai điệu của bài hát gì?
Trẻ thể hiện lại bài hát Chúc Tết.
Cô trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát:
– Vì sao bạn nhỏ vui khi Tết đến?
– Lời chúc tết của bạn nhỏ trong bài hát như thế nào?
Giáo dục: Tết đến, sang năm mới các con được thêm một tuổi, càng lớn các con phải ngoan hơn học giỏi hơn và phải biết vâng lời ông bà cha mẹ.
Trẻ thể hiện bài hát “Chúc tết” theo nhịp.
Chuyển hình chữ U thể hiện bài hát theo tiết tấu chậm.
Bài hát “Chúc tết” thật là vui thế các con có ý tưởng gì để minh họa cho bài hát thêm sinh động, rộn ràng và vui nhộn hơn (Cô lấy ý tưởng của vài trẻ và cô thống nhất động tác).
Trẻ vận động minh họa bài hát “Chúc tết” theo nhiều hình thức (4 hàng ngang, 3 vòng tròn, 1 vòng tròn lớn, các bạn nam thể hiện, các bạn nữ thể hiện, 2 hàng, mời nhóm, cá nhân thể hiện).
Trò chơi: Mừng xuân đón tết
Trò chơi thể hiện qua 2 vòng.
Vòng 1:
Trên màn hình có các ô số. Đại diện của mỗi đội lên chọn ô số mà mình thích. Sau ô số có thể hiện một loại tiết tấu, các bạn trong đội đoán xem đó là tiết tấu gì và thể hiện lại tiết tấu đó.
Hai đội chơi oẳn tù tì để tìm đội nào được chơi trước.
Vòng 2:
Cả hai đội thể hiện lời chúc tết theo tiết tấu cô yêu cầu.
*Kết thúc:
Trẻ vận động minh họa bài hát “ Chúc tết”