Website Trường Mầm Non Đại Hiệp – Đại Lộc – Quảng Nam

Giáo án hoạt động giáo dục âm nhạc; đề tài: Vận động “Múa với bạn Tây Nguyên”; giáo viên: Nguyễn Thị Xuân Hương

GIÁO ÁN

CHỦ ĐỀ: QUÊ HƯƠNG- ĐẤT NƯỚC

HOẠT ĐỘNG: GIÁO DỤC ÂM NHẠC

ĐỀ TÀI: VẬN ĐỘNG“MÚA VỚI BẠN TÂY NGUYÊN”

ĐỘ TUỔI: 5-6 TUỔI

Giáo viên: Nguyễn Thị Xuân Hương

  1. Mục đích yêu cầu

+ Kiến thức:

– Trẻ hát đúng nhạc và lời bài hát “ Múa với bạn Tây Nguyên” một cách nhịp nhàng.

– Biết tên của bài hát và tên tác giả.

– Trẻ thể hiện được cảm xúc của mình khi hát, kết hợp vận động theo bài hát.

– Hiểu được nội dung bài hát “ Từ rừng xanh cháu về thăm lăng Bác”.

 Kỹ năng:

– Trẻ hát đúng giai điệu của bài hát.

– Trẻ thích thú khi nghe cô hát và thể hiện tình cảm của mình qua bài hát nghe.

– Rèn tai nghe chính xác, cảm nhận về âm nhạc tốt.

+ Giáo dục:

– Qua bài hát giáo dục trẻ biết yêu thương, đoàn kết với các bạn ở Tây Nguyên và thêm yêu quê hương đất nước của mình.

  1. Chuẩn bị

– Giáo án.

– Lớp học sạch sẽ và an toàn.

– Bài hát “ Múa với bạn Tây Nguyên”

– Cô hát tốt bài hát nghe “ Từ rừng xanh cháu về thăm lăng Bác”

III. Tiến hành hoạt động:

* Hoạt động mở đầu:

+ Ổn định- trò chuyện:

– Cô cùng trò chuyện với trẻ về trang phục đặc trưng của Tây Nguyên.

– Cùng trẻ du lịch qua màn ảnh nhỏ tìm hiểu về vùng đất Tây Nguyên.

* Hoạt động trọng tâm:

– Cho trẻ xem một số loại nhạc cụ và âm thanh của các loại nhạc cụ đó.

* Trò chơi: “ Nghe âm thanh đoán tên nhạc cụ”

– Cách chơi: Chia 3 đội. Nhiệm vụ của 3 đội là lắng nghe âm thanh của 1 loại nhạc cụ và đoán xem đó là âm thanh của nhạc cụ gì. Trong thời gian 1 phút đội nào có tín hiệu trả lời trước thì sẽ được quyền trả lời.

– Luật chơi: Đội có tín hiệu trước mà trả lười không chính xác thì sẽ nhường quyền trả lời cho đội bạn.

+ Giới thiệu bài: Cho trẻ nghe giai điệu của bài hát “ Múa với bạn Tây Nguyên” và đoán tên giai điệu.

* Cung cấp kiến thức:

– Cho cả lớp hát cả bài “ Múa với bạn Tây Nguyên” 2 lần.

– Bài hát sẽ hay hơn khi kết hợp với những điệu múa thật là đẹp.

( Mời 2 trẻ lên múa minh họa để lấy ý tưởng)

– Từ những điệu múa thật là dễ thương của các bạn cô sẽ kết hợp thành điệu múa đặc trưng cho bài hát “ Múa với bạn Tây Nguyên”.

– Cô múa mẫu 1 lần

– Cho cả lớp hát, múa 2 lần

– Mời 3 tổ hát múa

– Nam, nữ hát múa

– Nhóm hát múa

– Cá nhân hát múa

* Nghe hát:

– Tây Nguyên là 1 vùng đất đẹp và nên thơ. Những con người ở đó có cuộc sống tuy vất vả và gian khổ nhưng sống rất vui vẻ và hạnh phúc. Các bạn nhỏ ở Tây Nguyên có một ước ao là được đến thủ đô Hà Nội thăm lăng Bác Hồ.Tình cảm đó được thể hiện qua bài hát “ Từ rừng xanh cháu về Thăm lăng Bác”.

– Cô hát lần 1

– Cô hát lần 2 giảng nội dung: Có 1 bạn nhỏ ở Tây Nguyên ước mong được đến thăm lăng Bác Hồ. Khi trông thấy Bác bạn đã rất bồi hồi không nói được điều chi và mong muốn được ở mãi bên Bác.

– Cô hát lần 3. Trẻ thể hiện cảm xúc cùng cô.

* Kết thúc hoạt động: Cho trẻ hát vận động lại bài: “Múa với bạn Tây Nguyên”.

 

Cảm nhận của Phụ huynh

Chị Nguyễn Thị Hoài Thu – Phụ huynh bé: Nguyễn Huỳnh Linh Đan – Lớp lớn

Con tôi rất nhút nhát, do công việc bận rộn gia đình cũng không có thời gian để tạo điều kiện cho bé thường xuyên tiếp xúc với môi trường bên ngoài nên bé ngại giao tiếp hơn. Do đó khoảng thời gian đầu cho bé đi học là quãng thời gian khó khăn cho cả bé và gia đình. Tôi đã từng khóc khi thấy bé đứng thút thít do không thuộc những động tác thể dục buổi sáng… Thời gian trôi thật mau, giờ bé đã nên người và tự tin hơn rất nhiều, bé lại có thể phát huy được năng khiếu múa hát. Tất cả là nhờ sự yêu thương, gần gũi của các cô đã làm cho bé tìm được niềm vui khi đến lớp.