Website Trường Mầm Non Đại Hiệp – Đại Lộc – Quảng Nam

giáo án hoạt động làm quen chữ cái; đề tài: bé vui học chữ v,r; giáo viên: Nguyễn Thị Xuân Hương

CHỦ ĐỀ: QUÊ HƯƠNG

HOẠT ĐỘNG: LÀM QUEN CHỮ CÁI

Đề tài: BÉ VUI HỌC CHỮ  v, r

Độ tuổi: 5-6 tuổi

Giáo viên: Nguyễn Thị Xuân Hương

 

  1. Mục đích yêu cầu:
  2. Kiến thức:

– Trẻ nhận biết chữ v, r và phát âm đúng chữ  v, r.

– Biết được cấu tạo của chữ cái v, r

  1. Kỹ năng:

– Phân biệt điểm khác nhau giữa hai chữ v, r.

– Luyện kỹ năng phát âm chính xác các chữ v, r cho trẻ.

– Nhận biết được chữ v, r qua các bài đồng dao, câu hát, ca dao có chứa chữ v, r thông qua các trò chơi.

  1. Thái độ:

– Giáo dục trẻ biết yêu quê hương, đất nước và con người Việt Nam.

– Giáo dục trẻ tính chăm chỉ, tích cực tham gia vào các hoạt động .

  1. Chuẩn bị:

* Đối với cô:

– Nhạc ” Cô gái vót chông”, “Nhịp cầu tre “, “Quê hương”, “Học vui chữ cái” .

– Chữ cái r, v.

– Thiết kế giáo án điện tử của tiết học .

* Đối với trẻ :

– Các các chữ cái v,r và những chữ cái đã học.

– Hoa vàng, hoa trắng đủ cho trẻ sử dụng.

III. Tiến hành hoạt động:

  1. Hoạt động mở đầu:

– Chơi trò chơi: “ Dung dăng dung dẻ”

– Cho trẻ nghe bài hát “Cô gái vót chông”

  1. Hoạt động trọng tâm:

* Giới thiệu:

– Bài hát ca ngợi những nữ thanh niên xung phong thời chống mỹ cứu nước. Đó là bài hát “ cô gái vót chông”.

*Cung cấp kiến thức:

+ Dạy chữ v:

– Cô giới thiệu chữ v, cho trẻ quan sát chữ v và phát âm chữ v (Cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân phát âm, cô chú ý sữa sai cho trẻ).

– Cho trẻ nhận xét cấu tạo của chữ v. Cô tóm ý và phân tích cấu tạo chữ v (Chữ v gồm hai nét xiên chụm vào nhau phía dưới)

– Cô cho trẻ quan sát các kiểu chữ v (v in thường , v viết thường)

+ Dạy chữ r:

– Cô giới thiệu chữ r, cho trẻ quan sát chữ r và phát âm chữ r (Cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân phát âm, cô chú ý sữa sai cho trẻ).

– Cho trẻ nhận xét cấu tạo của chữ r. Cô tóm ý và phân tích cấu tạo chữ r (Chữ r gồm một nét sổ thẳng kết hợp với một nét cong nhỏ bên phải)

– Cô cho trẻ quan sát các kiểu chữ r (r in thường , r viết thường)

So sánh v, r:

  • Cô cho trẻ quan sát 2 chữ v,r và nhận xét.( Trẻ quan sát và nhận xét)

+ Giống nhau: Không cói điểm giống nhau

+ Khác nhau: ( Mời 2 trẻ nói theo ý của mình)

Cô tóm ý: Chữ v và r không có điểm giống nhau, điểm khác nhau của hai chữ v, r đó là: Chữ v gồm hai nét xiên chụm vào nhau ở phía dưới, còn chữ r gồm một nét sổ thẳng kết hợp với một nét cong nhỏ ở trên bên phải. Cho trẻ nói lại điểm khác nhau.

* Trò chơi 1: “Đôi bàn tay khéo”

+ Cách chơi:

– Chọn chữ v dán vào hoa màu vàng, chữ r dán vào hoa màu trắng.

+ Luật chơi:

– Mỗi bạn chọn đúng chữ v dán vào hoa màu vàng, chữ r vào hoa màu trắng thì được tuyên dương.

Trẻ về đội hình 3 vòng tròn để thực hiện. Cô quan sát và nhận xét tuyên dương trẻ.

* Trò chơi 2: “Thử tài của bé”

+ Cách chơi:

Hát “Tập tầm vông” đoán xem tay nào của cô có chữ cái bé đang học.

+ Luật chơi:

– Bạn nào đoán tay nào của cô có chữ cái đang học thì đứng về phía ấy?

Cô và trẻ vận động bài Tập tầm vông và chơi đoán tay có tay không. Cô mở tay và cho trẻ gọi tên chữ cái rồi trẻ đưa chữ cái giống chữ trong tay cô và phát âm chữ cái đó (Cho trẻ chơi 2-3 lần).

* Trò chơi 3: “Nhìn nhanh đoán đúng”

+ Cách chơi:

– Quan sát màn hình xuất hiện đoạn đồng dao, câu hát, ca dao …có chứa các chữ cái v,r vừa học giơ lên và phát âm.

+ Luật chơi:

– Bạn nào chọn đáp án sai mất lượt chơi, về cuối hàng quan sát các bạn và cùng tham gia. Nếu lượt chơi sau chọn đáp án đúng thì sẽ được trở lại vị trí và tiếp tục chơi cùng bạn.

* Trò chơi 4: “Ai nhanh hơn”

+ Cách chơi:

Mỗi lần chơi đại diện của mỗi đội là 5 bạn. Cô gọi tên bạn nào thì bạn đó lên quan sát các chữ cái có trong hình các bông hoa. Khi có hiệu lệnh bạn nào chọn được chữ cái theo yêu cầu của cô thì chạy về đội mình, bạn kia phải đuổi theo cố gắng đập vào người bạn. Nếu đập dược vào người bạn thì thắng giành chữ cái về cho đội mình.

+ Luật chơi:

Chỉ được chạy lên khi cô gọi tên của mình.

Chỉ được đập nhẹ vào tay, vai, người bạn bên đối phương cầm chữ cái.
Khi người cầm chữ cái chạy về qua  vạch đích thì không được đập nữa.

Cảm nhận của Phụ huynh

Chị Nguyễn Thị Hoài Thu – Phụ huynh bé: Nguyễn Huỳnh Linh Đan – Lớp lớn

Con tôi rất nhút nhát, do công việc bận rộn gia đình cũng không có thời gian để tạo điều kiện cho bé thường xuyên tiếp xúc với môi trường bên ngoài nên bé ngại giao tiếp hơn. Do đó khoảng thời gian đầu cho bé đi học là quãng thời gian khó khăn cho cả bé và gia đình. Tôi đã từng khóc khi thấy bé đứng thút thít do không thuộc những động tác thể dục buổi sáng… Thời gian trôi thật mau, giờ bé đã nên người và tự tin hơn rất nhiều, bé lại có thể phát huy được năng khiếu múa hát. Tất cả là nhờ sự yêu thương, gần gũi của các cô đã làm cho bé tìm được niềm vui khi đến lớp.