Website Trường Mầm Non Đại Hiệp – Đại Lộc – Quảng Nam

giáo án hoạt động làm quen văn học; đề tài: Chuyện cô mây; giáo viên: Phạm Thị Hạnh

GIÁO ÁN

Chủ đề: Hiện tượng tự nhiên

Đề tài: Chuyện Cô Mây

Độ tuổi: Mẫu giáo Lớn

  1. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
  2. Kiến thức

– Trẻ biết tên chuyện, biết tên nhân vật trong câu chuyện.

– Hiểu được nội dung câu chuyện.

  1. Kỹ năng

– Kỹ năng đàm thoại rõ ràng, trọn câu theo nội dung chuyện.

– Phát triển khả năng cảm thụ tác phẩm văn học, phát triển ngôn ngữ.

  1. Thái độ

– Giáo dục trẻ biết yêu quý, bảo vệ thiên nhiên, khi trời mưa nên tránh mưa…

– Trẻ tham gia các hoạt động hứng thú.

  1. CHUẨN BỊ

– Nhạc các bài hát: “Giọt mưa và em bé”, “Cho tôi đi làm mưa với”, “Mây trắng mây đen”

– Bài giảng theo nội dung chuyện

– Mũ, trang phục đóng kịch: ông mặt trời, mây, gió…

– Hình ảnh mây chơi trò chơi.

III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG

  1. Hoạt động 1:

– Chơi trò chơi: Trời mưa

– Mưa từ đâu đến?

– Cùng gọi chị mưa để hỏi xem nhé! Hát: “Hạt mưa và em bé”

  1. Hoạt động 2:

– Thế bây giờ các con đã biết mưa từ đâu đến chưa?

– Mời các con lắng nghe câu chuyện: “Cô mây”

– Cô kể lần 1.

+ Giờ thì các con đã biết mưa từ đâu đến chưa?

+ Cô kết luận: Mây được gió thổi đi gặp không khí lạnh ngưng tụ lại tạo thành nước rơi xuống đất tạo thành mưa.

– Lần 2 trẻ xem video trên máy

– Cô kể lần 3 + trích dẫn và xem hình ảnh.

* Đoạn 1: “Trên trời có một cô mây xinh đẹp … cho các em bé vui chơi”. – Trên trời có một cô mây rất xinh đẹp đấy các con, nhưng cô rất buồn vì mọi người đều bận rộn, chẳng có ai chơi với cô.

* Đoạn 2: “ May thay, cô gặp chị gió … Mưa ơi! Mưa ơi!”.

– Qua trò chuyện với chị gió, cô mây đã đồng ý đi làm mưa rồi đấy, mọi người, mọi vật đều mong chờ mưa đến.

* Đoạn 3: “Vừa lúc đó cơn lạnh ùa đến … trở thành mây”.

– Khi trời mưa xuống, cây cối thi nhau đâm chồi nảy lộc, con người và mọi vật đều thấy mát mẻ.

* Đàm thoại

– Cô vừa kể cho lớp mình nghe câu chuyện gì?

– Cô Mây như thế nào?

– Vì sao cô mây đi chơi có một mình?

– May thay, cô Mây gặp ai?

– Chị gió đã nói những gì với cô Mây?

– Sau khi nghe chị Gió nói thì cô Mây đã nói gì?

– Bạn nào thích làm chị Gió? Bạn nào thích làm cô Mây?

– Các bạn nhỏ đọc bài đồng dao gì để cầu mưa?

– Chúng ta cùng đi cầu mưa nào? (Cô và trẻ đọc vè)

– Cây, cối , cỏ, hoa háo hức đón chờ mưa như thế nào?

– Khi có mưa, các bạn nhỏ làm gì?

+ Giáo dục trẻ tìm chỗ trú an toàn khi trời mưa.

* Trò chơi:

– Giới thiệu với trẻ những hình ảnh tham gia trò chơi.

+ Trò chơi 1:Ai nhanh chân

– Yêu cầu: Trẻ lắng nghe nội dung bài hát, khi có tín hiệu của cô, các bạn sẽ nhanh chân chạy về đám mây phù hợp với thời tiết trong bài hát.

– Giáo dục trẻ ăn mặc phù hợp thời tiết, biết tìm chỗ trú mưa an toàn.

+ Trò chơi 2: Đóng kịch

– Trong câu chuyện có những nhân vật nào?

– Trẻ chọn mũ và nhận vai tham gia vở kịch.

– Trẻ đóng kịch theo nội dung câu chuyện

  1. Hoạt động kết thúc: Cô cùng trẻ hát bài “ Khúc ca bốn mùa”

 

 

Cảm nhận của Phụ huynh

Chị Nguyễn Thị Hoài Thu – Phụ huynh bé: Nguyễn Huỳnh Linh Đan – Lớp lớn

Con tôi rất nhút nhát, do công việc bận rộn gia đình cũng không có thời gian để tạo điều kiện cho bé thường xuyên tiếp xúc với môi trường bên ngoài nên bé ngại giao tiếp hơn. Do đó khoảng thời gian đầu cho bé đi học là quãng thời gian khó khăn cho cả bé và gia đình. Tôi đã từng khóc khi thấy bé đứng thút thít do không thuộc những động tác thể dục buổi sáng… Thời gian trôi thật mau, giờ bé đã nên người và tự tin hơn rất nhiều, bé lại có thể phát huy được năng khiếu múa hát. Tất cả là nhờ sự yêu thương, gần gũi của các cô đã làm cho bé tìm được niềm vui khi đến lớp.