Website Trường Mầm Non Đại Hiệp – Đại Lộc – Quảng Nam

GIÁO ÁN THAO GIẢNG CHỦ ĐỀ NHÁNH: BÉ VỚI LUẬT GIAO THÔNG Độ tuổi: 5 – 6 Tuổi;Giáo viên: Võ Thị Kim Hằng

GIÁO ÁN THAO GIẢNG
CHỦ ĐỀ NHÁNH: BÉ VỚI LUẬT GIAO THÔNG
Độ tuổi: 5 – 6 Tuổi
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
– Trẻ nhận biết 1 số quy đình về luật giao thông đường bộ đơn giản: ra ngoài đi bên phải, trên vỉa hè, đi theo tín hiệu đèn, không đùa nghịch, không thò đầu và tay ra ngoài, khi đi qua đường phải có người lớn dắt…
– Trẻ nhận biết và gọi đúng tên biển báo giao thông: biển báo cấm đi ngược chiều, biển báo trẻ em, biển báo giao nhau với đường sắt không có rào chắn, biển báo giao nhau với đường sắt có rào chắn…
2. Kỹ năng:
– Rèn cho trẻ kỹ năng nhận biết các loại biển báo, luật giao thông. Khả năng ghi nhớ chú ý
3. Giáo dục:
– Giáo dục trẻ chấp hành 1 số luật giao thông đơn giản, biết thực hiện 1 số qui định về luật giao thông phù hợp độ tuổi
II. Chuẩn bị:
1. Không gian: Trong lớp
2. Đồ dùng: Câu chuyện “ qua đường”, 2 bức tranh vẽ về đường phô, các chi
tiết để trẻ dán, 1 số loại biển báo cho trẻ
III. Tiến hành hoạt động:
1. Hoạt động mở đầu:
– Cho trẻ xem câu chuyện “ qua đường”
– Cô hỏi trẻ: Vì sao hai chị em thỏ lại xuýt gặp nguy hiểm? ( Vì khi qua đường không chú ý đèn giao thông)
+ Qua câu chuyện thì các con học tập được điều gì? ( hiểu được tín hiệu đèn giao thông)
+ Đèn xanh thì đi, đèn gì thì dừng lại?
Đúng rồi, các con còn nhỏ nên khi qua đường phái có người lớn dắt và phải chú ý nhìn tín hiệu đèn giao thông, đèn đỏ thì dừng lại đèn xanh mới được đi và đi qua đường các con phải đi bên phải lề đường để tránh nguy hiểm các con nhớ chưa
2. Hoạt động trọng tâm:
– Qua câu chuyện các con vừa xem, bằng suy nghĩ của mình các con hãy thi nhau xây ngã tư đường phố an toàn bằng cách các con hãy làm những bức tranh trong đó có người tham gia các phương tiện giao thông đường bộ.
– Cô giới thiệu cho trẻ chi tiết tranh rời và tranh nền
– Cho trẻ gắn tranh của các nhóm lên bảng, cho trẻ quan sát và nhận xét nội dung trong bức tranh ( trẻ phát hiện ra những hành vi đúng luật và sai luật giao thông, giải thích được tình huông giao thông đúng hoặc sai trong tranh gợi ý cho trẻ phát hiện có biển báo gì?
– Cô giải thích tình huống đúng sai qua các biển báo giao thông
– Hỏi trẻ: Biển báo này thường gặp ở đâu? Đặt biển báo đó để làm gì?
– Cô nhận xét tuyên dương trẻ
* Cô còn có thử thách tiếp theo dành cho lớp mình, trước khi đi vào phần thử thách cô thưởng cho các con 1 món quà, các con hãy chọn cho mình 1 biển báo mà các con thích. Khi cô đố hoặc miêu tả về nội dung biển báo nào thì các con đoán đúng tên của biển báo đó và gắn lên bảng.
+ Ba cạnh viền quanh
Thắm tươi màu đỏ
Nền vàng hiện rõ
Hai bé dắt nhau
Đó là biển báo gì? ( biển báo trẻ em)
– Cô hỏi biển báo này các con nhìn thấy ở đâu? Quy định của biển báo này là gì?
+ Tương tự với biển báo: giao nhau với đường sắt không có rào chăn, có rào chắn, cấm di ngược chiều
– Các con có nhận xét gì về các biển báo cô gắng trên bảng? ( có dạng hình tròn, hình tam giác…)
– Cô cho vài trẻ lên phân nhóm biển báo có hình dạng màu sắc giống nhau thành từng nhóm
+ Cô hỏi trẻ các nhóm biển báo này qui định gì?
* Biển báo tam giác là biển báo nguy hiểm nhắc nhở mọi người phải chú ý cẩn thận, còn biển báo hình tròn màu đỏ thường là biển báo cấm. Còn rất nhiều biển báo khác, nếu chưa rõ các con hãy hỏi người lớn để được chỉ dẫn nhe!
* Trò chơi 1: Ai nhanh nhất
– Cô chuẩn bị 1 số loại biển báo giao thông rời, các con hãy chọn hình đúng với biển báo để gắn đúng thành biển bảo giao thông hoàn chỉnh
* Trò chơi 2: Chọn hành vi đúng sai
– Cô có hình ảnh về hành vi đúng và hành vi sai, các con hãy chọn đúng theo yêu cầu của cô đội nào chọn được nhiều và đúng hành vi theo yêu cầu của cô thì đội đó thắng
* Trò chơi 3: Bánh xe ngộ nghĩnh
– Cách chơi: bánh xe ngộ nghĩnh chạy đến bạn nào thì bạn đó trả lời câu hỏi của cô đưa ra
– Cô đặt câu hỏi trẻ trả lời
* Kết thúc hoạt động:
– Hát vận động “ em đi qua ngã tư đường phố” đi ra ngoài

Cảm nhận của Phụ huynh

Chị Nguyễn Thị Hoài Thu – Phụ huynh bé: Nguyễn Huỳnh Linh Đan – Lớp lớn

Con tôi rất nhút nhát, do công việc bận rộn gia đình cũng không có thời gian để tạo điều kiện cho bé thường xuyên tiếp xúc với môi trường bên ngoài nên bé ngại giao tiếp hơn. Do đó khoảng thời gian đầu cho bé đi học là quãng thời gian khó khăn cho cả bé và gia đình. Tôi đã từng khóc khi thấy bé đứng thút thít do không thuộc những động tác thể dục buổi sáng… Thời gian trôi thật mau, giờ bé đã nên người và tự tin hơn rất nhiều, bé lại có thể phát huy được năng khiếu múa hát. Tất cả là nhờ sự yêu thương, gần gũi của các cô đã làm cho bé tìm được niềm vui khi đến lớp.