Website Trường Mầm Non Đại Hiệp – Đại Lộc – Quảng Nam

Giáo án thao giảng tổ Chủ đề: động vật Hoạt động: Khám phá khoa học Đề tài: Chú thỏ dể thương Độ tuổi 4-5 tuổi;Giáo viên: Huỳnh Thị Hằng

Giáo án thao giảng tổ
Chủ đề: động vật
Hoạt động: Khám phá khoa học
Đề tài: Chú thỏ dể thương
Độ tuổi 4-5 tuổi
I. Mục đích yêu cầu:
1. kiến thức:
– Trẻ biết đặc điểm các bộ phận của thỏ: Đầu, mình, chân, đuôi…
– Biết được nơi sống và thức ăn của thỏ.
– Trẻ biết được ích lợi của thỏ.
2. Kỹ năng:
– Rèn tính nhanh nhẹn của trẻ
– Trẻ biết phán đoán, tư duy trả lời câu hỏi rõ ràng, mạch lạc.
3. Giáo dục:
– Giáo dục trẻ biết yêu thích, chăm sóc, bảo vệ thỏ.
II. Chuẩn bị:
– Giáo án điện tử
– Bài hát về thỏ
– Con thỏ thật, thức ăn cho thỏ
– Con thỏ bông
– Hình ảnh về một số con thỏ
– Các bộ phận con thỏ cắt rời
III. Tiến hành hoạt động:
* Hoạt động mở đầu:
– Cô và trẻ cùng chơi con thỏ:
Con thỏ con thỏ
Vẩy tai vẩy tai
Con thỏ vươn vai
Thỏ nhảy vào chuồng
– Các con vừa làm con gì?
– Cô có một số hình ảnh về các con thỏ các con cùng chú ý xem nào!
* Hoạt động nhận thức:
– Các con thấy những chú thỏ như thế nào? Thỏ là con vật hiền lành hay hung dữ? (Trẻ trả lời)
– Các con ơi có bạn gì đến thăm lớp chúng mình
– Cô cho thỏ xuất hiện, cho trẻ gọi tên con thỏ vài lần
– Cô đố các con thỏ muốn điều gì?
– Thỏ muốn cô cháu mình cùng biết thêm về thỏ như thỏ có đặc điểm gì? sinh
sản ra làm sao? Thỏ ăn gì? thỏ có ích lợi gì?
– Muốn biết các con phải quan sát, tìm hiểu, cô mời các con về chổ của mình nào!
* Cung cấp kiến thức:
– Chỉ cho cô biết đâu là đầu thỏ? (mời 1 trẻ lên chỉ) cả lớp đọc đầu thỏ vài lần.
+ Đầu thỏ có gì? (Trẻ trả lời)
+ Mắt thỏ thế nào?
+ Tai thỏ thế nào?
– Đây là phần mình của thỏ, mình thỏ dài
– Cô chỉ vào đuôi thỏ hỏi cái gì đây?
+ Đuôi thỏ thế nào?
– Cô cho trẻ sờ lông con thỏ và hỏi
+ Lông thỏ như thế nào?
+ Thỏ có mấy chân?
– Cô đưa chân lên cho trẻ xem và hỏi trẻ
+ Chân trước và chân sau của thỏ có gì khác nhau? (Hai chân sau thỏ dài nên
thỏ chạy rất nhanh và nhảy rất xa)
+ Thỏ sống ở đâu? ( Trẻ trả lời)
+ Thỏ có ích lợi gì?
– Cô lấy thức ăn cho thỏ ăn
+ Thỏ ăn gì các con?
– Bây giờ cô cháu mình làm những chú thỏ đi tắm nắng nào!( Cho trẻ đội mũ thỏ vận động bài: “Trời nắng- trời mưa”
* Trò chơi 1: “Thỏ nhanh trí”
– Các con giỏi lắm, bây giờ cô cháu ta cùng chơi trò chơi: “Thỏ nhanh trí”
– Cách chơi: Cô mở nhạc các con vừa hát vừa chuyền con thỏ cho bạn đứng bên cạnh mình, khi nhạc dừng, con thỏ trong tay bạn nào thì bạn đó sẽ trả lời câu hỏi của cô, bạn nào trả lời đúng thì được cô và các bạn khen , bạn nào trả lời chưa đúng thì bước vào trong và nhảy lò cò 1 vòng .
Câu hỏi dự kiến:
+ Lông Thỏ như thế nào?
+ Mắt Thỏ như thế nào?
+ Tai Thỏ như thế nào?
+ Đuôi Thỏ thế nào?
+ Thỏ có mấy chân?
+ Chân trước và chân sau của thỏ có gì khác nhau?
+ Thỏ thích ăn gì?
+ Thỏ đẻ gì?
+ Thỏ có lợi ích gì?
+ Thỏ có những bộ phận nào?
* Trò chơi 2: “Ai thông minh hơn”
– Các con rất giỏi, trò chơi tiếp theo cô sẽ dành cho các con đó là trò chơi: “Ai thông minh hơn”
– Cô có rất nhiều bộ phận cuả con vật các con hãy lên chọn bộ phận của con thỏ theo yêu cầu của cô rồi dán hình chú thỏ lên tường theo kí hiệu của mình.
– Cô quan sát trẻ chơi, nhận xét tuyên dương trẻ
* Giáo dục:? Thỏ là con vật như thế nào? Để thỏ mau lớn các con phải làm gì? Thỏ là con vật hiền lành, dể thương, thỏ đẻ con và nuôi con các con cho thỏ ăn nhiều phải yêu quý, chăm sóc, bảo vệ thỏ nhé.
* Hoạt động kết thúc: Cho trẻ hát vận động bài: “Chú thỏ con”.

Cảm nhận của Phụ huynh

Anh Võ Thành Hưng – Phụ huynh bé: Võ Gia Huy – Lớp nhỡ

ôi chưa từng thấy một ngôi trường mầm non nào có sân chơi rộng rãi – sạch sẽ – thoáng mát và nhiều trò chơi bổ ích như ngôi trường mầm non này ! Thật là bất ngờ thú vị , nó giống như một công viên thiếu nhi thực thụ ! Hàng ngày mỗi buổi sáng , tôi đều cùng bé Gia Huy chơi đùa dưới sân trước giờ học, bé rất thích thú và học hỏi được nhiều điều mới lạ. Và từ một đứa bé rụt rè nhút nhát, đến nay, sau hơn 4 tháng học tập vui chơi ở đây, bé đã được phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần lên rất nhiều !